Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại: Đối Tượng, Quy Trình, Chi Phí & Lưu Ý
Niềng răng mắc cài kim loại là một trong những phương pháp niềng răng được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn có chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Nếu bạn đang băn khoăn có nên niềng răng mắc cài kim loại hay không, quy trình thực hiện thế nào, giá thành bao nhiêu và niềng ở đâu uy tín thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp sử dụng bộ khung mắc cài kim loại gắn lên răng, kết hợp với các dây cung và khí cụ chỉnh nha khác để đưa chân răng dịch chuyển về vị trí như mong muốn. Đây là một trong các phương pháp chỉnh nha truyền thống có hiệu quả cao, luôn được duy trì và áp dụng trong lĩnh vực nha khoa.

Phương pháp này sử lý được hầu hết các vấn đề về vị trí của răng như: răng hô, răng móm, răng mọc lệch, lệch khớp cắn,… Thời gian thực hiện thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng, đôi khi kéo dài trên 20 tháng, phụ thuộc vào tình trạng răng cũng như bệnh lý của răng hiện tại.
XEM CHI TIẾT: Thời Gian Niềng Răng Bao Lâu Thì Đều?
Đối tượng phù hợp niềng mắc cài kim loại
Phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Hiện nay có rất nhiều thiết kế cho niềng răng kim loại, kết hợp với màu sắc dây thun độc đáo phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính.
Không chỉ giúp lấy lại thẩm mỹ cho gương mặt, phương pháp chỉnh nha này còn giúp cải thiện và phục hồi các lỗi phát âm gây nên bởi sự bất thường về cấu trúc răng miệng. Đồng thời, giảm thiểu tối đa tác hay và biến chứng do sai lệch trong cấu trúc răng gây nên. Cụ thể, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại phù hợp với các đối tượng sau:
-
Người bị lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn còn được gọi là sai khớp cắn, là tình trạng răng hàm trên lệch tâm so với răng hàm dưới, hoặc răng ở hai hàm trên và dưới cắn không khớp nhau, răng ở trên cung hàm mọc lệch và không thẳng hàng.
ĐỪNG BỎ QUA: Niềng Răng Lệch Khớp Cắn Là Thế Nào? Cần Điều Trị Bao Lâu?
-
Răng mọc chen chúc
Đây là tình trạng các răng mọc bất thường, có cách sắp xếp vị trí không đều, khiến răng phải chen lấn xô đẩy vào nhau để có vị trí đứng. Tình trạng này có thể do di truyền, bệnh lý hoặc do các thói quen không tốt từ khi còn nhỏ. Răng mọc chen chúc cũng có thể gây ra tình trạng lệch khớp cắn.
-
Răng mọc lệch
Các răng mọc không thẳng hàng, có vị trí bất thường trên cung răng thì được gọi là răng mọc lệch. Sự lộn xộn này có thể xảy ra ở một vài răng hoặc nhiều răng. Nguyên nhân có thể là do di truyền, bẩm sinh, bệnh lý hoặc các thói quen xấu trong việc chăm sóc răng miệng.

Đối với những trường hợp răng mọc lệch, thời gian niềng răng có thể kéo dài trong khoảng 12 đến 18 tháng. Khi hoàn thành có thể mang đến hiệu quả chỉnh nha tối đa.
-
Răng hô, vẩu, móm
Đây là tình trạng răng hô ra phía trước hoặc móm vào phía sau của miệng. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người mắc phải không tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, các tình trạng này cũng cản trở hoạt động ăn uống, thậm chí gây bất thường trong quá trình phát triển của cấu trúc xương hàm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do răng mọc lệch (thường là ở hàm trên), do kích thước răng quá lớn mà hàm không có đủ chỗ nên răng phải chìa ra ngoài, do cấu trúc hàm hoặc nhiều nguyên nhân khác.
-
Người bị răng thưa
Răng thưa là tình trạng hàm răng không khít, các răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, gây khó khăn trong việc ăn nhai. Đồng thời, các thức ăn thường xuyên bị mắc dính vào kẽ răng gây khó chịu và rất mất thẩm mỹ. Răng thưa có thể là do răng mọc ngầm, răng mọc sai vị trí, thiếu răng bẩm sinh hoặc kích thước xương hàm rộng,…
Thông thường, sau khi hoàn thành quá trình niềng răng mắc cài kim loại, bạn sẽ khắc phục được hoàn toàn các vấn đề mất thẩm mỹ trên của hàm răng. Vì vậy, để có hàm răng đều, đẹp với nụ cười tự tin thì chỉ cần lựa chọn ngay một cơ sở niềng răng uy tín để thực hiện chỉnh nha một cách hiệu quả.
XEM NGAY: Review Ưu – Nhược điểm phương pháp Niềng Răng Thưa
Lợi ích của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng bằng mắc cài kim loại mang đến lợi ích rõ rệt, trong đó nổi bật nhất là các tác dụng như sau:
- Nắn chỉnh răng thẳng hàng bằng việc sử dụng các mắc cài kim loại và dây cung.
- Chuyển các răng thưa, răng mọc lệch, răng hô về vị trí mong muốn một cách từ từ.
- Mang lại một hàm răng ngay ngắn, thẳng hàng, giúp nụ cười đẹp hơn.
- Điều chỉnh cấu trúc xương hàm, trong một vài trường hợp có thể khiến hàm thon gọn hơn.
- Tăng cường sức khỏe cho răng miệng, hạn chế các tình trạng bệnh lý và biến chứng do lệch khớp cắn, răng mọc lệch.

Dù hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài, niềng răng sứ, niềng răng trong suốt,… Nhưng niềng răng mắc cài kim loại vẫn đang là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian điều trị, mang đến hiệu quả chỉnh nha tốt và đặc biệt là có chi phí hợp lý hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
TÌM HIỂU THÊM: Phương Pháp Niềng Răng Trong Suốt Invisalign Có Gì Khác Biệt?
Phân loại phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 loại chính, đó là niềng truyền thống và niềng tự buộc (tự đóng/tự khóa). Cả 2 phương pháp đều mang lại hiệu quả như nhau, nhưng mỗi loại đều có các ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Phương pháp niềng mắc cài kim loại truyền thống
Đây là phương pháp niềng răng “lâu đời” nhất, sử dụng khí cụ gồm mắc cài và dây cung bằng kim loại. Qua đó, từ từ kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm, làm cân đối khớp cắn và giúp hàm răng đều đẹp hơn.
Ưu điểm:
- Mắc cài được làm bằng hợp kim không gỉ, cứng chắc, có độ bền cao, an toàn và không gây kích ứng với cơ thể.
- Mang lại hiệu quả chỉnh nha cao, đảm bảo quá trình kéo răng hiệu quả và diễn ra liên tục.
- Rất khó bị vỡ, biến dạng và bung ra, vì vậy có thể đảm bảo hiệu quả tối đa.

Nhược điểm:
- Yếu tố thẩm mỹ thấp.
- Thời gian đầu người niềng sẽ cảm thấy hơi khó chịu, khi ăn uống có thể bị dính rất nhiều đồ ăn vào mắc cài.
Niềng mắc cài kim loại tự buộc (tự đóng/tự khóa)
Phương pháp này được cải tiến từ kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Điểm khác duy nhất là kỹ thuật này không dùng dây thun mà sử dụng khóa tự đóng tích hợp trên mắc cài. Các chốt cố định dây cung giúp dây cung chắc chắn hơn, hạn chế giãn thun và vướng víu trong quá trình niềng. Ngoài ra, các ưu và nhược điểm của phương pháp này cũng giống phương pháp niềng mắc cài truyền thống.
TÌM HIỂU CHI TIẾT: Mắc Cài Thường Và Mắc Cài Tự Buộc Khác Nhau Thế Nào?
Niềng mắc cài mặt trong
Phương pháp này còn có tên gọi là mắc cài mặt lưỡi, có cấu tạo hoàn toàn giống với niềng bằng mắc cài kim loại truyền thống. Điểm khác biệt duy nhất là vị trí đặt mắc cài, thay vì gắn mắc cài ngoài mặt răng thì khung niềng sẽ được gắn vào mặt trong của răng.
Ưu điểm:
- Mắc cài kim loại cứng, bền, không gỉ, không gây kích ứng với cơ thể.
- Mang lại hiệu quả chỉnh nha cao, không bị biến dạng hoặc bung mắc cài trong quá trình niềng.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ.

Nhược điểm:
- Khó chăm sóc và vệ sinh răng miệng, thức ăn thường bám nhiều vào mắc cài.
- Thời gian đầu người niềng sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau do mắc cài va chạm vào lưỡi.
Quy trình các bước niềng răng mắc cài kim loại
Khi đến các cơ sở niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện niềng cho bạn theo quy trình như sau:
- Bước 1: Kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang xác định cấu trúc xương hàm, đặc điểm và vị trí các răng. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất.
- Bước 2: Lấy dấu hàm để thực hiện phác họa hệ thống mắc cài phù hợp.
- Bước 3: Xử lý toàn bộ các vấn đề răng miệng đang gặp phải nhằm đảm bảo răng miệng khỏe mạnh trong quá trình niềng răng.
- Bước 4: Đeo mắc cài và dây cung, có thể phải sử dụng thêm các mini vít để tạo lực làm răng dịch chuyển về vị trí như mong muốn.
- Bước 5: Tái khám định kỳ.
- Bước 6: Tháo mắc cài khi răng đã về đúng vị trí, sau đó đeo hàm duy trì để tránh trường hợp răng bị dịch chuyển.
Thời gian niềng răng có thể rơi vào khoảng 6 đến 24 tháng tùy vào từng trường hợp. Hiệu quả chỉnh răng sẽ đến từ từ, vì vậy bạn không nên nóng vội.
KHÁM PHÁ CHI TIẾT: Quy Trình Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Chuẩn Chỉnh Bộ Y Tế
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại
Tùy vào tình trạng răng, phương pháp niềng răng và loại mắc cài mà chi phí niềng răng của mỗi người sẽ khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng như sau:
- Phương pháp niềng răng: Thông thường, niềng răng bằng mắc cài tự buộc có chi phí cao hơn niềng răng mắc cài truyền thống. Đồng thời, niềng răng mắc cài mặt trong có chi phí cao hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài mặt ngoài.
- Tình trạng răng: Độ lệch lạc của răng và tình trạng bệnh lý của răng có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí niềng răng. Trong đó, tình trạng răng hô, thưa, hoặc lệch khớp cắn nặng sẽ có chi phí niềng cao hơn các trường hợp nhẹ.

Chi phí tham khảo cụ thể như sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống: Dao động trong khoảng từ 27 đến 35 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa: Dao động trong khoảng từ 40 đến 48 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Dao động trong khoảng từ 85 đến 115 triệu đồng.
Để biết chính xác chi phí niềng răng của mình thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám trực tiếp. Thông qua hình chụp phim X quang, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng và lên phác đồ điều trị cụ thể. Sau đó mới đưa ra được mức chi phí chính xác nhất.
Địa chỉ niềng răng uy tín hiện nay
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện và phòng khám thực hiện niềng răng, nhưng không phải nơi nào cũng có chất lượng tốt. Để tránh “tiền mất tật mang”, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín dưới đây để yên tâm niềng răng.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Đây là địa chỉ chỉnh nha uy tín, chất lượng tốt nhất trên cả nước. Tại đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Hệ thống trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ nước ngoài, vô cùng hiện đại. Hơn thế nữa, chi phí niềng răng mắc cài kim loại tại đây vô cùng hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người.

- Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội.
- Giờ làm việc: Từ 7h đến 19h từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 7h đến 12h.
- Số điện thoại: 093 236 1928.
Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện tuyến trung ương tốt nhất khu vực phía Bắc. Khoa răng hàm mặt của bệnh viện này tiếp nhận các ca tạo hình nha khoa chất lượng cao, phẫu thuật ghép xương hàm, cấy chuyển răng tự thân, niềng răng, nắn chỉnh răng cố định, điều trị tủy răng,… và nhiều kỹ thuật khác.
- Địa chỉ: Tầng 1, nhà A7, số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 043. 869373.
- Giờ làm việc: 7h sáng đến 17h00 chiều từ thứ 2 đến thứ 7.
ĐỪNG BỎ LỠ: Khám Phá 12 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở Hà Nội
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM
Đây là cơ sở phía Nam của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, tiền thân của bệnh viện này là khoa răng hàm mặt của bệnh viện Chợ Rẫy. Bạn có thể đến đây để điều trị răng cũng như chỉnh nha.
- Địa chỉ: Số 201A đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, thuộc quận 5, TPHCM.
- Lịch khám răng: Từ thứ 2 – thứ 6, thứ 7 và chủ nhật khám theo yêu cầu.
- Số điện thoại: 028. 3855 6732.
Khoa Răng Hàm Mặt bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận thăm khám, chỉnh nha và điều trị các bệnh về răng miệng. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, gồm các phòng nha khoa kỹ thuật cao, phòng phẫu thuật hàm mặt, phòng tiểu phẫu thuật răng,… Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến đây để niềng răng mắc cài kim loại hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa khác.

- Địa chỉ: Số 1 đường Nơ Trang Long, thuộc phường 7, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Số điện thoại: 028. 38 412 692.
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6, thứ 7 và chủ nhật khám theo yêu cầu.
XEM NGAY: TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TPHCM
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
Đây là địa chỉ niềng răng mắc cài kim loại uy tín, giá thành rẻ mà bạn không nên bỏ qua. Các dịch vụ nha khoa tại đây luôn được đánh giá rất cao. Bởi cơ sở có đa dạng các loại mắc cài cao cấp hàng đầu trên thế giới, cùng với đội ngũ y bác sĩ tài giỏi và lành nghề, không gian điều trị rộng rãi, sạch sẽ, tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng,…
- Website: https://nhakhoavidental.com.
- Fanpage: https://www.facebook.com/videntalclinic.
Khi niềng răng nên ăn gì và không ăn gì?
Khi bạn niềng răng thì mọi hoạt động ăn, nhai, cắn, xé thức ăn sẽ bị chậm lại, không được linh hoạt như trước. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những món ăn đầy đủ các yếu tố: Mềm, lỏng, ít “mắc răng” những vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Cụ thể:
- Ngũ cốc: cơm mềm, các loại mì, phở, bún.
- Thịt được chế biến cẩn thận, mềm, thái nhỏ: thịt băm, thịt hầm, hải sản,…
- Các món ăn từ trứng: trứng luộc, trứng rán, trứng cuộn,…
- Rau củ quả: Ưu tiên củ quả luộc, hấp, khoai tây nghiền, đậu phụ, canh rau thái nhỏ,…
- Trái cây: táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố,…
- Các thực phẩm được chế biến từ sữa: bơ mềm, phô mai, các loại bánh và sữa, sữa chua,…
- Các loại bánh mềm: bánh mì, bánh xốp, bánh bông lan, bánh không rắc hạt.

Khi niềng răng bạn rất khó ăn được các loại thực phẩm dai và cứng. Trong một số trường hợp, việc ăn các loại thức ăn này có thể gây bung mắc cài hoặc biến dạng khung niềng. Vì vậy, bạn cần loại bỏ các loại thực phẩm sau ra khỏi thực đơn:
- Đồ ăn dai và dẻo: Bánh mì có vỏ dai và cứng, bánh nếp, bánh dày, xôi chiên, rau muống luộc,…
- Thực phẩm giòn: Đồ chiên giòn, bỏng ngô, khoai tây chiên,…
- Thực phẩm cứng, khó nhai: Kẹo, đá viên, xương, sườn, hạt ngũ cốc sấy,…
- Các món ăn cần nhai nhiều: Ngô luộc, ngô nướng, đùi gà, cánh gà,…
- Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Lẩu, canh nóng, đá bào, kem…
ĐỌC NGAY: Sau Khi Niềng Răng Nên Ăn Gì? Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Niềng Răng
Hướng dẫn chăm sóc răng khi niềng mắc cài kim loại
Thức ăn và nước uống là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến răng miệng. Đặc biệt là đối với người đang thực hiện niềng răng, việc chăm sóc răng khá khó khăn và cần phải thực hiện cẩn thận hơn so với bình thường. Khi đó, bạn cần quan tâm đến chế độ vệ sinh răng miệng như sau:
- Nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thuôn, có kích thước vừa miệng. Có thể dùng bàn chải điện để vệ sinh răng tối đa.
- Chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride, độ ăn mòn không cao và ít gây ê buốt.
- Nên thực hiện chải răng thật kỹ từ mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Đánh răng 2 đến 3 lần mỗi ngày, sau khi ăn, lưu ý phải chải cả mắc cài.
- Dùng mình bàn chải thông thường không thể làm sạch răng hoàn toàn, vì vậy bạn nên dùng thêm bàn chải kẽ răng và chỉ nha khoa.
- Tốt nhất là nên dùng tăm nước để vệ sinh răng miệng, làm sạch kẽ răng và mắc cài trước khi đánh răng.
- Nước súc miệng là thứ không thể thiếu đối với người niềng răng, nên chọn loại chứa chứa fluoride để bảo vệ răng, làm chắc răng và giảm ê buốt. Cần thực hiện súc miệng sau khi đánh răng, có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước cho phù hợp.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về niềng răng mắc cài kim loại. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ về phương pháp niềng răng và lựa chọn được địa chỉ niềng răng uy tín với mức giá phù hợp nhất.
THAM KHẢO NGAY:
- Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Có Tốt Không?
- Độ Tuổi Vàng Niềng Răng Tốt Nhất Là Khi Nào?
- Hình Ảnh Trước Và Sau Khi Niềng Răng Khiến Bạn Kinh Ngạc
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!