Ê Buốt Răng Sau Khi Trám Do Đâu? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

Ê buốt răng sau khi trám là tình trạng thường gặp sau khi đi điều trị sâu răng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng này diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới đời sống thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân chính gây buốt răng và cách khắc phục hiệu quả.

Trám răng là gì?

Trám răng là một kỹ thuật khá đơn giản, được chỉ định dùng trong trường hợp răng bị tổn thương. Kỹ thuật này sử dụng một lớp vật liệu nhân tạo gần giống men răng lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng. Phù hợp với tình trạng: Răng bị sứt mẻ, sâu răng hoặc viêm tủy, mòn men răng, mòn cổ răng với mục đích khôi phục diện mạo như ban đầu, ổn định chức năng của răng, hàm và đem lại sự tự tin sau khi điều trị.

Trám răng được chỉ định dùng trong trường hợp răng bị tổn thương
Trám răng được chỉ định dùng trong trường hợp răng bị tổn thương

Bị ê răng sau khi trám là tình trạng tương đối phổ biến, diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Phản ứng kích thích của răng sẽ biểu hiện phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nhạy cảm của răng. Tuy nhiên, ê buốt răng sẽ gia tăng khi gặp nhiệt độ nóng lạnh bất thường từ thức ăn, đồ uống. Và cao hơn khi hai răng tiếp xúc nhau.

Ê buốt răng sau khi trám do đâu?

Sau khi trám răng bị ê buốt là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên nếu cảm giác đau nhức kéo dài có thể xuất phát do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Ê buốt răng sau khi trám do tay nghề nha sĩ

Cảm giác ê buốt có thể đến do quá trình điều trị không được đảm bảo. Nếu quy trình trám răng không đảm bảo kỹ thuật, sử dụng sai liều lượng thuốc hoặc không tuân theo yêu cầu an toàn, tay nghề yếu có thể dẫn tới vết thương khi loại bỏ mảng bám đen ở các hố sâu, gây chảy máu lợi… Chính vì vậy, dẫn tới cảm giác ê buốt kéo dài về sau.

Bị ê răng sau khi trám do vết trám hở

Bản chất của trám răng chính là sử dụng các loại vật liệu lỏng để đắp vào kẽ răng bị tổn thương nhằm ngăn vừa sự lây lan của vi khuẩn, tránh ảnh hưởng tới chức năng nhai và tính thẩm mỹ. Thao tác này đòi hỏi đảm bảo độ khít hoàn hảo. Nếu bị lệch hoặc cao hơn so với bề mặt răng sẽ làm tổn hại đến nướu và chân răng.

Vết sâu chưa được nạo sạch

Trước khi trám răng, các hố răng sâu, viêm sẽ phải được cạo sạch, thậm chí đắp thuốc để kiểm tra mức độ kích ứng trong khoảng 5 – 7 ngày. Nếu chưa được làm sạch có thể khiến vi khuẩn tích tụ và tiếp tục sinh trưởng, lâu dần gây viêm tủy, đau nhức.

Xem thêm: Tổng hợp những cách khắc phục răng ê buốt sau khi bọc sứ hiệu quả

Ê buốt răng sau khi trám do vết sâu chưa được nạo sạch
Ê buốt răng sau khi trám do vết sâu chưa được nạo sạch

Viêm tủy không được điều trị triệt để

Nếu răng sâu ở mức độ nặng sẽ dẫn tới tình trạng viêm tủy. Trước khi trám răng, nha sĩ cần ưu tiên điều trị triệt để trước. Tuy nhiên, nếu cố tình lấp lỗ trống ở răng hoặc điều trị không triệt để sẽ gây ra đau nhức hoặc có nguy cơ gây ra áp xe ổ xương cao.

Răng bị ê nhức sau khi trám do áp lực nén vào xoang

Áp lực nén ép vật liệu vào hốc răng sâu gần xoang hàm làm chuyển dịch ngà trong ống, gây cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, đây là trường hợp tương đối hiếm gặp.

Lấy cao răng

Thông thường trước khi trám nha sĩ sẽ gợi ý làm sạch tổng quan và điều trị các vấn đề răng miệng đang gặp phải, phổ biến nhất là lấy đi mảng răng sâu, triệt tủy và lấy cao răng. Nếu lấy cao răng quá mạnh tay, ở một số trường hợp nhạy cảm có thể dẫn tới cảm giác ê buốt răng, kể cả sau khi trám răng hoặc chảy máu chân răng.

Xuất hiện khoảng trống giữa vật liệu trám và răng thật

Vật liệu trám phổ biến là Composite hoặc Amalgam thường có khuynh hướng, khi chiếu đèn laser, chúng có xu hướng đông cứng cố định lại bên trong răng. Nếu chất liệu trám tạo một khoảng trống với răng thật sẽ kích thích dịch ngà răng tiết ra lấp đầy vào khoảng trống đó. Khi nhai, chất lỏng ngà răng dịch chuyển sẽ gây ra cảm giác ê buốt.

Ê buốt răng sau khi trám do bệnh lý về răng miệng

Thông thường, cảm giác đau nhức sẽ diễn ra chủ yếu ở các trường hợp mắc viêm tủy. Khi tình trạng này kéo dài sẽ tác động đến những dây thần kinh gây cảm giác đau buốt tại vị trí răng vừa được trám.

Đèn chiếu laser

Ánh sáng laser có vai trò giúp làm đông cứng vật liệu trám, nếu thời gian chiếu quá lâu hoặc răng nhạy cảm sẽ gây ra cảm giác kích ứng răng, ê buốt, đặc biệt với người có răng nhạy cảm.

Ê buốt răng sau khi trám răng do chế độ chăm sóc răng miệng

Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi trám răng có vai trò rất quan trọng quyết định tới khả năng kích ứng của răng. Nếu tiếp xúc với các thực phẩm có nhiệt độ nóng hoặc lạnh bất thường, quá cứng sẽ dễ dẫn tới cảm giác ê buốt. Bạn nên hạn chế ăn sau khoảng ít nhất 2 tiếng kể từ khi kết thúc điều trị, không nên để phần hàm làm việc quá nhiều.

Ê buốt răng sau khi trám răng kéo dài trong bao lâu?

Tình trạng bị ê răng sau khi trám chỉ xảy ra trong khoảng 1 – 2 tuần đầu và sau đó tự biến mất, kể cả đối với những răng nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau nhức kéo dài bất thường trên 2 tuần, bạn nên chủ động tới gặp các bác sĩ thực hiện trám răng để được điều trị đúng vấn đề, không nên tự ủ bệnh hoặc lạm dụng các sản phẩm giảm đau.

Cách khắc phục răng bị ê nhức sau khi trám

Sau khi trám răng bị ê buốt, bạn nên đến điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Tuy nhiên, trong khoảng 1 – 2 tuần đầu, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

Cách khắc phục răng bị ê nhức sau khi trám
Cách khắc phục răng bị ê nhức sau khi trám
  • Đánh răng nhẹ nhàng từ 2 – 3 lần mỗi ngày với loại kem dành cho răng nhạy cảm hoặc có tác dụng giảm ê buốt. Nên dùng nước ấm để làm sạch răng.
  • Chải với một lực nhẹ nhàng, ưu tiên lựa chọn sản phẩm có đầu lông mảnh, nhỏ và vệ sinh răng kỹ lưỡng từ trong ra ngoài, đảm bảo không bỏ sót bất cứ vị trí nào. Tuy nhiên, không cần quá tập trung vào các hố sâu răng vừa được trám.
  • Ê buốt răng sau khi trám răng nên tránh các loại thực phẩm cứng, khó nhai đòi hỏi hoạt động hàm nhiều. Bên cạnh đó, hạn chế để răng tiếp xúc với các loại nước uống, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Trong khoảng 2 tiếng sau khi vừa mới trám răng xong, bạn hãy cố gắng không ăn bất cứ món ăn nào để phần vật liệu bên trong hố răng có thời gian cố định và làm quen.
  • Sau khi đánh răng, nên vệ sinh lại với nước súc miệng có chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên.
  • Nước súc miệng từ lá trà xanh có khả năng chống oxy hóa cao, giảm tình trạng răng ê buốt, bạn có thể sử dụng khoảng 2 lần/ngày.
  • Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài thuốc giảm ê buốt từ nghệ. Hàm lượng dồi dào hợp chất curcumin giúp giảm cơn ê buốt của răng. Bạn có thể thoa trực tiếp tinh bột nghệ lên răng hoặc trộn hỗn hợp gồm 1 thìa bột nghệ, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa dầu mù tạt. Sau đó thoa lên nướu và để im trong khoảng từ 3 – 5 phút, súc miệng lại với nước ấm.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều bởi vì có thể dẫn tới tác dụng phụ, nhờn thuốc hoặc phụ thuộc.

Ê buốt răng sau khi trám có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người đọc nhận diện kịp thời các vấn đề này, đồng thời chủ động khắc phục, ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách hơn.

Gợi ý cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới

Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Hệ thống cơ sở
HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Quận 1 - Cơ sở TPHCM : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - APEC Thủ Đức TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309