Quá Trình Sâu Răng Diễn Ra Như Thế Nào? Cách Xử Lý Triệt Để

Sâu răng là bệnh lý nha khoa mà rất nhiều người mắc phải ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên quá trình sâu răng diễn ra như thế nào cũng như phương pháp điều trị cho từng giai đoạn thì không phải bệnh nhân nào cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về quá trình sâu răng trong bài viết dưới đây:
Định nghĩa về sâu răng
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương cấu trúc do các axit bào mòn men răng, có thể ảnh hưởng tới lớp ngà răng. Đây chính là biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất của tình trạng này.
Nếu không được điều trị kịp thời, những lỗ sâu li ti này sẽ to dần theo thời gian và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy răng, gây cảm giác đau nhức dữ dội, nhiễm trùng hoặc thậm chí phải loại bỏ răng hoàn toàn .
Sâu răng là bệnh lý tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại đem đến nhiều rắc rối trong sinh hoạt thường nhật của bạn.

Các loại sâu răng thường thấy hiện nay
Tùy vào tình trạng răng miệng của người bệnh mà bác sĩ phân chia sâu răng làm 3 loại phổ biến, cụ thể như sau:
- Sâu tại bề mặt răng: Đây là giai đoạn đầu của quá trình sâu răng, trên bề mặt răng bắt đầu xuất hiện những đốm màu trắng đục sau đó dần ăn mòn theo men răng hình thành các lỗ sâu răng có màu đen. Các lỗ sâu có thể xuất hiện tại bề mặt nhai của răng hoặc trong các kẽ răng.
- Sâu tại chân răng: Đây là tình trạng cấu trúc chân răng bị phá hủy do sự xâm nhập của vi khuẩn xuất hiện trong khoang miệng. Quá trình sâu răng thường kéo theo những biểu hiện như tụt lợi, gây lộ chân răng, hở một phần hoặc toàn bộ chân răng gây mất thẩm mỹ mỗi khi giao tiếp với mọi người. Do đó, chân răng khi không có men răng bao bọc sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây sâu tại chân răng.
- Sâu răng tái phát: Đây là tình trạng sâu thường xảy ra tại vị trí trám răng và tại mão răng sứ. Nguyên nhân thường là do người bệnh vệ sinh răng không cẩn thận khiến thức ăn thừa vẫn còn sót lại tạo thành những mảng bám trên bề mặt của răng, theo thời gian hình thành sâu răng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Căn cứ vào tình trạng của răng, bác sĩ phân chia sâu răng ra 3 loại để có phương pháp điều trị phù hợp
Các giai đoạn của quá trình sâu răng
Các giai đoạn sâu răng có thời gian cố định, có thể diễn ra nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Tuy nhiên, theo thống kê, đa phần các các giai đoạn của sâu răng sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 năm, tính từ lúc vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào răng cho đến khi hình thành các lỗ sâu, với 4 giai đoạn thường thấy dưới đây:
- Giai đoạn 1: Sâu răng giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ sự đau nhức hay khó chịu nào. Tuy nhiên, nếu cẩn thận quan sát, trên bề mặt răng của bạn sẽ xuất hiện những chấm trắng nhỏ và khiến cho răng bị xỉn màu.
- Giai đoạn 2: Từ những đốm trắng nhỏ đó, các vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển nhờ vào những thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Từ đó, chúng bắt đầu chuyển hóa thành các axit có tác dụng phá hủy men răng, khiến vị trí bị sâu từ những đốm trắng chuyển sang đen. Ở giai đoạn này bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ê buốt tại vị trí sâu khi ăn thức ăn nóng, lạnh, nghiêm trọng hơn là những cơn đau nhức răng có thể đã bắt đầu xảy ra.
- Giai đoạn 3: Dưới sự tấn công của vi khuẩn, lỗ sâu từ nhỏ li ti sẽ nhanh chóng to dần và vi khuẩn sẽ xâm nhập tới phần tủy răng. Đây là giai đoạn bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng dữ dội nhất và nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì phần tủy răng sẽ bị viêm tủy cấp.
- Giai đoạn 4: Nếu tình trạng viêm tủy không được điều trị kịp thời sẽ hình thành những ô viêm nhiễm xung quanh chân răng và lan ra những tổ chức xung quanh răng khác làm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe răng miệng. Do đó, dẫn đến tình trạng chết tủy, răng bị phá hủy và không thể phục hồi được.
Quá trình sâu răng sẽ diễn ra trong thời gian tương đối dài với 4 giai đoạn chính
Xem thêm: Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả nhất
Điều trị sâu răng ở các giai đoạn
Phương pháp điều trị cho bệnh nhân sâu răng thường được bác sĩ tư vấn theo các giai đoạn của sâu răng. Dưới đây là một số phương pháp trị sâu răng cụ thể như sau:
Tái khoáng
Với bệnh nhân sâu răng giai đoạn đầu, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp tái khoáng răng để phục hồi phần men răng bị tổn thương. Phương pháp này giúp lấp đầy các mảng răng bị mài mòn bằng cách bổ sung các chất khoáng bị mất. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dưỡng chất và dinh dưỡng trong quá trình ăn uống lành mạnh và đúng cách để răng được ổn định nhanh chóng.

Trám răng
Ở giai đoạn này trên răng xuất hiện những lỗ sâu răng và làm ảnh hưởng đến ngà răng. Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn lựa chọn thực hiện trám răng.
Khi bắt đầu quá trình trám răng, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ vị trí bị sâu răng và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, họ sẽ dùng những vật liệu nha khoa an toàn với cơ thể như sứ hoặc composite có trùng màu với răng thật để lấp đầy khoảng trống bị sâu.
Bọc răng sứ
Nếu tình trạng sâu răng khiến cho vi khuẩn chạm đến tủy răng, bác sĩ sẽ nhanh chóng loại bỏ những ổ viêm nhiễm trên răng thật sạch sẽ để tránh lây lan sang xương hàm và những vị trí răng khác.
Bọc mão sứ là quá trình tiến hành phủ một lớp sứ mỏng bao bọc phần thân răng. Khu vực bị phân hủy được loại bỏ trước khi mão sứ được đặt. Phần mô răng khỏe mạnh cũng sẽ được bỏ đi một phần để mão sứ có thể ôm sát với thân răng của bạn.

Nhổ răng và trồng răng thay thế
Nếu tình trạng răng miệng không thuyên giảm buộc phải nhổ bỏ răng sâu và tiến hành trồng răng mới thay thế. Bởi lúc này vi khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong tủy, dẫn đến tình trạng chết tủy và răng không còn khả năng phục hồi
Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến bạn có thể lựa chọn là cắm implant và làm cầu răng sứ. Phương pháp này sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, bạn có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu và tài chính của bản thân.
Một số cách phòng tránh sâu răng
Sâu răng là vấn đề nhiều người gặp phải và không ít trường hợp sâu răng gây nên những hậu quả đáng tiếc, nghiêm trọng nhất là mất răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề để phòng tránh bệnh sâu răng cụ thể như sau:.
- Cần phải đánh răng 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ, sử dụng thêm chỉ nha khoa hay nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ thức ăn thừa trong các kẽ răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột như: bánh kẹo, nước ngọt,…
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và cà phê vì trong các loại đồ uống này có chứa chất làm bào mòn và phá hủy men răng.
- Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của bé, đặc biệt là trong những giai đoạn quan trọng như mọc răng sữa, thay răng. Ngoài ra cha mẹ cần tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày để đảm bảo răng bé luôn được sạch sẽ.
- Dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ thì cũng đều cần phải khám răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để nha sĩ có thể kịp thời phát hiện các vấn đề về răng và có phương pháp xử lý nhanh chóng.
Bạn cần khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện các ổ sâu vỡ và có phương án xử lý nhanh chóng
Trên đây là những thông tin cơ bản về quá trình sâu răng và cách điều trị. Bạn hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách nhanh chóng đến gặp nha sĩ khi phát hiện tình trạng sâu răng, để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Gợi ý xem thêm:
- Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là do đâu? Nên làm gì để khắc phục?
- Chữa viêm nha chu ở đâu tốt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!