Nấm Miệng Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục An Toàn

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Nấm miệng ở trẻ là căn bệnh khiến nhiều cha mẹ đau đầu trong việc tìm cách khắc phục. Bệnh có xu hướng khởi phát ở trẻ sơ sinh và tái đi tái lại nhiều lần. Chủ quan trong điều trị có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. 

Nấm miệng ở trẻ em là gì?

Nấm miệng ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong khoang miệng thường gặp. Loại nấm gây bệnh trong hầu hết các trường hợp chính là Candida albicans. Thông thường, loại nấm men nảy sinh sôi và tồn tại bên trong cơ thể của trẻ, tuy nhiên khi số lượng gia tăng vượt mức kiểm soát chúng sẽ sinh sôi lây bệnh và để lại những chấm nhỏ ở đầu lưỡi và toàn bộ bề mặt.

Nấm miệng ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong khoang miệng thường gặp.
Nấm miệng ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong khoang miệng thường gặp.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là dạng bệnh phổ biến nhất và bị tái nhiễm tái nhiễm thường xuyên do lây nhiễm chéo với mẹ. Các tổn thương trên bề mặt lưỡi và trong khoang miệng sẽ khiến bé quấy khóc, bỏ bú và cáu kỉnh.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng trẻ em gây ra bởi loại nấm men có tên là Candida. Số lượng nấm tăng lên do lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc nhiễm sau sinh sẽ tạo nên tổn thương có màu trắng tập trung trên bề mặt lưỡi, nhiều người gọi đây là tưa lưỡi.

  • Bên cạnh đó, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mắc tưa miệng chủ yếu do tiếp xúc với các vật dụng mang nấm hoặc không vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có xu hướng khởi phát do sự thiếu hoàn thiện của hệ thống miễn dịch.
  • Những trẻ có tiền sử điều trị bằng corticoid đường hít (do hen suyễn), hoặc kháng sinh sớm sẽ có nguy cơ bị nấm lưỡi cao. Dưới tác động của kháng sinh, hệ cân bằng vi sinh mất cân bằng nghiêm trọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

TÌM HIỂU THÊM: Cách Nhận Biết Tưa Lưỡi Ở Trẻ Phụ Huynh Nhất Định Phải Biết

Dấu hiệu nhận biết nấm miệng trẻ em

Những hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh không quá khó để nhận biết, cha mẹ nên chủ động quan sát để kịp chăm sóc và điều trị.

  • Mảng trắng hoặc đốm trắng xuất hiện ở vùng má trong, bề mặt lưỡi, họng, nướu hoặc môi
  • Nếu cố tình cào mạnh hoặc loại bỏ phần mảng trắng sẽ gây ra tình trạng đỏ tấy hoặc chảy máu
  • Cảm giác nóng miệng, khô miệng
  • Chốc mép, nứt nẻ hai bên
  • Nấm miệng ở trẻ khiến bé quấy khóc, khó chịu hay cáu kỉnh và bỏ bú.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có để lại biến chứng gì không?

Trong thời gian đầu, nấm miệng chỉ ảnh hưởng tới phần khoang miệng, quá trình ăn uống và các dấu hiệu này rất dễ để biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu để lâu, nấm Candida sẽ ăn loang sang toàn bộ lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, đau đớn và bỏ bú.

Một số trường hợp nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây ra tình trạng viêm phổi, lan xuống vùng dạ dày…

Nấm miệng trẻ em có bị lây không?

Nấm miệng ở trẻ em là một bệnh lý có khả năng lây nhiễm ở khoảng cách gần do tiếp xúc thân mật. Chủ động nắm bắt các nguồn lây nhiễm sẽ giúp bạn bảo vệ con khỏi nhân tố gây bệnh, giảm nguy cơ tái phát.

  • Bệnh nấm miệng lây truyền qua đồ chơi: Trẻ nhỏ có thói quen cho các vật dụng hoặc đồ chơi vào miệng. Thói quen mút tay cũng có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công vào khoang miệng.
  • Nhiễm nấm miệng ở trẻ sơ sinh do mẹ: Vi khuẩn gây ra nấm âm đạo và tưa miệng là cùng một loại. Chính vì vậy, nếu phụ nữ mang thai nhiễm nấm âm đạo trong khi sinh có thể lây nhiễm sang thai nhi.
  • Lây nhiễm trong quá trình bú: Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Candida có thể lây sang phần ngực của mẹ trong khi bú, gây ra cảm giác đau rát phần núm. Vi khuẩn này có thể tiếp tục truyền nhiễm sang trẻ kể cả khi đã khỏi bệnh hoặc khỏe mạnh. Từ đó tạo ra vòng tròn nhiễm chéo, tái phát liên tục.

XEM THÊM: Biều Hiện Nấm Lưỡi Bản Đồ & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh nấm miệng lây truyền qua đồ chơi
Bệnh nấm miệng lây truyền qua đồ chơi

Cách điều trị nấm miệng cho bé hiệu quả nhất

Nấm miệng ở trẻ có thể tự khỏi chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bé. Chính vì vậy, ngay trong thời gian đầu khởi phát, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị tại chỗ như:

Điều trị bằng thuốc Tây

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi khi điều trị tưa miệng bằng thuốc Tây cần có sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ.

  • Đối với trẻ sơ sinh bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng nấm nhẹ và kem chống nấm vùng vú dành riêng cho mẹ để ngăn ngừa sự lây lan. Sử dụng thuốc chống nấm, hoặc Dizigone và dụng cụ rơ lưỡi để làm sạch mảng trắng. Cha mẹ nên vệ sinh từ hai bên má, vùng xung quanh vòm miệng và rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm cảm giác nôn. Duy trì liên tiếp ít nhất 2 ngày kể cả sau khi bệnh đã khỏi. Thời gian ăn nên cách khoảng 20 phút sau khi vệ sinh răng miệng bằng thuốc.
  • Đối với trẻ em trên 6 tuổi có thể sử dụng viên nang acidophilus hoặc chất kháng viêm, chống nấm.

Mẹo dân gian loại bỏ tưa miệng an toàn

Sử dụng những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên là sự lựa chọn được rất nhiều cha mẹ ưa chuộng.

Mẹo dân gian loại bỏ tưa miệng an toàn
Mẹo dân gian loại bỏ tưa miệng an toàn
  • Rau ngót: Nước cốt rau ngót kết hợp với dụng cụ vệ sinh lưỡi để loại bỏ mảng bám trắng trong miệng cho trẻ.
  • Trà xanh: Vệ sinh khoang miệng bằng nước lá trà xanh đun sôi nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn, sát trùng và kháng viêm hiệu quả.
  • Muối sinh lý: Cho trẻ súc miệng và vệ sinh lưỡi bằng nước muối sinh lý ngày 2 – 3 lần sẽ giúp lấy đi cặn bẩn và thức ăn thừa trong miệng, giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, phòng bệnh tưa miệng.

ĐỪNG BỎ QUA BÀI VIẾT: Trẻ Bị Nấm Miệng Phải Làm Sao?

Đông y gia truyền điều trị nấm miệng

Các bài thuốc Đông y chữa tưa miệng nhờ sự cân bằng hoàn hảo giữa sự an toàn và tính hiệu quả.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng các thảo dược gồm cây gai tỵ, vỏ xoài, dương xỉ và hoàng liên, đem rửa sạch và đun sôi với 500ml nước cho tới khi cạn vừa đủ 1 bát. Dùng thuốc này vệ sinh việc cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc số 2: Kết hợp lá trầu không, lá trà xanh, xạ hương, hương nhu, bạc hà, thiên niên kiện và quế rửa sạch, sau đó đun sôi với khoảng 1 lít nước tới khi cạn vừa đủ ½ so với ban đầu.. Dùng thuốc để súc miệng hoặc bôi vào vùng bị tưa lưỡi.

Hướng dẫn phòng tránh tưa miệng hiệu quả cho bé

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh lý rất dễ tái phát. Chính vì vậy, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa để tránh cho bé gặp phải biến chứng nguy hiểm:

  • Vệ sinh khoang miệng và lưỡi sau khi ăn. Ưu tiên dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối tự pha ngày 2 – 3 lần/ngày.
  • Nếu đã áp dụng điều trị nấm miệng trẻ em bằng các giải pháp tại chỗ nhưng không thấy đỡ, hãy cho con đi thăm khám bác sĩ.
  • Nếu sử dụng mật ong để vệ sinh khoang miệng cho trẻ, hãy tráng miệng lại bằng nước lọc để lấy đi chất đường trong miệng và tránh dùng lượng lớn mật ong vì có thể gây bỏng rát lưỡi trẻ.
  • Làm sạch lưỡi định kỳ cho con bằng các sản phẩm thuốc rơ miệng tại chỗ.
  • Với những trẻ bú mẹ, hoặc bú bình chú ý làm sạch phần núm cao su và bình để hạn chế sự lưu lại của vi khuẩn.
  • Hạn chế và kiểm soát thói quen ăn vặt, uống sữa đêm hoặc ăn nhiều đồ ngọt của trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và tay của con trước khi ăn, tránh để bé hình thành thói quen mút, cắn móng tay.

Nấm miệng ở trẻ là căn bệnh phổ biến và tương đối dễ điều trị. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà bài viết đã cung cấp, phụ huynh có thể chủ động hơn trong việc nhận diện, loại bỏ an toàn các triệu chứng và bảo vệ sức khỏe cho con một cách tốt nhất.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trám Răng Cho Trẻ 4, 5 Tuổi Có Được Không?
Nên sử dụng loại gạc rơ lưỡi nào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
nieng-rang-thao-lap-cho-tre (2)
Có nhiều cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ
Bé bị sún răng phải làm sao
Sún răng cửa ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng không bằng cách nào?
Răng trẻ mọc lẫy phải làm sao ?
Lý do vì sao trẻ chậm mọc răng và cách đối phó
Viêm Lợi Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nếu đến tháng thứ 12 - 13 không thấy sự phát triển của răng tức bé nhà bạn đang bị răng mọc chậm
Khi Nào Nên Chỉnh Nha Trẻ Em, Giá Bao Nhiêu, Thực Hiện Ở Đâu Uy Tín
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309