Áp Xe Răng Khôn Và Những Tác Hại Khôn Lường Không Ngờ Đến
Áp xe răng khôn là bệnh lý nha khoa khá nguy hiểm mà nhiều người không ngờ đến khi mắc phải. Vậy mọc răng khôn bị áp xe là như thế nào và làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về áp xe răng khôn trong bài viết dưới đây:
Áp xe răng khôn là gì? Nguyên nhân?
Áp xe tại răng khôn là tình trạng răng bị sâu vỡ do chấn thương bên ngoài hay nhiễm trùng do vệ sinh răng không cẩn thận, khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây sưng viêm và áp xe răng.
Mọc răng khôn bị áp xe có thể được phát hiện nhờ vào những triệu chứng như: hôi miệng, sưng đau vị trí răng 8, sốt cao, sưng vùng amidan và hàm hoặc đau đớn khi ăn nhai.
Nguyên nhân khiến cho răng khôn rất dễ bị áp xe là bởi đây là răng vĩnh viễn mọc cuối cùng trên cung hàm. Chính vì vậy không gian dành cho răng 8 không có nhiều, răng này thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm hay mọc chèn răng số 7.
Mặt khác do nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên việc vệ sinh răng khôn cũng trở nên khó khăn hơn. Đây là những lý do khiến cho răng 8 dễ bị sâu vỡ, khiến cho vi khuẩn len lỏi vào gây viêm và áp xe răng.
Ngoài ra áp xe răng còn do bệnh nhân bị chấn thương ngoại gây vỡ răng, làm tổn thương đến tủy răng. Một lý do khác là vì bệnh nhân không lấy cao răng định kỳ, dẫn đến mảng bám quanh thân răng ngày càng nhiều, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây áp xe răng.
Tình trạng này còn kéo theo nhiều tác hại cho răng khác như sâu vỡ răng 7, viêm lợi, viêm nha chu tại khu vực bị áp xe.

Áp xe răng khôn có nguy hiểm gì không?
Trên thực tế với sự phát triển của y khoa, nếu được điều trị đúng cách thì mọc răng khôn bị áp xe sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Tuy nhiên bệnh nhân khi mắc phải tình trạng này rất chủ quan, không tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị, dẫn đến tình trạng áp xe ngày càng trầm trọng và gây một số biến chứng như:
- Răng bị sưng gây nên những tình trạng sốt, nếu không có phương án giải quyết sẽ dễ thành sốt co giật, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Áp xe răng có thể gây sưng hàm, mọc hạch ở cổ, mỗi khi ăn nhai đều cảm thấy đau nhức, thậm chí là nuốt nước bọt cũng khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau.
- Tình trạng áp xe tại răng khôn có thể lây nhiễm vi khuẩn sang các răng khỏe mạnh khác, sang vùng hàm, thậm chí là đầu và cổ, khiến cho bệnh nhân dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương hàm vô cùng nguy hiểm.
- Túi áp khi vỡ sẽ dễ chảy mủ vào trong khoang miệng mang theo cả vi khuẩn vào máu, gây biến chứng nhiễm trùng não nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Túi áp trong răng cũng khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu, vệ sinh khó khăn hơn dẫn đến xuất hiện nhiều túi áp gây cản trở điều trị. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng, túi áp xe còn tạo một lỗ nhỏ qua da của bạn, nếu nhìn qua chỉ giống một chiếc mụn. Mủ áp xe kèm theo vi khuẩn sẽ từ đó chảy ra ngoài.
Áp xe răng khôn ngoài việc gây đau đớn còn kéo theo rất nhiều tác hại cho bệnh nhân
Làm gì để điều trị áp xe răng khôn?
Áp xe răng đem đến rất nhiều đau nhức và biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Chính vì vậy ngay từ khi phát hiện vấn đề áp xe khi mọc răng 8, bạn nên có biện pháp xử lý ngay những chiếc răng khôn này dựa trên tình trạng của chúng:
Trường hợp mọc răng khôn bị áp xe ở mức độ nhẹ
Trong trường hợp răng số 8 mọc thẳng, đúng vị trí, không chèn ép những chiếc răng bên cạnh, và tình trạng áp xe của răng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn để hạ sốt, chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc súc miệng bằng nước muối cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau và sát khuẩn vị trí bị viêm của bạn.
Nếu như bạn không muốn nhổ bỏ răng khôn thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm một tiểu phẫu để cắt bỏ phần lợi thừa xung quanh răng. Việc để lộ toàn bộ bề mặt răng sẽ thuận tiện cho ăn nhai của bạn sau này.
Tuy nhiên, việc không nhổ bỏ răng 8 đồng nghĩa với việc bạn phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật cẩn thận để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý về răng khác.
Xem thêm: Áp xe nướu răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Trường hợp mọc răng khôn bị áp xe ở mức độ nặng
Trong trường hợp răng 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc không thẳng hàng gây nên áp xe răng nặng, bạn cần phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn ngay để tình trạng áp xe không bị nghiêm trọng hơn và không lây lan vi khuẩn cho những vị trí khác.
Nếu bạn bị ít đau nhức, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ túi áp, vệ sinh răng và nhổ bỏ luôn răng 8.
Nếu như tình trạng áp xe gây cho bạn nhiều đau nhức kèm theo sốt cao, bạn chưa thể nhổ răng ngay được. Lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để làm giảm tình trạng sưng viêm trước, sau khoảng 2 – 3 ngày nếu răng đã bớt sưng bác sĩ mới tiến thành nhổ bỏ răng khôn và khâu vết thương lại cho bạn.
Đa phần bệnh nhân khi nghe đến nhổ răng khôn đều cảm thấy vô cùng hoang mang và lo sợ. Tuy nhiên, với những tiến bộ về y khoa như hiện nay, việc nhổ răng khôn đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ngoài ra bạn hãy lựa chọn một nha khoa thật uy tín để có thể an tâm nhổ răng khôn.
Những lưu ý để phòng tránh áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng tránh mọc răng khôn bị áp xe:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Cách phòng tránh tình trạng áp xe răng tốt nhất là giữ gìn vệ sinh răng miệng thật cẩn thận. Mỗi ngày bạn nên đánh răng và súc miệng ít nhất 2 lần vào sáng và tối. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng hay nước muối sinh lý để làm sạch những mảng bám trên răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Bạn hãy tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đảm bảo làm sạch thức ăn còn trong kẽ răng gây sâu răng. Việc dùng chỉ nha khoa cũng ít gây tổn hại cho răng hơn là dùng tăm.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: việc bạn ăn uống như thế nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin và hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ có ga hay thuốc lá.
- Tập thói quen khám răng định kỳ: Trung bình từ 3 – 6 tháng bạn cần đến nha khoa để kiểm tra răng định kỳ một lần. Điều này giúp cho bác sĩ có thể sớm phát hiện các ổ sâu vỡ trên răng của bạn và có phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng để lâu thành áp xe răng.
- Chủ động khám chữa bệnh sớm: Đừng đợi đến khi răng bị đau rồi mới đi chữa trị, ngay khi có những dấu hiệu không tốt về răng, bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay. Điều này vừa giúp bác sĩ có thể dễ dàng điều trị cho bạn, vừa tránh cho tình trạng răng trở nên nặng hơn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khám răng định kỳ là cách phát hiện và phòng tránh tình trạng áp xe răng khôn
Trên đây là những thông tin cơ bản về áp xe răng khôn. Đây là một bệnh lý nha khoa không hề đơn giản và ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, để không xảy ra những tác hại đáng tiếc, bạn cần đến ngay nha khoa để được chữa trị nếu nghi ngờ mình bị áp xe răng khôn.
Được đề xuất:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!