Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Nhận Biết Tưa Lưỡi Ở Trẻ

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Tưa lưỡi là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi chưa có hệ thống miễn dịch hoàn thiện. Cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện khi bé bị tưa lưỡi nếu như trong lưỡi có một vùng màu trắng sữa. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi là như thế nào? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu tưa lưỡi ở trẻ qua bài viết này. 

Thế nào là tưa lưỡi?

Tưa lưỡi hay còn được gọi là bệnh nấm lưỡi xuất hiện trên niêm mạc miệng, lưỡi và có thể cả thực quản do sự phát triển quá mức của nấm Candida Albicans. Căn bệnh này được đặc trưng bởi các tổn thương màu trắng kem ở lưỡi hoặc má trong của trẻ nhỏ. Bệnh tư lưỡi còn được biết đến với tên gọi là nấm miệng.

Những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng xuất hiện khắp miệng gây kích ứng mô mềm, khi cọ xát vô cùng đau và thể chảy máu. Bệnh lý này thường xảy ra ở  trẻ nhỏ, đặc biệt là  bé sơ sinh. Tưa miệng ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé bởi đây là những đối tượng có khả năng miễn dịch kém.

Khi mắc bệnh này, trẻ có nồng độ pH trong khoang miệng thấp, bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng thường khô. Khác với cặn sữa, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bám chắc vào niêm mạc rất khó bong tróc, gây đau đớn và khó chịu cho các bé. Tình trạng này để kéo dài còn khiến trẻ khóc, chán ăn, sụt cân,…. Do đó, khi phát hiện ra tưa lưỡi màu trắng,  cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám và điều trị sớm.

Tưa lưỡi là tên gọi phổ biến của bệnh nhiễm trùng miệng do sự phát triển
Tưa lưỡi là tên gọi phổ biến của bệnh nhiễm trùng miệng do sự phát triển

Nguyên nhân gây ra tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Có thể nói hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe tổng thể của các bé. Để ngăn ngừa nguy cơ gây tưa lưỡi, phụ huynh cần nắm được những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng bệnh:.

Do nấm

Tưa lưỡi hình thành chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Candida Albicans trong khoang miệng. Bình thường loại nấm này xuất hiện với một số lượng nhỏ. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, hệ sinh vật cân bằng trong cơ thể bị phá vỡ, nấm phát triển ngoài tầm kiểm soát và bắt đầu tấn công mạnh mẽ vào các bộ phận của miệng, gây ra tình trạng này.

Do virus

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến em bé bị tưa lưỡi là do sự tấn công của virus. Nếu như virus là tác nhân chính gây ra bệnh thì cha mẹ sẽ thấy những vết loét xuất hiện trong khoang miệng của trẻ. Em bé cũng sẽ có một số biểu hiện cụ thể như: sốt cao, hôi miệng, quấy khóc,….Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý để theo dõi và điều trị kịp thời cho các bé.

Chăm sóc bé chưa đúng cách

Hiện tượng nấm miệng ở trẻ có thể là do sau khi bú hoặc ăn dặm, cha mẹ không vệ sinh khoang miệng cẩn thận. Bởi miệng là cơ quan tiếp xúc với nhiều thứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ bên dưới màng lưỡi. Khi gặp tác nhân thuận lợi, vi khuẩn sẽ tấn công và khiến cho bộ phận này, khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số bé bị tưa lưỡi một phần cũng là do thức ăn không phù hợp với con hoặc phụ huynh cho các bé ăn nhiều đồ cứng và khô. Điều này cũng là nguyên nhân điển hình dẫn đến việc trẻ bị bệnh tưa lưỡi.

Do lây bệnh từ mẹ

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh một phần còn do trẻ lây bệnh từ mẹ. Ví dụ như trong quá trình chăm em bé, mẹ bị bệnh sau khi em bé bú mẹ việc nấm gây bệnh có thể lấy truyền từ mẹ sang con. Cha mẹ nên lưu ý những vấn đề này để hạn chế nguy cơ khiến bé bị mắc bệnh.

Bé bị lây nhiễm trong quá trình sinh nở

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục do nấm Candida ở vùng âm đạo sẽ rất dễ lây cho bé khi vượt cạn. Đây cũng là một vấn đề lớn mà các mẹ nên quan tâm để tránh được tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi

Dấu hiệu của trẻ bị tưa lưỡi

Tưa lưỡi là căn bệnh có lây nhiễm và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ sơ sinh. Vì vậy để có biện pháp điều trị kịp thời, cha mẹ nên tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh lý dựa trên những vấn đề sau:

Khi bệnh hình thành

Khi bệnh mới bắt đầu hình thành, triệu chứng phổ biến nhất mà phụ huynh có thể nhận biết được là những đốm trắng hình thành ở đầu lưỡi. Chúng có kích thước tương đối nhỏ và hình tròn, lâu dần những đốm trắng này phát triển càng nhiều tạo thành mảng lớn trên khoang lưỡi của bé.

Bên cạnh những những mảng trắng trên lưỡi,cha mẹ cũng sẽ thấy bé có những biểu hiện bất thường như quấy khóc, chán ăn, …. Hiện tượng này xảy ra do tưa lưỡi của trẻ có lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, gắn chặt với niêm mạc. Chúng khiến cho trẻ khó chịu, đau khoang miệng và mất đi vị giác, khó nuốt.

Lớp màng trắng này trên bề mặt lưỡi rất dai, chặt và không thể loại bỏ đi bằng cách cậy hoặc cạo đi. Ngược lại, chúng mang lại nhiều nguy hiểm khiến cho bé có nguy cơ bị chảy máu hoặc thậm chí là viêm nhiễm.

Giai đoạn phát triển nghiêm trọng

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tưa lưỡi sẽ tiến triển nghiêm trọng và lây lan sang các khu vực khác gồm hệ tiêu hóa, hệ hô hấp với các triệu chứng bệnh như:

  • Cảm giác đau mỗi khi nuốt xuống cổ họng hoặc giữa ngực.
  • Xuất hiện cơn sốt nếu nhiễm trùng lan ra vùng thực quản.
  • Một số trẻ còn bị tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nhiều do nấm tấn công.
  • Khi bệnh lan tới cổ họng, khí quản trẻ sẽ bị mắc các bệnh kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản hoặc thậm chí là nấm phổi.
Cha mẹ nên chú ý nhận biết dấu hiệu khi trẻ cuất hiện tưa lưỡi trắng
Cha mẹ nên chú ý nhận biết dấu hiệu khi trẻ cuất hiện tưa lưỡi trắng

Xem thêm: Cách chữa nấm lưỡi bản đồ cực hiệu quả nhưng ít người biết

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao? Các cách điều trị bệnh tưa lưỡi

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tưa lưỡi, nên ưu tiên sử dụng những biện pháp chăm sóc không cần dùng đến thuốc để điều trị trước. Chi khi bệnh nặng hoặc tưa lưỡi do nhiều bệnh lý nguy hiểm mới cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp điều trị tưa lưỡi tại nhà

  • Sử dụng rau ngót: Rau ngót là loại cây lành tính có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Cụ thể, các mẹ chỉ cần lấy 1 nắm rau ngót tươi sau đó rửa sạch, để ráo nước. Giã hoặc xay nát rồi lấy nước trong, dùng băng gạc thấm dung dịch vừa thu được, tiến hành sử dụng gạc rơ lưỡi lau nhẹ vùng nhiễm nấm trong khoang miệng. Áp dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần, sau 3 ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng tưa lưỡi ở trẻ.
  • Trà xanh: Nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn hiệu quả, trà xanh có khả năng diệt nấm Candida rất tốt. Các mẹ chỉ cần lấy một lượng nhỏ lá trà xanh cho vào đun sôi cùng với một vài hạt muối, sau đó tiến hành đánh tưa lưỡi cho trẻ như cách sử dụng rau ngót. Làm như vậy từ 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp giảm tình trạng tưa lưỡi trẻ sơ sinh.
  • Cây cỏ mực: Cỏ mực có khả năng diệt nấm rất tốt, nhất là khi giã kết hợp với sử dụng mật ong. Mẹ chỉ cần lấy 1 nắm cỏ mực, rửa thật sạch rồi giã lấy nước. Sau đó trộn đều với dung dịch mật ong theo tỉ lệ 1:1. Cuối cùng, dùng bông tăm nhỏ hoặc khăn xô mềm thấm và bôi dung dịch vào miệng.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng gạc rơ lưỡi để làm sạch phần tưa lưỡi của trẻ. Theo đó, mẹ cần đeo miếng gạc màu trắng vào đầu ngón tay rồi nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh đều toàn bộ khoang miệng của trẻ để loại bỏ những mảng bám trắng.

Việc này nên áp dụng cho con ít nhất 2 lần/ngày và chỉ dùng 1 lần rồi bỏ đi không sử dụng lần thứ 2. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vệ sinh sạch đầu ti trước khi cho con bú, sau khi bé bú xong mẹ nên cho con uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng. Lưu ý nếu nấm phát triển quá mạnh khiến bé bị đau và khó chịu thì phụ huynh nên đưa bé đi khám ngay bác sĩ để được chữa trị càng sớm càng tốt.

Cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ bằng thuốc

Trong những trường hợp hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, trẻ bị tưa lưỡi ở thể nặng cần điều trị bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được khám và tư vấn theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc trị tưa lưỡi phố biến hiện nay.

  • Miconazol: Đây là loại thuốc điều trị nhiều loại nấm khác nhau và hiệu quả với đa số trẻ bị tưa lưỡi nặng. Cách sử dụng của loại thuốc này là dùng một lượng gel nhỏ vừa đủ bôi vào vùng bị tưa lưỡi. Lưu ý cha mẹ nên dùng lượng vừa đủ để tránh tắc nghẽn đường thở cho trẻ.
  • Nystatin: Thuốc chống nấm Nystatin thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tưa lưỡi nặng an toàn và hiệu quả nhanh chóng. Mẹ cần hòa tan thuốc theo  liều lượng  bác sĩ chỉ định với nước đun sôi để nguội. Sau đó dùng băng gạc để vệ sinh, đánh tưa lưỡi cho bé. Tránh vệ sinh quá mạnh để không làm ảnh hưởng đến khoang miệng.
  • Thuốc kháng nấm toàn thân: Với trường hợp bé bị tưa lưỡi nặng, nhiễm nấm toàn thân diện rộng, đau nhức và bỏ bú. Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ bệnh viêm tưa lưỡi của trẻ.
Có rất nhiều cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ
Có rất nhiều cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ

Cách phòng bệnh tưa lưỡi

Để phòng bệnh tưa lưỡi của trẻ hiệu quả và an toàn mẹ cần chú ý đến sinh hoạt của cả mẹ và bé, đặc biệt là các bé đang trong giai đoạn bú mẹcụ thể như sau:

Đối với mẹ

  • Mẹ cần phải vệ sinh đầu ti trước và sau khi cho con bú
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh bị nhiễm nấm Candida
  • Trong thời gian mang thai, nếu phát hiện nhiễm nấm âm đạo thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh bị lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh em bé.
  • Đang trong quá trình nuôi con, cho con bú, nếu mẹ phát hiện tình trạng đầu ti bị nấm cũng cần đến bác sĩ để khám và điều trị ngay để tránh lây lan cho trẻ trong những lần cho bú
  • Tránh hôn, không để cho người lạ hôn môi hay má trẻ sơ sinh vì da của các bé lúc này khá nhạy cảm nên dễ bị nhiễm nấm

Đối với trẻ

  • Cha mẹ thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé sau mỗi lần ti sữa
  • Sử dụng khăn tắm riêng cho bé và lưu ý với những đồ dùng, vật dụng hay đồ chơi của bé cũng cần được vệ sinh thường xuyên bằng nước nóng để có thể tiêu diệt được vi khuẩn tránh tình trạng gây nấm lưỡi cho bé.
  • Vệ sinh khoang miệng thường xuyên cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc bằng băng gạc màu trắng để làm sạch. Trong quá trình vệ sinh khoang miệng, cha mẹ nhớ thao tác thật nhẹ nhàng để tránh tình trạng làm tổn thương niêm mạc miệng
  • Đặc biệt lưu ý ở trẻ có mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như đái tháo đường, HIV,… phải hỏi ý kiến các bác sĩ để được điều trị nâng cao cho trẻ.
Cha mẹ chú ý vệ sinh cho bé đầy đủ để phòng tránh trẻ bị tưa lưỡi
Cha mẹ chú ý vệ sinh cho bé đầy đủ để phòng tránh trẻ bị tưa lưỡi

Khám tưa lưỡi cho trẻ ở đâu?

Trẻ em bị tưa lưỡi nên đi khám ở đâu là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Dưới đây là một số địa chỉ bệnh viện uy tín mà cha mẹ có thể đưa con đến khám và điều trị.

  • Bệnh viện Nhi TW: Đây là bệnh viện nhi khoa tốt nhất hiện nay và được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con thăm khám. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Địa chỉ số 18/879 La thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chi phí khám đa khoa tại đây có giá từ 300.000 – 600.000 đồng.
  • Bệnh viện Việt Pháp: Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện tư nhân đạt tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên tại Hà Nội.  Khi đến với bệnh viện, trẻ được thăm khám tận tình cùng đội ngũ bác sĩ nhi khoa người Pháp và người Việt. Địa chỉ bệnh viện số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Chi phí khám bệnh ở bệnh viện có giá hiện tại là 1.058.000 đồng/lần
  • Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hồng Ngọc: Được thành lập vào năm 2004 với mô hình là bệnh viện – khách sạn đạt chuẩn quốc tế. Bệnh viện với đội ngũ giáo sư bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm với chuyên môn cao. Khoa nhi tại bệnh viện được trang bị những trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Địa chỉ thăm khám của bệnh viện số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.

Tưa lưỡi tuy không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu kéo dài dễ có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của bé. Vì vậy, cha mẹ cần phải theo dõi và quan sát để phát hiện bệnh lý kịp thời. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc cho những phụ huynh đang có con mắc phải tưa lưỡi để được khắc phục sớm và tránh gây ra tình trạng bệnh xảy ra trong khoang miệng của trẻ.

Gợi ý xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bé 10 tháng chưa mọc răng
Trám Răng Cho Trẻ 4, 5 Tuổi Có Được Không?
bao-ve-ven-tron-nu-cuoi-cho-be-voi-trung-tam-nha-khoa-tre-em-vidental-kid-2
Sún răng cửa ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết
Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Không? Khi Nào Cần Thực Hiện?
Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng không bằng cách nào?
Khi Nào Nên Chỉnh Nha Trẻ Em, Giá Bao Nhiêu, Thực Hiện Ở Đâu Uy Tín
Bộ sản phẩm Nha Chu Tán nhỏ gọn dễ mang theo và sử dụng
11 cách trị sâu răng cho bé tại nhà hiệu quả và an toàn
nieng-rang-thao-lap-cho-tre (2)
Nếu đến tháng thứ 12 - 13 không thấy sự phát triển của răng tức bé nhà bạn đang bị răng mọc chậm
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309