Điều Trị Áp Xe Răng: Phương Áp Tránh Biến Chứng Mới Nhất Hiện Nay

Điều trị áp xe răng là chủ đề được nhiều người bệnh quan tâm. Những tổn thương do áp xe răng gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể. Để tránh những mối lo ngại tiềm ẩn đó đòi hỏi bạn cần kịp thời các biện pháp được chuyên gia gợi ý sau đây.

Áp xe răng khi nào cần điều trị?

Áp xe răng là tình trạng xuất hiện các ổ viêm, túi dịch chứa mủ ở răng, lợi do nhiễm trùng nặng. Khi các bệnh viêm nha chu, sâu răng không được điều trị đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn len lỏi và gây bệnh.

Áp xe răng là tình trạng xuất hiện các ổ viêm và túi dịch chứa mủ ở răng
Áp xe răng là tình trạng xuất hiện các ổ viêm và túi dịch chứa mủ ở răng

Không điều trị kịp thời hoặc khắc phục thiếu triệt để, sai cách đều là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nặng nề. Áp xe răng tiến triển rất nhanh, khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Bệnh đã tiến triển từ áp xe chân răng sang áp xe nha chu đồng thời gây nứt gãy chân răng.

  • Áp xe từ một răng tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm.
  • Áp xe cùng lúc ở nhiều vị trí như áp xe má, dưới hàm, lan rộng sàn miệng, hoặc hố thái dương.
  • Đau nhức thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày và tâm lý người bệnh.

Các biện pháp điều trị áp xe răng hiệu quả nhất hiện nay

Những cách điều trị bệnh áp xe chân răng được chia theo mức độ phù hợp với từng tình trạng, đặc điểm cơ địa. Tuy nhiên, dù áp dụng bất kỳ phương pháp này, mục tiêu cuối cùng vẫn là thông áp xe, loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, cố gắng giữ lại răng và hạn chế tối đa biến chứng.

Cách điều trị bệnh áp xe chân răng cấp tính

Trong những trường hợp các ổ viêm, túi dịch chưa sưng to hoặc vỡ, xuất huyết, mục đích chung của giai đoạn này chính là giữ lại răng tổn thương, bạn có thể được các nha sĩ tiến hành điều trị bằng một số biện pháp như:

Cách điều trị bệnh áp xe chân răng cấp tính
Cách điều trị bệnh áp xe chân răng cấp tính
  • Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng.
  • Chích rạch áp xe, hút sạch mủ, thông túi áp xe để giảm kích thước tổn thương và hạn chế cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.
  • Cách điều trị bệnh áp xe chân răng phổ biến nhất là chữa viêm tủy răng để bảo tồn răng bị áp xe. Theo đó, phần dây thần kinh, mạch máu bị hư hại sẽ được loại bỏ triệt để. Bằng phương pháp trám răng, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu phù hợp để lấp vào khoảng trống ở răng, ngăn ngừa nguy cơ cho vi khuẩn tấn công. Các phương pháp phổ biến nhất có thể kể đến như trám sứ hoặc bọc răng sứ…
  • Đa số các trường hợp áp xe răng đều xuất phát từ vấn đề sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, trước khi tiến hành loại bỏ ổ áp xe, bác sĩ thường điều trị răng trước nhằm khắc phục hoàn toàn sự lây nhiễm và giữ lại răng. Để làm điều này, nha sĩ sẽ tiến hành khoan vào, loại bỏ các trung tâm mô bệnh cùng cống áp xe của buồng tủy, hạn chế nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh.
  • Sau khi tiến hành điều trị áp xe răng, bạn sẽ được kê đơn kháng sinh điều trị tại chỗ. Nếu tình trạng nhiễm trùng giới hạn ở những khu vực áp xe thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên khi vùng nhiễm trùng đã lan đến các răng bên cạnh, ảnh hưởng tới chức năng của hàm và có nguy cơ biến chứng toàn cơ thể, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Phương pháp này thường phù hợp với những người trưởng thành, có sức đề kháng yếu hoặc kết hợp với một số sản phẩm giảm đau.

Điều trị áp xe răng tại nhà

Trên thực tế, những cách trị áp xe răng bằng mẹo dân gian không thể loại bỏ hoàn toàn dịch mủ bên trong các túi viêm cũng như giảm đau. Vai trò chính của các phương pháp này chính là hỗ trợ và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Tham khảo các gợi ý dưới đây, kết hợp với thăm khám nha sĩ sẽ giúp bạn phục hồi nhanh tổn thương do áp xe để lại.

Xem thêm: Áp xe răng có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa

Tỏi là nguyên liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y
Tỏi là nguyên liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y
  • Cách trị áp xe răng bằng baking soda: Baking soda giúp loại bỏ tốt nhất mảng bám ở răng, lấy đi môi trường sinh trưởng của vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần pha 1 thìa bột baking soda với 100ml nước. Dùng để ngậm trong khoảng 2 – 3 phút sau đó làm sạch răng như bình thường. Hoặc bạn có thể thêm 1 chút vào kem đánh răng.
  • Cách điều trị bệnh áp xe chân răng bằng tinh dầu đinh hương: Thành phần của tinh dầu đinh hương có khả năng kháng viêm và chống viêm rất tốt. Bạn nên pha loãng một vài giọt tinh dầu nguyên chất với 50ml nước ấm và dùng để súc miệng trong khoảng 3 – 5 phút, áp dụng 2 lần/ngày.
  • Điều trị áp xe nướu răng với tỏi: Tỏi là nguyên liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y, có đặc tính nóng, vị cay, nổi bật với tác dụng kháng viêm, giảm đau sưng nướu. Người bệnh chỉ cần bóc vỏ, đập dập một củ tỏi sau đó đắp lên vị trí áp xe răng, ngày 2 – 3 lần. Để tránh lưu lại hơi thở có mùi, bạn nên đánh răng sau mỗi lần dùng tỏi.
  • Đắp đá lạnh giảm đau áp xe răng: Một cách đơn giản nhất để giảm đau do áp xe răng chính là tác động nhiệt độ từ bên ngoài. Chườm lạnh giúp đem lại cảm giác dễ chịu tức thì, giảm sưng đau tại vùng tổn thương. Bạn có thể dùng trực tiếp đá lạnh hoặc cho vào khăn mặt.

Điều trị áp xe răng trong trường hợp nặng

Nếu xem xét thấy răng bị áp xe không thể giữ lại, nha sĩ sẽ buộc phải chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên, sau đó để tránh tình trạng tụt lợi, tiêu xương hoặc lệch khớp hàm, lão hóa sớm, bạn nên tiến hành các biện pháp trồng răng sứ hoặc cầu răng sứ thay thế càng sớm càng tốt.

Tùy vào tình trạng răng sau khi nhổ, mức độ điều trị và điều kiện tài chính, người bệnh có thể tham khảo tư vấn để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Phương pháp cầu răng sứ thường có chi phí tương đối thấp, các bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ hai răng bên cạnh để làm giá đỡ và chụp cầu răng lên. Cách làm này đảm bảo tính thẩm mỹ tuy nhiên thời gian hiệu quả không cao. Bên cạnh đó tiềm ẩn nguy cơ sưng viêm, vi khuẩn trú ngụ nếu phần răng sứ không kín.

Đối với phương pháp cấy ghép răng Implant có thể đảm bảo hiệu quả trọn đời mà không cần xâm lấn sang các răng bên cạnh. Các bác sĩ sẽ gắn lần lượt trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ để hoàn thiện răng đã mất. Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi thời gian hoàn thiện lâu, chi phí cao hơn so với cầu răng sứ.

Các phòng ngừa áp xe răng hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng áp xe răng và biến chứng tới sức khỏe toàn thân, bạn có thể tự chăm sóc răng miệng và thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Giảm thiểu lượng đường có trong thực đơn hằng ngày, hạn chế các thực phẩm vị ngọt như kẹo, đường, nước ngọt có gas.
  • Không nên lạm dụng những thức uống góp phần gia tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng như rượu, bia hoặc chất kích thích như thuốc lá…
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày từ 2 – 3 lần, chải răng nhẹ nhàng để tránh tình trạng xuất huyết phần nướu.
  • Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ và đặc biệt là ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng răng lợi.
  • Thay mới bàn chải sau mỗi 6 tháng, không nên bỏ qua phần lưỡi trong quá trình đánh răng, nên sử dụng các công cụ chuyên biệt thay vì bàn chải đánh răng.

Trên đây là một số hướng dẫn điều trị áp xe răng dành cho từng mức độ tổn thương. Để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng tới sức khỏe răng miệng và toàn thân, bạn nên chủ động tới các địa chỉ nha khoa uy tín và kết hợp với các giải pháp hỗ trợ tại nhà cùng với chế độ sinh hoạt khoa học.

Được đề xuất:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới

Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Hệ thống cơ sở
HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Quận 1 - Cơ sở TPHCM : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - APEC Thủ Đức TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309