Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Nhanh
Hiện nay có rất nhiều trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng, nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc răng miệng chưa tốt. Ngoài ra, cũng không thể loại trừ nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng hoặc các bệnh lý khác. Vì vậy nếu thấy trẻ bị sưng nướu và chảy máu chân răng, phụ huynh nên nhanh chóng tìm cách điều trị. Sau đây là các thông tin liên quan giúp cha mẹ sớm nhận ra biểu hiện của bệnh và có phương án giải quyết kịp thời.
Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng là gì? Triệu trứng điển hình
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sưng lợi, viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng,… Nhiều bậc phụ huynh ít khi để ý và hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách, chỉ khi có các triệu chứng khó chịu mới tìm cách chăm sóc và điều trị. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.
- Trẻ bị sưng lợi có mủ
Ở giai đoạn đầu, các bé vẫn bình thường mà chưa có bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Tất cả dấu hiệu đều ở mức vừa và nhẹ nên bố mẹ cần phải để ý kỹ mới thấy được các hiện tượng như: Lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ, chảy máu chân răng khi trẻ đánh răng…. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do vi khuẩn sản sinh độc tố, khiến cho lợi nhạy cảm hơn, dễ chảy máu.
- Trẻ bị viêm lợi và sốt
Đây là những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy ở trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng. Bé sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống hoặc ăn không ngon do cơn đau diễn ra âm ỉ. Nướu của trẻ sưng to hơn, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm, quan sát bằng mắt thường có thể thấy rõ được điều này.

Ở một số trường hợp khác, trẻ còn xuất hiện thêm các dấu hiệu như: Hiện tượng lở, loét nướu, lưỡi và miệng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng thêm khiến trẻ thấy khó chịu, cáu gắt, sốt, mệt mỏi, xuất hiện hạch ở vị trí đau.
Trẻ bị viêm lợi có hiện tượng chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa do đau buốt ở lợi, có thể xuất hiện hôi miệng nếu chỗ viêm đó mưng mủ. Điều này sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng lợi chảy máu chân răng
Sau đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng, giải quyết được các nguyên nhân này sẽ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Chăm sóc răng miệng chưa tốt
Trẻ em thường lười đánh răng, có nhiều trẻ cũng không biết đánh răng và vệ sinh răng miệng đúng cách. Về lâu dài sẽ khiến thức ăn dư thừa tích đọng trong kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn và phát triển gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Đặc biệt, trẻ rất thích ăn ngọt và thường ăn kể cả sau khi đã đánh răng. Vì vậy tình trạng trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng càng diễn ra thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, đánh răng quá mạnh, sai kỹ thuật có thể làm lợi tổn thương. Việc dùng bàn chải đánh răng có lông chải cứng cũng gây trầy xước và chảy máu nướu. Nếu thấy trẻ bị chảy máu chân răng sau khi đánh răng thì cha mẹ nên kiểm tra lại bàn chải và cách đánh răng của trẻ. Để hạn chế tình trạng này, phụ huynh nên mua bàn chải mềm loại dành riêng cho trẻ em và hướng dẫn trẻ chải đúng cách.
Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng hoặc thiếu hụt dưỡng chất là nguyên nhân khiến răng lợi không thể phát triển khỏe mạnh. Cụ thể như sau:
Xem thêm: Sưng Nướu Răng Có Mủ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

- Thiếu hụt vitamin C khiến cơ thể không thể tổng hợp collagen qua quá trình chuyển hóa prolin và lysin, nướu không được nuôi dưỡng khỏe mạnh.
- Thiếu vitamin K, vitamin B2 và kẽm dẫn đến viêm lợi, gây chảy máu chân răng.
- Ăn nhiều thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường, khiến răng bị sâu gây viêm lợi ở trẻ em và chảy máu chân răng.
- Ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá dai, gây sức ép lên răng lợi, trong quá trình nhai vô tình tác động gây tổn thương và chảy máu.
Do các bệnh lý răng miệng
Nếu trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng do bệnh lý thì cần có phương pháp điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Các bệnh lý răng miệng dưới đây thường có triệu chứng sưng lợi và chảy máu chân răng, phụ huynh nên chú ý:
Tìm hiểu thêm: Sưng Nướu Răng Và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

- Viêm loét niêm mạc lưỡi miệng: Do cơ thể bị nóng trong, kết hợp với vệ sinh răng miệng không sạch và ăn nhiều thức ăn cay nóng gây nhiệt miệng. Lúc này vi khuẩn tấn công dễ gây sưng lợi, chảy máu chân răng, viêm nướu răng ở trẻ em. Có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách ăn những thức ăn mát và hạn chế đồ cay nóng.
- Viêm lợi do mọc răng: Trẻ thường bị viêm sưng lợi cùng khi chân răng nhú lên, đi kèm với đó là tình trạng sốt kéo dài gây khó chịu cho trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ ăn đồ ăn giải nhiệt và chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Viêm lợi, chảy máu chân răng có mủ: Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn tích tụ trong nướu và các ổ mủ gây đau nhức. Tình trạng này cũng thường gặp ở trẻ giai đoạn mọc răng. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy chân răng có mủ, cần đưa trẻ đi khám nha khoa và điều trị sớm để tránh biến chứng.
Tác hại của việc trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng
Viêm lợi không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn nghĩ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều tác ảnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:
- Khiến trẻ cảm thấy đau đớn.
- Gây chán ăn, bỏ ăn, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
- Nếu trẻ đang còn răng sữa thì có thể khiến răng sữa bị gãy rụng sớm, khiến răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch sau khi thay.
- Trong trường hợp trẻ đã mọc răng vĩnh viễn thì có thể sẽ bị mất răng và không mọc lại nữa.
- Sưng lợi chảy máu ở mức độ viêm lợi nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tụt lợi, viêm xương chân răng, tiêu xương hàm,…
Phương pháp điều trị hiệu quả
Chỉ cần điều trị kịp thời, tình trạng sưng lợi và chảy máu chân răng ở trẻ sẽ nhanh chóng được giải quyết hoàn toàn. Phụ huynh có thể tham khảo các biện pháp trị viêm lợi chảy máu chân răng cho trẻ như sau:
Bài đọc thêm: Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không? Điều Trị Như Thế Nào?

- Đưa trẻ đi lấy cao răng: Nếu trẻ đã mọc đủ răng vĩnh viễn thì nên duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Loại bỏ các mảng bám cứng quanh chân răng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và chảy máu chân răng hiệu quả.
- Bổ sung vitamin C và các vitamin nhóm B vào chế độ ăn: Các loại vitamin này giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, đẩy nhanh quá trình phục hồi nướu, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nếu tình trạng sưng lợi và chảy máu chân răng chưa được điều trị triệt để thì cha mẹ không nên để trẻ đánh răng. Nguyên nhân là do lông bàn chải dễ làm tổn thương nướu, gây chảy máu nặng hơn. Thay vào đó, hãy cho trẻ dùng nước súc miệng hoặc lấy gạc ngấm dung dịch NaCl vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Sử dụng thuốc kê toa: Thuốc Tây y giúp điều trị nhanh chóng, nhưng trước khi dùng phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Quá trình sử dụng thuốc của trẻ cần có sự hướng dẫn và giám sát của phụ huynh. Sử dụng đúng liều lượng và phương pháp giúp cải thiện hiệu quả sức khỏe răng miệng của trẻ.
Địa chỉ điều trị uy tín
Điều trị sưng lợi chảy máu chân răng khá đơn giản nhưng nếu thực hiện sai cách có thể gây viêm nhiễm và biến chứng. Phụ huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để điều trị hiệu quả và chuẩn xác nhất.
- Trung tâm Nha Khoa Trẻ em ViDental Kid trực thuộc ViDental đặt tại số 30 đường Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 0987933309.
- Khoa Răng Hàm Mặt trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM ở số 263-265 Trần Hưng Đạo, thuộc phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương thành phố Hồ Chí Minh đặt tại số 201A Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 12, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Lưu ý khi trẻ bị viêm sưng lợi và chảy máu chân răng
Tình trạng sưng lợi và chảy máu ở trẻ đa phần không nguy hiểm, nhưng vẫn cần theo dõi và điều trị đúng cách. Trong quá trình đó, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

- Hãy đưa trẻ đi khám nếu triệu chứng viêm sưng và chảy máu khiến trẻ biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.
- Không nên chủ quan, vì chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của sâu răng, tụt nướu, viêm nha chu, nếu không điều trị kịp thời có thể làm mất răng vĩnh viễn.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế các tổn thương trong quá trình đánh răng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối dưỡng chất, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, các chất kích thích gây đau rát lợi, nướu răng của trẻ.
- Nên tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng, hạn chế hình thành mảng bám ẩn chức vi khuẩn.
- Lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa flo và các chất làm chắc răng, có lợi cho răng và nướu.
- Đưa trẻ đi khám răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng. Cha mẹ nên chú ý nhiều hơn, hướng dẫn trẻ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế tình trạng này. Nếu bệnh có dấu hiệu tiến triển bất lợi, hãy đưa trẻ đến các cơ sở Nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!