Nhổ Răng Sữa Cho Bé: Độ Tuổi Phù Hợp, Hướng Dẫn Nhổ Không Đau

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn

Nhổ răng sữa cho bé là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của con trẻ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành nhổ tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới phụ huynh bí quyết nhổ răng sữa để con trẻ có một hàm răng khỏe mạnh sau này.

Vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ

Răng sữa thường xuất hiện từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, bao gồm 20 chiếc (10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới). Trái với suy nghĩ của nhiều phụ huynh về tầm quan trọng của răng sữa và phương pháp nhổ răng thường không được coi trọng, trên thực tế chúng đóng vai trò tương tự như răng vĩnh viễn.

Vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ
Vai trò của răng sữa đối với sự phát triển của trẻ

Theo các nha sĩ, sự phát triển của nhóm răng sữa ngược lại còn rất có lợi đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của trẻ trong những năm đầu phát triển. Đồng thời đây chính là yếu tố giúp hình thành nên hàm răng khỏe đẹp cho con. Có thể làm rõ ý nghĩa của răng sữa thông qua 4 lợi ích như sau:

  • Răng sữa trong lúc những năm tháng đầu đời giúp trẻ nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Chính vì vậy, chúng thường xuất hiện vào thời điểm sau 6 tháng tuổi, khi đó trẻ bắt đầu ăn dặm
  • Giúp trẻ phát âm đúng, không bị tật nói ngọng. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tật nói ngọng khi nhổ răng sữa quá sớm.
  • Răng sữa có vai trò hỗ trợ sự phát triển của xương hàm. Bé có thể cắn và nhai thức ăn bằng răng sữa, từ đó làm cho các cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Răng sữa đóng vai trò là tiền đề giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Chính vì vậy, trường hợp răng sữa bị sâu hỏng buộc phải nhổ bỏ khi chưa đến tuổi thay răng thì có thể dẫn tới tình trạng răng mọc chậm, mọc không đồng đều, gây lệch lạc khớp cắn sau này.

Quan tâm đến quá trình thay răng sữa của con và cố gắng nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm theo quy luật không chỉ có ảnh hưởng tới sức khỏe hàm răng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển cả cơ thể.

Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ?

Nếu không phải do sâu răng, tổn thương ngoại lực, cha mẹ nên để việc nhổ răng sữa cho bé diễn đúng thời điểm. Thông thường, quá trình rụng răng kéo dài từ năm 5 tuổi tới năm 12 tuổi, cụ thể như sau:

  • Hai răng cửa giữa hàm trên và dưới: khoảng 5 – 7 tuổi
  • Hai răng cửa bên cạnh hàm trên và dưới: khoảng từ 7 – 8 tuổi
  • Hai răng nanh hàm trên và dưới: khoảng từ 9-12 tuổi
  • Hai răng hàm đầu tiên hàm trên và dưới: khoảng 9-11 tuổi
  • Hai răng hàm thứ 2 của hàm trên và dưới: khoảng từ 10-12 tuổi

Cha mẹ nên chủ động tìm hiểu và nắm vững những quy luật trên để tránh nhổ răng sữa quá sớm.

Đối với những trẻ lớn hơn 18 tháng tuổi, bố mẹ nên cho đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc này sẽ giúp theo dõi được quá trình phát triển hàm, tình trạng răng sữa của bé, kịp thời nhận diện và khắc phục những vấn đề nha khoa như sâu răng, hôi miệng hoặc viêm nướu.

ĐỌC THÊM: Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Chi Tiết Mới Nhất 2023

Quá trình rụng răng kéo dài từ năm 5 tuổi tới năm 12 tuổi
Quá trình rụng răng kéo dài từ năm 5 tuổi tới năm 12 tuổi

Nhổ răng sữa sớm có nguy hiểm không?

Trên thực tế, cha mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng phát hiện những dấu hiệu cần nhổ răng sữa ở trẻ thông qua các triệu chứng như:

  • Răng sữa có dấu hiệu lung lay khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng, chúng sẽ tự rụng hoặc lung lay lâu không rụng, cần sự can thiệp của các biện pháp nha khoa.
  • Phát hiện thấy răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên mà răng sữa bên trên vẫn chưa rụng.
  • Răng sữa bị sâu mẻ, có nốt đen và mùi hôi miệng.
  • Một số trường hợp trẻ có răng sữa bị viêm, nhiễm trùng, thậm chí bị hư tủy lâu ngày lây lan sang các răng bên cạnh.
  • Răng sữa bị viêm cement cấp, tụt nướu hoặc viêm quanh chóp,… và có nguy cơ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.

Có rất nhiều trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa không rụng. Khi đó, cần thiết phải áp dụng giải pháp nhổ răng để đảm bảo hàm răng có sự phát triển tốt nhất. Hay trong nhiều trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên và chệch khỏi răng sữa thì cần phải nhổ để tạo không gian cho răng mọc đúng vị trí.

Nhổ răng sữa cho bé quá sớm thường xuất phát từ sự thiếu kiến thức của cha mẹ về vai trò của răng sữa. Nếu nhổ không đúng thời điểm có thể khiến quá trình mọc răng bị xáo trộn. Thời điểm thay răng sữa mang tính chất quyết định tới thẩm mỹ của những chiếc răng vĩnh viễn..

Đừng cố gắng nhổ răng sữa sớm trước khi thời điểm này diễn ra, nếu trong trường hợp trẻ không bị các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Nếu răng bị nhổ quá sớm sẽ khiến vị trí răng bị trống một thời gian dài cho tới khi răng vĩnh viễn mọc, làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé, giảm khả năng ăn nhai, hạn chế sự phát triển của xương hàm và lợi, làm chậm quá trình thay răng. Bên cạnh đó, lợi không răng để lâu ngày sẽ tự co khít dẫn tới cảm giác đau nhức khó chịu khi mọc răng mới.

XEM THÊM : Có Nên Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Hay Không? Bố Mẹ Nên Lưu Ý Gì?

Có nên tự nhổ răng sữa cho bé không?

Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khi đã đến tuổi thay nhưng răng vẫn không lung lay hoặc tự rụng đi. Cùng thời điểm đó, răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện và gây đau nhức cho trẻ hoặc xảy ra tình trạng mọc lệch. Nếu răng sữa tồn tại quá lâu sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe của hàm răng trong tương lai.

Do răng sữa rất dễ lung lay và nhổ bỏ nên đôi khi phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà cho bé. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ do thao tác không đúng cách hoặc trọn vẹn gây nên tổn thương cho trẻ. Một số biến chứng thường gặp khi nhổ răng sữa tại nhà có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng hoặc viêm lợi do không đảm bảo vệ sinh dụng cụ.
  • Chân răng không được lấy ra trọn vẹn, dẫn tới nhiễm trùng hay thậm chí là áp xe răng lan rộng làm sưng một vùng hàm mặt.
  • Thao tác thô bạo đôi khi khiến trẻ hoảng sợ, quấy khóc, gây ra tâm lý sợ hãi những lần thay răng tiếp theo, thậm chí vô tình nuốt phải răng nhổ ra.
  • Không biết xử lý vết thương khiến cho chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm.
  • Đối với một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh, thần kinh yếu,… tuyệt đối không nên thực hiện nhổ răng sữa tại nhà. Nếu những đối tượng này xảy ra tình trạng nhiễm trùng sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì thế, đa số các trường hợp, nếu răng sữa không tự rụng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa. Dựa trên kết quả chẩn đoán, nha sĩ sẽ ứng dụng phương pháp can thiệp phù hợp cho từng trẻ, từng vị trí răng. Đồng thời, cung cấp thuốc hỗ trợ giảm đau và cầm máu nếu cần thiết. Hơn thế nữa, đây sẽ trở thành tiền đề để trẻ làm quen với việc đến bác sĩ nha khoa thường xuyên, qua đó rèn luyện thói quen răng miệng lành mạnh sau này.

Hướng dẫn nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách

Để nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà an toàn, không đau và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, cha mẹ có thể nhổ răng sữa tại nhà dựa theo quy trình sau đây:

  • Trước khi tiến hành nhổ hãy rửa tay của bạn và con bằng nước và xà phòng, sau đó lau khô với khăn sạch. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đi găng tay y tế.
  • Khuyến khích con tự làm lung lay răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để chân răng tự bật gốc ra ngoài. Trấn an và làm công tác tư tưởng để trẻ chủ động tự biết cách làm.
  • Giải thích và khuyến khích trẻ hợp tác, không nên quát mắng hoặc dùng vũ lực để khiến con sợ hãi.
  • Khi nhổ răng sữa cho bé hãy cầm thân răng sâu đến tận phần tiếp xúc với nướu bằng một miếng gạc sạch và dùng một lực vừa phải xoắn vặn, răng sẽ rơi ra.
  • Nhanh tay cho trẻ cắn một viên gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu và thay bông liên tục trong 5 đến 10 phút.
  • Sau khi máu đã cầm, tiến hành kiểm tra nướu tại vị trí cũ để đảm bảo không bị sót lại chân răng cũ.
  • Trong trường hợp phát hiện chân răng sót lại trong nướu hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời, nếu tiếp tục nhổ có thể sẽ khiến bé sợ hãi, làm vết nhổ răng sữa viêm loét.
Hướng dẫn nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách
Hướng dẫn nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách

Nên nhổ răng sữa cho bé ở đâu?

Nếu chưa có kinh nghiệm nhổ răng sữa tại nhà, cha mẹ nên đưa con tới điều trị tại bệnh viện để hạn chế tối đa biến chứng sau này. Bên cạnh các phòng khám nha khoa tư nhân, phụ huynh có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín được gợi ý dưới đây:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương: Được xem là đơn vị đi đầu trong công tác khám và điều trị các bệnh lý răng, hàm, mặt, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa con tới đây. Bên cạnh đó, chi phí hợp lý cùng những chính sách ưu đãi theo bảo hiểm cũng là lý do giúp Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều phụ huynh.
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Nếu muốn tiết kiệm thời gian làm thủ tục và điều trị với dịch vụ chất lượng cao, bạn hoàn toàn có thể đưa trẻ tới cơ sở gần nhất của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Mặc dù chi phí cho dịch vụ nhổ răng sữa sẽ cao hơn do với các đơn vị y tế nhà nước, xong trẻ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị nhập khẩu hiện đại cùng nhiều chính sách chăm sóc đi kèm.
  • Phòng khám Nha khoa Việt Pháp Hà Nội: Với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại cùng với máy móc nhập khẩu cao cấp từ Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi đưa trẻ tới điều trị tại đây.
  • Bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh: Tương tự như Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ hàng đầu dành cho phụ huynh có nhu cầu đưa con đi điều trị các bệnh lý về răng, hàm ở bất kỳ độ tuổi nào. Chi phí cho các dịch vụ tại bệnh viên công sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các phòng khám tư nhân nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhất.
  • Bệnh viện thẩm mỹ – Răng hàm mặt WorldWide: Các dịch vụ khám chữa tại đây không chỉ đảm bảo cho trẻ hàm răng khỏe mạnh trong tương lai mà còn giúp duy trì tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm khi đưa con tới kiểm tra định kỳ hoặc điều trị chuyên sâu.

GÓC CHIA SẺ:

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé

Sau khi răng sữa đã được loại bỏ đúng cách, cha mẹ vẫn cần quan sát tiến trình phát triển thay thế của răng vĩnh viễn, đồng thời chú trọng hình thành cho trẻ những thói quen tốt cho răng hàm sau này.

  • Hạn chế cho con ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, nhiều đường như bánh, kẹo vào buổi đêm. Tuy nhiên cha mẹ không nên cấm hoàn toàn hoặc dọa nạt bé, hãy bắt đầu bằng những chỉ dẫn nhẹ nhàng hoặc giảm số lượng đồ ngọt mà trẻ có thể tiếp xúc.
  • Luyện tập thói quen đánh răng ngày 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Trong những lần đầu tiên, cha mẹ có thể theo sát hướng dẫn để con đánh răng đúng cách, dần dần hình thành sự tự giác ngay từ bé. Chọn những loại bàn chải dành riêng cho trẻ nhỏ với đầu lông mềm, chải nhẹ tay để tránh tổn thương nướu.
  • Tăng cường bổ sung canxi và những chất có lợi cho sức khỏe, sự phát triển của răng.
  • Khi mới nhổ răng sữa cho bé xong, hãy ưu tiên những món ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt để hạn chế cảm giác đau đớn và tránh để hàm làm việc ngay lập tức.
  • Quan sát quá trình mọc mới và thay răng sữa ở các vị trí khác để đưa con đi nhổ răng sữa đúng thời điểm, kịp thời điều chỉnh những hiện tượng như mọc lệch, sâu răng sữa hoặc thay răng chậm.
  • Tránh cho trẻ uống nước ngọt có gas, hoặc các thực phẩm chiên rán, chứa phẩm màu. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng xấu tới màu răng và men răng, tăng tỷ lệ sâu răng.

Nhổ răng sữa cho bé cần được thực hiện đúng khoa học và đúng thời điểm để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển sau này của cả hàm răng. Chính vì vậy, cha mẹ nên chủ động theo sát con trẻ, hình thành những thói quen tốt trong dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng và thăm khám nha sĩ định kỳ.

ĐỌC THÊM: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309