Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Loại Bỏ An Toàn

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Áp xe răng ở trẻ em luôn là cơn ác mộng đối với mỗi gia đình. Không chỉ là “thủ phạm” gây ra những cơn đau dữ dội, căn bệnh này còn để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con trẻ. Dưới đây là một số kiến thức hữu ích giúp cha mẹ bảo vệ hàm răng khỏe mạnh của bé.

Áp xe răng ở trẻ em là gì?

Áp xe là hiện tượng xuất hiện một bọc nhỏ bằng hạt lạc, chứa đầy mủ bên trong. Chúng được hình thành từ các mô đã bị nhiễm khuẩn ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi. Phần sưng viêm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Áp xe răng trẻ em là hiện tượng xuất hiện một bọc nhỏ bằng hạt lạc, chứa đầy mủ bên trong
Áp xe răng trẻ em là hiện tượng xuất hiện một bọc nhỏ bằng hạt lạc, chứa đầy mủ bên trong

Thực tế cho thấy, hiện tượng áp xe răng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh thường chiếm đa số do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sự thiếu quan tâm của cha mẹ.

Áp xe ở trẻ em không chỉ xuất hiện quanh răng mà còn có thể lan sang các bộ phận khác trong miệng như nướu, hàm. Có hai loại áp xe chính thường xảy ra ở trẻ nhỏ là:

  • Áp xe nha chu: Đây là tình trạng tổn thương các mô ở quanh răng do vi khuẩn trú ngụ lâu ngày gây nên.
  • Áp xe cùng chân răng: Tổn thương ở vùng bao bọc ở quanh chân răng.

Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tấn công răng, đi sâu vào tủy. Dạng bệnh này chủ yếu xuất hiện cùng sâu răng trẻ em.

Khác với tình trạng bé bị viêm nha chu thông thường, áp xe răng có khả năng để lại biến chứng cao hơn cả. Chính vì vậy, càng phát hiện sớm, khả năng phục hồi mà mức độ ảnh hưởng sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ bị áp xe răng

Theo các chuyên gia răng – hàm – mặt, áp xe răng ở trẻ em khởi phát do bị nhiễm khuẩn. Trên thực tế, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tới những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ như:

  • Sâu răng: Thông qua các lỗ sâu, vi khuẩn sẽ trú ngụ, gây đau nhức và lan dần tới tủy răng, viêm cuống răng nghiêm trọng.
  • Chấn thương: Tổn thương răng do tác động lực mạnh từ bên ngoài như té ngã, khiến răng bị gãy hoặc mẻ. Điều này vô tình tạo ra những khoảng trống thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ.
  • Mảng bám: Trong quá trình mọc và thay răng sữa, một số cha mẹ thường chủ quan trước việc rèn luyện thói quen vệ sinh răng cho con. Chính vì vậy, mảng bám và thức ăn thừa lâu ngày đọng lại kẽ răng sẽ tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại.

XEM THÊM: Vì Sao Bị Áp Xe Nướu Răng? Điều Trị Được Không?

Dấu hiệu áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng rất dễ để phát hiện trong thời gian đầu, bên cạnh biểu hiện sưng đau ở nướu hoặc chân răng, cha mẹ có thể nhận thấy một số khác thường ở răng của trẻ như:

  • Men răng sữa dần chuyển sang màu khá tối.
  • Miệng bé khô và có hơi thở mùi hôi khó chịu.
  • Sưng một khối nhỏ như hạt lạc ở nướu.
  • Một số trường hợp mắc áp xe răng kèm theo sốt cao.
Dấu hiệu áp xe răng ở trẻ em khá dễ thấy
Dấu hiệu áp xe răng ở trẻ em khá dễ thấy

Những biến chứng không thể chủ quan

Áp xe răng là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách. Trẻ sẽ phải đối mặt với một số tổn thương khó phục hồi như:

  • Nhổ bỏ răng: Nếu áp xe răng nặng quá, để ngăn ngừa sự lây lan diện rộng, bác sĩ sẽ chỉ định buộc phải nhổ chiếc răng đó đi.
  • Nang răng: Tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng trở nên nguy hiểm sẽ hình thành các nang chứa dịch ở chân răng của trẻ. Phần khối nang này sẽ chèn ép vào xương hàm, chứa độc tố gây tiêu xương răng.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn ở khu vực áp xe có thể lây lan qua các mạch máu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường.
  • Viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng: Áp xe răng lâu ngày sẽ lan rộng xuống hai bên dưới lưỡi, hàm, vùng dưới cằm, thậm chí dẫn tới tử vong.
  • Áp xe não: Vi khuẩn ở vùng áp xe có thể di chuyển theo mạch máu tới não, gây ra nhiễm trùng não, hoặc mê vùng não.

ĐỪNG BỎ QUA: Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng Có Nguy Hiểm Không?

Điều trị áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng ở trẻ em thường tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và không thể tự điều trị khỏi tại nhà. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới thăm khám nha sĩ. Thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất

Biện pháp giúp giảm đau do áp xe quanh răng

Các túi áp xe thường gây cảm giác đau đớn, mệt mỏi cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, để khắc phục nhanh tình trạng này, nha sĩ sẽ đưa ra một số cách giảm đau nhanh như:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc kháng viêm. Tuy nhiên cha mẹ cần cho trẻ sử dụng đúng theo chỉ dẫn để hạn chế tối đa tác dụng phụ từ thuốc Tây.
  • Chườm đá ở chỗ bị sưng đau từ 10 – 15 phút.
  • Sử dụng các loại tinh dầu như đinh hương, tỏi, kinh giới, dầu bạc hà để kháng khuẩn, chống nấm, giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc giấm táo pha loãng.

Những phương pháp loại bỏ ổ áp xe

  • Đối với trường hợp áp xe ở giai đoạn đầu, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ bằng cách rạch một đường ở ổ áp xe.
  • Đối với trường hợp răng bị hỏng hoàn toàn, buộc phải tiến hành nhổ bỏ.
  • Đối với các trường hợp viêm tủy, nha sĩ sẽ ưu tiên điều trị tủy răng trước để bảo vệ răng tổn thương sâu. Sau khi triệt tủy sẽ hút mủ ở túi áp xe và bịt ống tủy lại. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả lâu dài, người bệnh có thể được khuyên bọc răng sứ.

TÌM HIỂU NGAY: 14 Tuổi Có Bọc Răng Sứ Được Không?

nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ bằng cách rạch một đường ở ổ áp xe
Nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ bằng cách rạch một đường ở ổ áp xe

Cách chăm sóc răng miệng giúp bé mau khỏi

Quá trình điều trị áp xe răng ở trẻ em thường gây ra cảm giác đau đớn và cần dùng thuốc dài ngày. Chính vì vậy, phụ huynh nên hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh để thúc đẩy quá trình liền lại nướu như ban đầu.

  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đến thăm khám định kỳ đúng hạn để bác sĩ đánh giá tiến trình phục hồi.
  • Hướng dẫn con vệ sinh răng sữa hằng ngày.
  • Hạn chế cho con ăn những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, đồ uống có gas.
  • Nếu buộc phải nhổ răng hoặc triệt tủy, bạn nên ưu tiên chế biến các món ăn dạng mềm như cháo, súp để hạn chế hoạt động của hàm.

Điều trị áp xe răng cho bé ở đâu tốt nhất?

Cha mẹ có nhu cầu đưa con đi điều trị áp xe ở răng nên tham khảo các địa chỉ uy tín, đầy đủ giấy phép, công nghệ hiện đại, đội ngũ chuyên môn cao và có chính sách giá phù hợp nhất.

  • Nha Khoa Đông Nam: Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Đông Nam đến nay đã có hơn 15 năm hoạt động. Chất lượng dịch vụ cùng với trình độ chuyên môn của các bác sĩ tại đây luôn được không ngừng hoàn thiện, nâng cao theo thời gian. Khi đến để điều trị áp xe tại đây, trẻ sẽ được chăm sóc toàn diện từ khâu tư vấn, trấn an tâm lý đến loại bỏ túi mủ không đau.
  • Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Cha mẹ muốn điều trị cho các vấn đề răng miệng cho con tại các cơ sở y tế công với mức chi phí phù hợp có thể đến với Chuyên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Toàn bộ thao tác loại bỏ túi áp xe đều được đảm bảo vô trùng, vô khuẩn đạt tiêu chuẩn của Pháp với hơn 108 ghế khám nên không phải chờ đợi quá lâu. Hơn 99% khách hàng tại đây đều vô cùng hài lòng với kết quả sau khi thăm khám tại đây.
  • Nha Khoa Parkway: Nha Khoa Parkway hiện đang là một trong những hệ thống nha khoa được ưa chuộng nhất cả nước. Không chỉ ngày càng hoàn thiện về đội ngũ chuyên môn, nơi đây còn sở hữu phòng khám theo tiêu chuẩn Singapore cùng  trang thiết bị theo công nghệ hiện đại bậc nhất. Trẻ sẽ tránh được cảm giác sợ hãi, đau đớn khi chích mủ áp xe và đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài cho hàm răng.

Áp xe răng ở trẻ em thường dễ khởi phát do cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động quan tâm tới sức khỏe răng miệng cho con ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đi khám nha sĩ thường xuyên.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nên sử dụng loại gạc rơ lưỡi nào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Răng trẻ mọc lẫy phải làm sao ?
11 cách trị sâu răng cho bé tại nhà hiệu quả và an toàn
Khi Nào Nên Chỉnh Nha Trẻ Em, Giá Bao Nhiêu, Thực Hiện Ở Đâu Uy Tín
nấm miệng ở trẻ
Có nhiều cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ
Bé bị sún răng phải làm sao
Lý do vì sao trẻ chậm mọc răng và cách đối phó
mẹo cho bé chậm mọc răng
Nếu đến tháng thứ 12 - 13 không thấy sự phát triển của răng tức bé nhà bạn đang bị răng mọc chậm
Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sún răng cửa ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309