Áp Xe Răng Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Nhiều người vẫn thắc mắc liệu không biết áp xe răng có nguy hiểm không? Đây thực chất là biến chứng của nhiễm trùng chóp răng và sự phá hủy của các mô quanh răng. Nên điều trị áp xe răng càng sớm càng tốt. Bởi vì, đây là một bệnh nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm. Bệnh sẽ nguy hại đến tính mạng nếu như bạn chủ quan với những dấu hiệu khởi phát.
Áp xe răng có nguy hiểm không?

Khi cơ thể có một bệnh gì đấy ai cũng sẽ thắc mắc bệnh mình đang mắc phải có nguy hiểm hay không? Đối với bệnh này cũng thế, ít nhiều sẽ có người thắc mắc bị áp xe răng có nguy hiểm không?
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi này là có. Bệnh có thể khiến bạn mất mạng nếu không tiến hành điều trị kịp thời. Sở dĩ áp xe răng có thể gây ra chết người vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau nếu như ta chủ quan với những dấu hiệu khởi phát.
Áp xe răng có thể gây ra những biến chứng như:
Gây nhiễm trùng máu
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, vi khuẩn trong ổ áp xe răng sẽ lan vào máu gây nhiễm trùng máu. Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng máu là những người có hệ miễn dịch yếu như: người già, trẻ em và người có sức khỏe yếu.
Nhiễm trùng máu sẽ khiến cho các cơ quan, hệ thống chính của cơ thể như tim, gan, phổi và hệ thần kinh trung ương ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong. Năm 2007, ở Mỹ đã có một cậu bé chết vì nhiễm trùng máu do biến chứng của áp xe răng gây ra.
Viêm tấy lan rộng và hoại tử sàn miệng
Biến chứng viêm tấy lan rộng và hoại tử sàn miệng do không điều trị áp xe răng kịp thời thường xảy ra với người lớn. Biến chứng nhiễm trùng sẽ lan rộng xuống vùng dưới lưỡi, 2 bên phần hàm và vùng sàn miệng. Biến chứng này có thể gây tắc nghẽn tắc đường hô hấp. Khiến người bệnh ngạt thở, nếu không cấp cứu kịp thời trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là tử vong.
Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây thì nên tới những cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị gấp, đó là:
- Khó thở,
- Đau cổ,
- Sốt,
- Suy nhược cơ thể
- Đãng trí
Ngoài ra, bệnh áp xe răng còn có những triệu chứng khác như mệt mỏi, mẩn đỏ ở cổ, đau tai và chảy nước dãi.
Viêm mô tế bào mặt
Viêm mô tế bào mặt cũng là một trong những biến chứng của áp xe răng gây ra. Vi khuẩn từ ổ mủ chỗ áp xe răng sẽ thâm nhập vào các mô mềm ở vùng mặt, gây ra viêm mô tế bào trên khuôn mặt.
Viêm mô tế bào thực chất là nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng của viêm mô tế bào thường là: sưng, nóng đỏ, đau vùng da mặt bị tổn thương. Bệnh cũng có thể có những triệu chứng khác như: sốt, run, ớn lạnh, buồn nôn.
Qua những thông tin trên chắc hẳn câu hỏi “áp xe răng có nguy hiểm không?” các bạn đã tự có câu trả lời thỏa đáng.
Dù nguy hiểm là vậy nhưng các bạn đừng nên quá lo lắng. Chúng ta chỉ cần chăm sóc răng miệng tốt và thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện những biểu hiện lạ của răng miệng. Từ đó, kịp thời có hướng xử lý những vấn đề về sức khỏe.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh áp xe răng
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ áp dụng một trong những cách dưới đây để chẩn đoán mức độ tổn thương và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.
- Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa gõ vào vùng áp xe răng để đánh giá mức độ nhạy cảm của răng. Các bạn cũng có thể dễ dàng quan sát biểu hiện ở vùng răng áp xe bằng mắt thường.
- Chụp X-quang: Với những trường hợp không có biểu hiện rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x-quang để quan sát rõ hơn mức độ tổn thương của áp xe răng gây ra.
- Chụp CT: Đối với những trường hợp nghi áp xe răng lan rộng sang những khu vực xung quanh như: cổ, mặt hoặc trường hợp nhiễm trùng diễn biến phức tạp thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT.
Điều trị áp xe răng
Áp xe răng nếu không được điều trị sớm thì sẽ khiến người bệnh gặp những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có cách chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm thiểu tình trạng đau nhức do bệnh áp xe răng gây ra. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu bất thường bạn vẫn nên đến những cơ sở y tế thăm khám.
Xem thêm: Áp xe quanh chóp răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
Điều trị áp xe răng bằng phương pháp dân gian
Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do áp xe răng gây ra.
Lá trầu không
- Sử dụng 3 lá trầu không rửa sạch, xay nhuyễn.
- Cho thêm một lượng nước sạch vừa đủ và một ít muối rồi khuấy đều hỗn hợp này.
- Đợi cho phần lá trầu lắng xuống thì lấy phần nước trong để súc miệng. Hỗn hợp này có thể làm giảm cơn đau do áp xe gây ra.
Chườm lạnh
Đây là cách chữa trị áp xe răng tại nhà đơn giản nhất và khá hiệu quả trong việc giảm đau và sưng.
Bạn chỉ bọc vài viên đá vào khăn mỏng rồi chườm lên má đang sưng tấy, đau nhức. chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ tình trạng do áp xe răng gây ra được cải thiện tốt.
Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá quá lâu vì nó có thể gây ra bỏng lạnh. Bạn nên chườm đá 1-2 phút rồi bỏ ra, lặp đi lặp lại cho đến đi cảm thấy cơn đau đã không còn.
Tinh dầu đinh hương
Dầu đinh hương là bài thuốc chữa đau răng tự nhiên nhất được áp dụng từ thời ông cha ta. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt nên tinh dầu đinh hương thường được khuyên dùng để điều trị áp xe răng.
- Bạn nên pha loãng vài giọt tinh dầu đinh hương với nước ấm trước khi sử dụng.
- Dung dịch trên dùng để súc miệng, bạn cũng có thể dùng để ngậm trong khoảng từ 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, bạn sẽ thấy sự chuyển biến rõ rệt.
Tỏi
Tỏi là một dược liệu tự nhiên có nhiều công dụng chữa bệnh. Tỏi có khả năng giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức, sưng viêm mô mềm do áp xe răng gây ra.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một vài nhánh tỏi, lột vỏ rồi đập dập. Dùng phần tỏi trên xoa trực tiếp lên khu vực bị nhiễm khuẩn. Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần/ngày sẽ thấy tình trạng viêm nhiễm được cải thiện.
Súc miệng nước muối
Đây là cách đơn giản nhưng lại mang hiệu quả cao đối với những người mắc các bệnh lý về răng miệng. Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau đơn giản và an toàn nước muối được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất.
Thế nên, không chỉ những người bị áp xe mà những người có vấn đề về sức khỏe răng miệng cũng được khuyên dùng nước muối để súc miệng thường xuyên.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước muối tự pha nước ở nhà. Vì nước muối tự pha không đúng nồng độ muối như quy định, đồng thời, nước muối tự pha không đảm bảo tính vô trùng như nước muối sinh lý.
Điều trị áp xe răng bằng phương pháp Tây y
Vì áp xe răng không thể tự khỏi nên cần phải có sự can thiệp y tế. Đây là cách chữa trị cần thiết và bắt buộc. Tùy vào tình trạng do bệnh gây ra bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể khác nhau như:
Điều trị tủy răng
Đây là giải pháp giúp loại bỏ sự lây nhiễm chéo và giúp bạn bảo tồn được răng. Khi tiến hành điều trị tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy răng viêm nhiễm và ổ áp xe răng. Việc loại bỏ này sẽ đảm bảo không để sót lại tủy răng.
Sau khi hoàn thành 2 bước trên, nha sĩ sẽ trám bít những ống tủy răng này lại. Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ răng sau khi đã loại bỏ mô tủy.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Nếu tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng sang các răng bên cạnh, xuống 2 hàm hoặc đến các khu vực khác, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng. Trong trường hợp hệ miễn dịch suy yếu, thuốc kháng sinh cũng có thể được các bác sĩ khuyến khích dùng.
Ngoài thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và nước súc miệng cũng được chỉ định dùng để giảm các cơn đau do áp xe răng gây nên. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc những loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng, tránh trường hợp nhờn thuốc. Các bạn không nên tùy tiện ra quầy thuốc mua về uống.
Nhổ răng bị ảnh hưởng
Đây là phương pháp bất đắc dĩ nếu như răng áp xe của bạn bị ảnh hưởng trọng không thể khắc phục. Bác sĩ thực hiện nhổ bỏ răng và xử lý ổ áp xe để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Làm thế nào phòng tránh bệnh áp xe răng?
Áp xe răng dù ở độ tuổi nào cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh việc tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ thì chúng ta cũng nên chủ động trong việc chăm sóc cũng như phòng ngừa tái phát bệnh.
- Thực hiện nghiêm túc việc chải răng 2 lần/ngày. Sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Bạn cũng nên chải răng hoặc súc miệng sau khi ăn 30 phút để khoang miệng luôn được sạch sẽ.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý về răng miệng.
- Nên trám rãnh răng để phòng ngừa kẹt thức ăn gây sâu răng.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, muối khoáng.
- Nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống có hại cho răng như: bánh ngọt, kẹo, trà, cà phê, nước có gas, chất kích thích.

Áp xe răng là bệnh không thể tự khỏi và nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như chúng ta không kịp thời chữa trị. Chính vì vậy, các bạn không nên “ngó lơ” bất kì một dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể của mình để tránh trường hợp bệnh tiến triển khó lường.
Dành cho bạn:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!