Trẻ Bị Nấm Miệng Phải Làm Sao? Cẩm Nang Điều Trị An Toàn Nên Biết
Trẻ bị nấm miệng phải làm sao là thắc mắc của không ít phụ huynh. Đây là căn bệnh thường xuyên xảy ra ở con khiến bé bỏ bú, quấy khóc và hay khóc đêm. Để điều trị triệt để, đòi hỏi cha mẹ cần lựa chọn đúng phương pháp, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hướng dẫn nhận biết bệnh nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong khoang miệng do nấm Candida albicans gây ra. Sự gia tăng vượt trội của loại nấm men này đã dẫn tới những vệt trắng ở lưỡi, kèm theo cảm giác đau rát.
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường không có khả năng lây nhiễm chéo, vi khuẩn chỉ lây sang và cư trú tại phần đầu ngực của mẹ trong quá trình bú. Bên cạnh các yếu tố liên quan tới nấm Candida.

Một số trường hợp mắc tưa miệng do tiếp xúc với các vật dụng, đồ chơi chứa nấm, cha mẹ chưa chú trọng vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc tác dụng phụ của thuốc. Phụ huynh dành sự quan tâm tới chủ đề trẻ bị nấm miệng phải làm sao cần nắm rõ những nguyên nhân để điều trị đúng căn nguyên, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát.
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu nhận biết nấm miệng trẻ em như:
- Xuất hiện các mảng trắng ở vùng má trong, phổ biến nhất là bề mặt lưỡi, tưa miệng
- Một số trường hợp gây đau rát hoặc thậm chí đỏ nóng ở phần bị viêm nhiễm.
- Khô miệng, hơi thở hôi và rát lưỡi.
- Chốc mép, nứt nẻ hai bên
- Nấm miệng ở trẻ khiến bé quấy khóc, khó chịu hay cáu kỉnh và bỏ bú.
Trẻ bị nấm miệng phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả
Nấm miệng ở trẻ mặc dù không gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe toàn thân, nhưng nếu để nấm tồn tại lâu trong khoang miệng có thể dẫn tới tình trạng quấy khóc, bỏ bú hoặc khóc đêm.
Chính vì vậy, cha mẹ nên chủ động điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng các giải pháp an toàn, lành tính và phù hợp với cơ địa của trẻ.
Điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt và hầu hết các cơ quan đều chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đưa con tới thăm khám y tế để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách nhận biết tưa lưỡi ở trẻ

- Thuốc vệ sinh lưỡi: Dùng các loại gạc y tế, rơ lưỡi để lấy đi vi khuẩn trong khoang miệng là cách làm đơn giản và nhanh chóng giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Sản phẩm vệ sinh lưỡi phổ biến nhất có thể kể đến Nystatin, tác dụng chống nấm, diệt khuẩn, ngăn chặn nấm ở niêm mạc miệng, lưỡi.
- Thuốc bôi nấm miệng: Nếu trẻ bị nấm miệng kéo dài và có nguy cơ tái phát cao, cha mẹ nên tham khảo các sản phẩm dạng bôi đặc trị như Miconazole. Thuốc có tác dụng chống nấm miệng, kháng nấm mạnh và phổ rộng hơn các sản phẩm rơ lưỡi y tế.
- Thuốc uống điều trị nấm: Đối với những phụ huynh đang thắc mắc trẻ bị nấm miệng phải làm sao khi con mắc bệnh lâu, tái phát nhiều lần và không đáp ứng tốt với hai phương pháp vệ sinh lưỡi và bôi ngoài. Thuốc trị nấm miệng cho trẻ có khả năng ức chế quá trình tổng hợp enzyme của vi khuẩn, phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn sự lây lan.
Trẻ bị nấm miệng phải làm sao – cách trị bằng mẹo dân gian
Hầu hết các phương pháp trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian đều có tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ và dễ dàng thực hiện tại nhà.
- Rau ngót: Xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt rau ngót, dùng vệ sinh lưỡi cho trẻ 2 – 3 lần/ tuần bằng dụng cụ rơ lưỡi y tế.
- Trà xanh: Dùng nước trà xanh cho trẻ súc miệng hoặc vệ sinh bề mặt lưỡi giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, sát trùng và kháng viêm hiệu quả.
- Muối sinh lý: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sau khi vệ sinh răng miệng sẽ lấy đi các mảng bám còn sót lại, kháng khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Đông y gia truyền điều trị nấm miệng
Các bài thuốc từ Đông y có thể khắc phục hầu hết nhược điểm của phương pháp mẹo dân gian và các bài thuốc Tây y. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa tính an toàn và hiệu quả, ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị nấm miệng cho trẻ đã trở thành sự lựa chọn của đông đảo phụ huynh.
- Bài thuốc số 1: Dùng các vị thuốc nam bao gồm cây gai tỵ, dương xỉ, hoàng liên và vỏ xoài đem rửa sạch và đun sôi với 500ml nước. Chờ tới khi thuốc trong nồi cạn vừa đủ 1 bát, có thể dùng vệ sinh lưỡi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các nguyên liệu như lá trầu không, lá trà xanh, xạ hương, hương nhu, bạc hà, thiên niên kiện và quế rửa sạch. Đem toàn bộ thành dược liệu đã sơ chế đun sắc với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Phụ huynh có thể cho trẻ dùng súc miệng mỗi ngày hoặc thấm vào gạc để rơ lưỡi.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Đa số các bậc phụ huynh đều có suy nghĩ chủ quan, lơ là trước việc vệ sinh răng miệng, lưỡi cho trẻ sơ sinh. Trẻ dùng sữa công thức song song với việc bú mẹ hoặc bú ngoài hoàn toàn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi cao hơn.
Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh lưỡi cho trẻ 1 – 3 lần/tuần, kết hợp mát xa phần lợi để kích thích mọc răng đúng lộ trình, cho con súc miệng nước ấm sau khi ăn bột…
Trên đây là những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị nấm miệng phải làm sao. Để điều trị hiệu quả căn bệnh này, cha mẹ nên chủ động quan sát các biểu hiện của trẻ, đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng khoa học.
Dành cho bạn:
- Nấm miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng dẫn điều trị cực hiệu quả
- Nấm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!