Nhiệt Miệng Là Bệnh Gì, Triệu Chứng Và Biện Pháp Điều Trị

Nhiệt miệng là tình trạng nhiều người gặp phải, gây đau nhức, ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp điều trị bệnh lý này như thế nào, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin làm rõ.

Giải đáp nhiệt miệng là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh?

Theo bác sĩ chuyên khoa, nhiệt miệng được đặc trưng bởi các vết loét nhỏ, xuất hiện tại vị trí mô mềm trong khoang miệng như môi, nướu, lưỡi,.. Vết thương thường có màu trắng hình oval hoặc hình tròn, một vài trường hợp chuyển sang màu vàng. Nốt nhiệt có viền xung quanh màu đỏ, thường sưng, nổi cao hơn niêm mạc bình thường.

Bệnh nhân thường cảm thấy vướng víu, khó chịu nhất là khi ăn nhai. So với mụn nước, nhiệt miệng không lây lan và thường chỉ ảnh hưởng tới một khu vực nhất định. Vết nhiệt miệng ở mô hoặc lưỡi làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc giao tiếp, thậm chí có trường hợp bệnh nhân thấy đau nhức ngay cả khi nuốt nước bọt.

Nhiệt miệng là tình trạng nhiều người gặp phải
Nhiệt miệng là tình trạng nhiều người gặp phải

Bác sĩ chuyên khoa cho biết khó có thể xác định chính xác bệnh lý hình thành do nguyên nhân nào. Bệnh xuất hiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố liên quan, trong đó có thể kể tới yếu tố thiếu dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, nóng trong hoặc từ viêm nhiễm răng miệng.

Bên cạnh đó, nhiệt miệng có thể xuất hiện từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Thường xuyên sử dụng và nạp một lượng đồ ăn cay nóng quá lớn vào cơ thể, gây nóng trong, xuất hiện tổn thương ở vùng miệng.
  • Thao tác đánh răng quá mạnh gây ảnh hưởng tới vùng niêm mạc miệng.
  • Sử dụng các loại nước súc miệng chứa thành phần dễ làm tổn thương da, dẫn tới hình thành vết loét.
  • Thiếu các dưỡng chất bao gồm: Axit Folic, kẽm hoặc các vitamin B6, B12, C.
  • Không may gây tổn thương niêm mạc miệng khi ăn dẫn tới hình thành các vết thương hở. Sau một thời gian, vi khuẩn tấn công tạo thành các vết loét gây đau.
  • Tổn thương cũng có thể xuất hiện ở những chị em bị rối loạn nội tiết tố kéo dài nhiều ngày.
  • Đối tượng bị viêm loét đại tràng, HIV/AIDS, rối loạn tự miễn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám để có phương pháp điều trị hiệu quả, từ đó đẩy lùi nhanh chóng tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết

Nhận biết dấu hiệu của bệnh lý là điều cần làm để phát hiện sớm, có biện pháp ngăn chặn, cải thiện tình trạng lở loét ở niêm mạc miệng. Từ đó giúp người bệnh giảm đau nhức, khó chịu, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng của căn bệnh theo cảnh báo từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Nhận thấy xuất hiện một hoặc nhiều đốm đỏ, vết sưng trên niêm mạc của khoang miệng. Lâu dần các vết này phát triển thành lở loét gây rát, đau, khó chịu.
  • Vùng trung tâm của vết loét thường có màu trắng hoặc ngả vàng.
  • Kích thước của vết loét không quá lớn, phổ biến nhất là dưới 1 cm.
  • Khi bắt đầu lành, vết loét thường có màu xám.
  • Trong một số trường hợp, người mắc bệnh còn kèm theo sốt, sưng hạch bạch huyết.
Đau rát, khó chịu là biểu hiện nhiều bệnh nhân gặp phải
Đau rát, khó chịu là biểu hiện phổ biến khi bị nhiệt miệng

Khi nhận thấy xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý như nói trên, bạn cần bình tĩnh kiểm tra, theo dõi, thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông thường, các cơn đau sẽ biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày nhưng có thể bạn phải cần tới 1 – 3 tuần để các vết loét lành hoàn toàn.

Tham khảo: Viêm Chân Răng Là Bệnh Gì? Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Chữa Tốt

Biến chứng của bệnh nhiệt miệng

Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhiệt miệng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên với một vài trường hợp, các vết loét kéo dài vài tuần có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như:

  • Gây cảm giác đau, khó chịu khi đánh răng, khi ăn hoặc nói chuyện.
  • Gia tăng tình trạng mệt mỏi ở người bệnh khi các vết loét tràn ra bên ngoài miệng.
  • Bệnh nhân sốt cao, có thể dẫn tới viêm mô tế bào.

Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, tổn thương khiến bạn đau không chịu được, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Trong khi biện pháp chữa bệnh tại nhà không phát huy hiệu quả, bạn nên tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây lây lan, tạo ra vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chẩn đoán căn bệnh

Chẩn đoán bệnh nhiệt miệng bằng cách nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Bác sĩ chuyên khoa có thể không cần một xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán căn bệnh.

Thông thường, bác sĩ sẽ quan sát vết thương để tìm kiếm các biểu hiện của bệnh lý. Kết quả thu được sẽ giúp xác định chính xác tình trạng, mức độ nặng nhẹ của người mắc. Một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe liên quan, nhất là khi vết loét tiến triển hoặc nghiêm trọng.

Biện pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả, nhanh chóng, an toàn

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh nhân nên thực hiện việc điều trị nhiệt miệng sớm để hạn chế tình trạng khó chịu hoặc đau khi ăn uống. Với thể bệnh nhẹ, việc điều trị thường đơn giản, nhanh chóng và có thể áp dụng ngay tại nhà.

Trường hợp bệnh nghiêm trọng cần tới cơ sở y tế để được đánh giá chính xác mức độ và có phác đồ điều trị chi tiết. Hiện nay có nhiều biện pháp chữa bệnh nhiệt miệng. Dưới đây là tổng hợp những phương pháp phổ biến, được nhiều người lựa chọn.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây là biện pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ ưu điểm về tính hiệu quả và kiểm soát bệnh lý nhanh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị tình trạng lở loét ở miệng bao gồm:

Thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiệt miệng
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiệt miệng
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm, loại thuốc phổ biến là amoxicillin, metronidazol và cotrimoxazol,…
  • Thuốc chống dị ứng: Được chỉ định với những người bị bệnh nhiệt miệng do tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
  • Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng của bác sĩ chuyên khoa do thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc mỡ: Giúp làm lành tổn thương và dịu niêm mạc, phổ biến nhất hiện nay là hydrogen peroxide và Benzocaine.
  • Một số loại khác: Trong đó có vitamin nhóm C, B, PP.

Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để thăm khám, thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng cụ thể. Một số trường hợp nặng có thể được chỉ định làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm căn cứ có biện pháp điều trị hiệu quả.

Thuốc Tây cho hiệu quả điều trị nhanh chóng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe nên nếu chỉ bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ thì bạn nên thử các biện pháp khác trước khi phải dùng tới chúng.

Cùng tìm hiểu: Hôi Miệng Cảnh Báo Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Triệt Để

Đông y chữa nhiệt miệng

Đông y cho rằng nhiệt miệng do nhiệt độc, âm hư, khiến chính khí suy giảm và dẫn tới hình thành bệnh. Đông y điều trị bệnh từ căn nguyên, giúp thanh nhiệt, chống viêm, tăng cường dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị nhiệt miệng bằng phương pháp Đông y chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp giảm đau nhanh, cải thiện vết thương, vết loét nhanh lành lại.

Thuốc Đông y chữa bệnh an toàn, lành tính
Thuốc Đông y chữa bệnh an toàn, lành tính

Bài thuốc chữa chứng nhiệt miệng thông thường

  • Dược liệu: Hoa bồ công anh, mướp đắng mỗi loại 20g, đương quy, liên kiều và hoàng cầm mỗi loại 12g, đinh lăng, nhọ nồi mỗi loại 20g. Ngoài ra cần thêm cây cam thảo, mướp đắng, tang diệp mỗi loại 16g.
  • Cách thực hiện: Toàn bộ dược liệu đem rửa thật sạch rồi cho vào sắc cùng với khoảng 500ml nước cho tới khi còn khoảng 2 bát thuốc thì dừng lại, nước thuốc thu được chia thành 2 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng thể nặng

  • Dược liệu: Bông mã đề, tâm sen, rễ đinh lăng, nhọ nồi mỗi loại 20g, cát căn, táo đỏ mỗi loại 16g, sa sâm, ngưu tất, chi tử, hoàng liên mỗi loại 12g.
  • Cách thực hiện: Toàn bộ thảo dược sau khi rửa sạch cho vào nồi đun với khoảng 300ml. Bạn cần đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 2 bát thì dừng lại, nước thuốc chỉ uống trong ngày.

Chữa bệnh bằng thuốc Đông y đảm bảo an toàn, lành tính, hạn chế tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ y học cổ truyền để được thăm khám, kê đơn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sắc uống để tránh tình trạng quá liều.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Tình trạng không quá phức tạp bạn có thể điều trị tại nhà bằng nguyên liệu sẵn có. Đây là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Những biện pháp phổ biến nhất và được đánh giá cao bao gồm:

Sử dụng nước muối sinh lý

Phương pháp được nhiều người sử dụng trong điều trị nhiệt miệng. Súc nước muối giúp chống viêm, sát khuẩn đồng thời ức chế các vi khuẩn gây loét miệng, từ đó giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.

Nước muối sát khuẩn, chống viêm hiệu quả
Nước muối sát khuẩn, chống viêm hiệu quả

Cách thực hiện

  • Dùng 5g muối hạt hòa với khoảng 300ml nước ấm hoặc mua dung dịch nước muối sinh lý 0.9% ở các hiệu thuốc.
  • Sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng trong khoảng thời gian 15 giây để làm sạch sâu khoang họng. Tiếp tục lặp lại thêm vài lần nữa để vệ sinh triệt để nhất.
  • Người bệnh có thể áp dụng biện pháp nhiều lần trong ngày cho tới khi tình trạng đau nhức giảm hẳn.

Sử dụng sữa chua

Sữa chua được đánh giá là thực phẩm tốt với sức khỏe do có chứa nhiều lợi khuẩn. Ít ai biết đây cũng là nguyên liệu hữu ích để điều trị bệnh nhiệt miệng, trong đó đặc biệt hiệu quả với nhiệt miệng xảy ra do H.Pylori, viêm đại tràng hoặc viêm ruột.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong thành phần của sữa chua có chứa men vi sinh. Chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, vì thế bạn nên bổ sung món ăn này vào chế độ ăn để đẩy lùi các vết loét ở khoang miệng nhanh chóng nhất.

Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

Thành phần của giấm táo có chứa lượng acid axetic tự nhiên khá cao. Nhờ đó, nguyên liệu này có hiệu quả diệt khuẩn tốt, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể sử dụng giấm táo cho các trường hợp nhiệt miệng nhẹ.

Cách thực hiện

  • Pha giấm táo với nước sạch tỷ lệ 1:1 sau đó sử dụng hỗn hợp thu được để súc miệng.
  • Bạn cần chọn loại giấm táo có chất lượng tốt để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Các phương pháp điều trị tại nhà thường chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp sử dụng sau 1 tuần nếu không có biến chuyển thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp nhất.

Thành phần của giấm táo có chứa lượng acid axetic tự nhiên cao
Thành phần của giấm táo có chứa lượng acid axetic tự nhiên cao

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh nhiệt miệng tuy không tác động quá nhiều tới sức khỏe của người mắc nhưng có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày. Vì thế, rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, không biết nên ăn gì và kiêng gì để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng nhất. Dưới đây là gợi ý chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa để người bệnh tham khảo và áp dụng.

  • Bệnh nhân nên chọn các loại đồ ăn mềm, dễ nuốt để không cảm thấy đau xót quá nhiều như cháo hoặc súp dinh dưỡng.
  • Bổ sung trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày để tăng cường chất xơ và vitamin cần thiết.
  • Tăng cường sử dụng các loại hạt, thịt cá và các thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  • Bạn cũng nên uống thêm một số loại đồ mát như: Nước trà xanh, nước rau má, rau ngót,…
  • Bạn có thể uống thêm nước trong bữa ăn để việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Bên cạnh đó, khi bị nhiệt miệng, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm cay, nóng, đồ uống có chứa cồn,… Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, cùng các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng đều không tốt cho căn bệnh này.

Biện pháp phòng tránh bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng có thể phòng tránh và hạn chế thông qua chế độ sống khoa học, chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp bạn nên áp dụng để tránh bệnh xuất hiện làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

  • Tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày để có thể bổ sung vitamin, chất xơ, kẽm, cùng sắt.
  • Bổ sung thêm dưỡng chất và protein cần thiết thông qua các loại thịt và cá nước ngọt.
  • Nên uống thêm khoảng 1.5 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải độc tố trong cơ thể.
  • Sử dụng thêm nước ép trái cây, trà atiso để thay thế nước uống thông thường.
  • Khi bị nhiệt miệng bạn cần kiêng thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, gừng, chúng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Bạn nên hạn chế sử dụng thức uống có chứa cồn, cà phê, thuốc lá do những loại thực phẩm này có thể làm vết loét miệng lâu khỏi, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn mặn do chúng có thể khiến các vết loét lan rộng, gây nhiễm trùng.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa lượng đường cao do chúng sẽ gia tăng nguy cơ sâu răng, kích thích vi khuẩn có hại, làm vết thương lâu lành.
  • Chú ý hơn tới việc vệ sinh răng miệng, đảm bảo có được khoang miệng sạch nhất, tránh vi khuẩn phát triển.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh bệnh lý xuất hiện.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng tránh bệnh tật.

Xem thêm: Nấm Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả

Chữa nhiệt miệng ở đâu nhanh khỏi và triệt để?

Dù là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng khi kéo dài, nhiệt miệng có thể gây phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Vì thế, bạn nên tìm tới các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng. Tổng hợp các cơ sở dưới đây hy vọng sẽ là một gợi ý hữu ích cho những ai không may mắc bệnh.

Chữa chứng lở miệng ở Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ – ViDental Clinic

Viện ViDental là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam, địa chỉ được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Đây là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại vào việc thăm khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng là một trong những ưu điểm được khách hàng đánh giá cao. Khi điều trị nhiệt miệng tại Viện ViDental, người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng cụ thể, đánh giá nguyên nhân, mức độ, sau đó chỉ định biện pháp điều trị nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân tới khám khá đông, vì thế bạn nên chủ động tới sớm để tránh việc phải chờ đợi lâu.

Chữa lở loét miệng ở Bệnh viện Bạch Mai

Đây là bệnh viện tuyến Trung Ương được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng thăm khám. Khoa Răng hàm mặt của viện sở hữu đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh lý răng miệng.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất thường xuyên được cải tiến, thay mới, bổ sung giúp hỗ trợ tối đa khi khám, điều trị. Khách hàng còn nhận được sự quan tâm tận tình, chu đáo khi khám chữa ở đây. Song khoa có số lượng bệnh nhân tới khám đông nên bạn cần tới sớm để lấy số, tránh việc xếp hàng mất thời gian.

Chữa lở miệng ở Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu bạn đang sinh sống và làm việc ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thì đây chính là địa chỉ bạn nên tới. Không chỉ sở hữu cơ sở vật chất khang trang, nơi đây còn là đơn vị công tác của đông đảo bác sĩ chuyên khoa uy tín trong lĩnh vực nha khoa.

Nhiều khách hàng đã thăm khám đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của viện. Bên cạnh đó, chi phí khám thấp, phù hợp với tài chính của nhiều người, đây cũng chính là một trong những ưu điểm của bệnh viện.

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng có thể làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, gây đau nhức khó chịu. Vì thế, khi tình trạng lở loét kéo dài, nghiêm trọng, bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới

Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Hệ thống cơ sở
HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Quận 1 - Cơ sở TPHCM : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - APEC Thủ Đức TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309