Các Giai Đoạn Niềng Răng Khểnh Đúng Tiêu Chuẩn

- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn
Để có được hàm răng đẹp như ý muốn với nụ cười tự tin, bạn cần thực hiện đúng quy trình các giai đoạn niềng răng khểnh với thời gian từ 1 – 3 năm. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào?
Các giai đoạn niềng răng khểnh tiêu chuẩn
Quá trình niềng răng khểnh cũng tương tự như khi niềng răng hô, răng móm. Cụ thể các giai đoạn niềng răng khểnh bao gồm:
Bước 1: Thăm khám xác định tình trạng răng
Trước khi niềng răng hoặc thực hiện bất cứ phương pháp thẩm mỹ nha khoa nào, bất cứ ai cũng cần được thăm khám để xác định tình trạng răng miệng cụ thể. Đây là việc bắt buộc để bác sĩ nắm bắt được tình trạng răng khểnh của bạn nhẹ hay nghiêm trọng. Khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ khám lâm sàng, kiểm tra bằng mắt thường và chụp X Quang để xác định tình trạng xương răng.
- Nếu bạn đang gặp phải bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, răng số 8 mọc lệch… thì bắt buộc phải điều trị khỏi trước khi niềng răng. Thời gian điều trị bệnh răng miệng thường kéo dài từ 2 – 4 tuần, sau đó bạn sẽ chính thức bước vào quy trình niềng răng khểnh.
- Với tình trạng răng khểnh nhẹ, răng khểnh do răng, niềng răng không mắc cài có thể mang lại hiệu quả tích cực.
- Với tình trạng răng khểnh nhiều, xuất phát từ xương hàm niềng răng mắc cài mang lại hiệu quả cao nhất.
Từ hình ảnh trên phim chụp Xquang và quá trình thăm khám cụ thể, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị với quy trình niềng răng phù hợp nhất với tình trạng của bạn. Bạn cũng sẽ được tư vấn về phương pháp niềng răng phù hợp, lựa chọn loại mắc cài hoặc khay niềng. Bước đầu tiên trong quy trình niềng răng sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng răng cụ thể của mình, nắm bắt được mình sẽ cần trải qua những giai đoạn như thế nào để có được hàm răng đều và đẹp.
TÌM HIỂU: Các Loại Niềng Răng Phổ Biến Và Hiệu Quả Hiện Nay.

Bước 2: Vệ sinh răng, lấy cao răng
Sau khi thăm khám, bạn sẽ được vệ sinh răng bằng kỹ thuật cạo vôi răng. Kỹ thuật này vừa làm sạch bề mặt răng, các kẽ răng vừa xử lý được bề mặt các răng bị tổn thương do vi khuẩn gây sâu răng, răng nứt vỡ. Đồng thời việc cạo vôi răng cũng sẽ giúp hạn chế vi khuẩn tấn công răng trong giai đoạn niềng răng.

Bước 3: Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài
Tiếp đó, bạn sẽ được lấy dấu hàm răng trên phôi thạch cao. Bước này rất quan trọng, là cơ sở để thiết kế mắc cài, khuôn hàm phù hợp với bạn. Khay niềng hoặc mắc cài sẽ được điều chỉnh độ rộng – hẹp theo từng giai đoạn phù hợp với sự dịch chuyển răng của bạn. Hiện nay hầu hết các phòng khám nha khoa uy tín đều có phòng lab thiết kế mô hình mắc cài 3D trực quan nhất để dễ dàng điều chỉnh trên thực tế.
Bước 4: Gắn mắc cài
Các khí cụ chỉnh nha như: dây cung, mắc cài… sẽ được bác sĩ gắn lên hàm răng của bạn. Giai đoạn này bạn phải làm quen với việc đeo mắc cài 24/24 cùng những vấn đề có thể xảy ra khiến việc ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt của bạn gặp khó khăn như:
- Dây cung, mắc cài cọ vào má trong gây xước, sưng đau
- Nhiệt miệng, nóng trong khó ăn uống
- Mắc cài gây cộm trong miệng, khiến bạn khó chịu
- Đau nhức nhiều về đêm do chưa quen với sự dịch chuyển của răng
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên vệ sinh răng thường xuyên, ngậm nước muối ấm. Sáp nha khoa sẽ giúp bạn đáng kể để giảm sự cọ xát giữa mắc cài, dây cung với má trong. Để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, bác sĩ cũng có thể chỉ định việc nhổ răng trong giai đoạn này. Bạn có thể cần nhổ răng khôn hoặc răng trong hàm tuỳ theo lộ trình điều trị.
GIẢI ĐÁP: Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không?

Bước 5: Đặt thun tách kẽ răng
Thun tách kẽ răng là các vòng nhỏ bằng sắt cứng, được đặt vào giữa 2 răng để tạo khoảng cách đưa khâu và ben back vào hàm răng. Thực tế kỹ thuật này có thể là bước thứ 4 trong các giai đoạn niềng răng khểnh hoặc có thể thực hiện ngay sau khi gắn mắc cài. Kỹ thuật đặt thun tách kẽ thường chỉ mất vài phút nhưng bạn cần đeo duy trì ít nhất 5 – 7 ngày để răng dịch chuyển đúng kế hoạch. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhiều do răng dịch chuyển để tạo khoảng cách.
Hiện nay có 2 cách đặt thun tách kẽ chính được thực hiện như sau:
- Cách 1: Nha sĩ dùng chỉ nha khoa để luồn thun vào kẽ răng của bạn. Vừa luồn thun, nha sĩ vừa kéo chỉ nha khoa cho đến khi đảm bảo thun nằm giữa 2 răng.
- Cách 2: Nha sĩ dùng kìm kẹp 2 đầu thun rồi tách ra để kéo giãn thun về phía 2 hàm. Khi thun mỏng hơn thì nhanh chóng luồn vào kẽ 2 răng.
XEM NGAY: Thun Niềng Răng – Lưu Ý Khi Sử Dụng.
Bước 6: Gắn vít định hình mắc cài
Vít định vị trong nha khoa được gọi là minivis. Gắn minivis là khâu quan trọng trong quá trình niềng răng khểnh nhằm rút ngắn thời gian niềng răng và mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt hơn. Theo tính toán của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này thì việc gắn vít sẽ giúp bạn rút ngắn 30% thời gian niềng răng. Thực tế, hầu hết các ca chỉnh nha không chỉ niềng răng khểnh đều cần thực hiện bước này.
Vị trí gắn vít tuỳ thuộc vào tính toán của bác sĩ dựa trên sự dịch chuyển thực tế của hàm răng. Vít sẽ nằm trên khung hàm cho tới khi bạn được tháo niềng. Trong thời gian đầu mới gắn vít, bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng thật kỹ để phòng tránh tình trạng viêm nướu, sưng đau và viêm vị trí gắn vít.

Bước 7: Tái khám định kỳ
Trong suốt quá trình niềng răng khểnh, bạn cần tuân thủ đúng lịch tái khám mà bác sĩ đưa ra. Thời gian đầu sau khi thực hiện xong các giai đoạn niềng răng cơ bản về mặt kỹ thuật thì lịch tái khám khá dày, có thể là 1 – 2 tuần/lần.
Giai đoạn này rất quan trọng, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng cụ thể của bạn để thực hiện kéo dây cung điều chỉnh độ dịch chuyển của hàm răng. Sau đó, khi tình trạng dịch chuyển của răng đã tốt hơn thì lịch tái khám có thể giãn ra, thưa hơn, khoảng 1 tháng, 2 tháng/lần. Bạn cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ nhận biết chính xác tình trạng hàm răng hiện tại của bạn và kịp thời can thiệp khi cần thiết.
THAM KHẢO: Các Loại Dây Cung Trong Niềng Răng – Lựa Chọn Loại Nào Phù Hợp?
Bước 8: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi hàm răng đã dịch chuyển về đúng vị trí khớp cắn chuẩn, đạt hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn thì bạn sẽ được tháo mắc cài. Tuy nhiên, quá trình niềng răng khểnh vẫn chưa kết thúc mà bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất 1 năm sau đó. Hàm duy trì được làm bằng nhựa cứng để giữ cho răng ở đúng vị trí sau khi tháo niềng.
XEM NGAY: Niềng Răng Đeo Hàm Duy Trì Bao Lâu Thì Hiệu Quả?

Lưu ý cần biết khi thực hiện niềng răng khểnh
Các giai đoạn niềng răng khểnh do bác sĩ chỉ định với tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Vậy nên, tuân thủ chỉ định của bác sĩ là điều đầu tiên bạn cần lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện phương pháp chỉnh nha này. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất:
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận, tỉ mỉ trong suốt quá trình niềng răng khểnh.
- Cẩn thận khi tham gia các hoạt động có thể gây tác động tới sức khỏe răng miệng.
- Thường xuyên sử dụng sáp nha khoa để bảo vệ nướu và má trong của bạn khỏi bị trầy xước bởi khung niềng.
- Cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là nếu bạn niềng răng gắn mắc cài sứ. Bạn không nên ăn các thực phẩm có khả năng để lại màu trên mắc cài.
Trên đây là chi tiết các giai đoạn niềng răng khểnh. Mỗi người nên có kế hoạch thăm khám nha khoa và lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất.
ĐỌC THÊM:
- Răng Khểnh Có Niềng Được Không? Hiệu Quả Như Thế Nào?
- Niềng Răng Giữ Lại Răng Khểnh Có Được Không?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!