Viêm Lợi Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng mang đến rất nhiều bất tiện cho trẻ trong việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân trẻ mắc viêm lợi là do đâu, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên, mời bạn đọc tham khảo.

Bệnh viêm lợi ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm lợi (viêm nướu răng) ở trẻ em là tình trạng các mô mềm xung quanh răng trẻ bị viêm nhiễm. Nướu bị sưng đỏ, đau nhức và rất dễ chảy máu khi đánh răng. Đặc biệt, tình trạng viêm lợi hay gặp nhất ở những trẻ trong độ tuổi thay răng.

Viêm lợi ở trẻ em gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Viêm lợi ở trẻ em gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết con mình bị viêm lợi thông qua các biểu hiện sau đây:

  • Sưng nhẹ ở viền và gai nướu: Nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, khi nướu bị viêm sẽ có màu đỏ ửng, nặng hơn có thể sưng tấy.
  • Đau rát: Trẻ sẽ cảm thấy đau rát ở nướu, cơn đau tăng lên khi đánh răng hoặc tác động lực vào vùng nướu. Một số trường hợp trẻ có thể cảm thấy rất đau, nướu sưng lên kèm theo lở loét. Nếu quá đau trẻ sẽ lười đánh răng, khiến tình trạng bệnh viêm lợi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Miệng trẻ có mùi hôi khó chịu: Dấu hiệu này rất dễ nhận biết. Khi trẻ bị viêm lợi, vi khuẩn gây viêm tích tụ lại, gây ra mùi khó chịu trong hơi thở của trẻ.
  • Trẻ bỏ ăn hoặc ăn ít: Với những trẻ chưa biết nói, cha mẹ có thể quan sát thông qua việc ăn uống hằng ngày của trẻ. Nếu trẻ bỏ ăn và quấy khóc, nguyên nhân có thể xuất phát từ bên trong miệng của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ

Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm lợi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Do trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, các mảng bám không được loại bỏ sẽ tích tụ trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Các vi khuẩn này sẽ sản sinh ra độc tố, gây kích ứng và phá hủy nướu răng.
  • Viêm nướu do mọc răng: Tình trạng này chỉ xảy ra ở trẻ khoảng 6-7 tuổi, đây là giai đoạn thay răng sữa, trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi bị viêm lợi do tác động của quá trình mọc răng sữa.
  • Do tác động từ bên ngoài: Một số tác động từ bên ngoài như cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm, hoặc nhai phải thức ăn cứng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi.
  • Do vi khuẩn Herpes: Tình trạng viêm lợi sưng má do vi khuẩn Herpes thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Bệnh thường sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần, nhưng một số trường hợp bệnh có thể kéo dài và gây ra các biến chứng khác, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

ĐỌC NGAY: Tình Trạng Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng Có Nguy Hiểm Không?

Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám gây viêm lợi
Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám gây viêm lợi

Một số phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ em hiệu quả

Bệnh viêm lợi không khó điều trị, tùy vào mức độ viêm nhiễm mà cha mẹ có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế. Cụ thể như sau:

Điều trị viêm lợi tại nhà bằng các phương pháp dân gian

Khi trẻ mới bị viêm lợi, tình trạng viêm còn nhẹ thì phụ huynh có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau đây:

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Nước muối lành tính, có khả năng khử khuẩn, sát trùng rất tốt. Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm cơn đau do sưng lợi và hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn hãy hòa tan 2 muỗng cà phê muối vào ly nước ấm, cho trẻ súc miệng khi có cảm giác đau hoặc 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, không lạm dụng để tránh làm mòn men răng, khiến răng trẻ bị yếu đi.
  • Chữa viêm lợi bằng tỏi tươi: Trong tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Để trị viêm lợi ở trẻ em, bạn có thể giã nhuyễn vài tép tỏi tươi cùng với một ít muối, thoa trực tiếp lên vùng nướu bị viêm. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, duy trì khoảng vài ngày là tình trạng viêm sẽ giảm rõ rệt.
  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không là một vị thuốc dân gian quen thuộc, có khả năng sát trùng tốt. Khi trẻ bị viêm lợi, cha mẹ có thể pha lá trầu không với nước sôi theo liều lượng 2 lá trầu và 150ml nước. Cho trẻ súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày, duy trì liên tục trong khoảng 1 tuần để giúp tình trạng sưng đau thuyên giảm.
Nước lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm
Nước lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm

Điều trị viêm lợi ở trẻ em bằng thuốc kháng sinh

Các loại nước súc miệng được ưu tiên hàng đầu khi cần điều trị viêm lợi ở trẻ em. Công dụng chính của nước súc miệng là diệt khuẩn, làm sạch mảng bám, giúp tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm lợi tái phát và trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể lựa chọn các loại nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn như chlorhexidine, hexetidine, zinc gluconate, chlorine dioxide cho trẻ sử dụng. Các hợp chất này giúp tăng cường hiệu quả làm sạch, loại bỏ tối đa mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.

Tuy nhiên nếu nước súc miệng không thể kiểm soát điện tình trạng viêm lợi, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc chữa viêm lợi như sau:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm một cách mạnh mẽ. Việc kết hợp giữa spiramycin (kháng sinh thuộc nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh diệt vi khuẩn kỵ khí) mang lại hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng đẩy lùi các dấu hiệu viêm lợi ở trẻ em.
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Bao gồm ibuprofen, diclophenac và meloxicam, có tác dụng kháng viêm, làm giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ và đau nhức nướu răng.
  • Nhóm giảm đau thông thường: Những loại thuốc có thành phần chính là paracetamol thường được chỉ định để làm giảm các cơn đau do viêm lợi.

ĐỪNG BỎ QUA: Top 14 Thuốc Chữa Viêm Lợi Hiệu Quả Nhất 2024 Bỏ Túi Ngay

Thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm lợi ở trẻ em vô cùng hữu hiệu
Thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm lợi ở trẻ em vô cùng hữu hiệu

Điều trị viêm lợi chuyên sâu tại các cơ sở nha khoa

Khi đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa, nha sĩ sẽ thực hiện thăm khám và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đó, nha sĩ sẽ cân nhắc để thực hiện một trong các biện pháp như sau:

  • Lấy cao răng: Cao răng chính là mảng bám, gây tích tụ vi khuẩn khiến nướu răng bị viêm. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng, làm sạch hoàn toàn mảng bám và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng.
  • Ghép nướu: Đây là phương pháp được áp dụng trong trường hợp mô nướu của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mô nướu khỏe mạnh ở phần khác để đắp vào mô nướu đã bị tổn thương. Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp nặng, cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, tại các cơ sở nha khoa uy tín.
  • Thực hiện tiểu phẫu: Nếu viêm nướu răng ở trẻ đã chuyển sang viêm nha chu, trẻ có thể cần được thực hiện tiểu phẫu để làm sạch cao răng bám sâu bên trong túi nha chu. Phần lợi được bóc tách ra, sau đó thực hiện loại bỏ cao răng ở bên dưới, từ đó hạn chế ổ viêm lây lan và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Mô phỏng kỹ thuật ghép nướu răng
Mô phỏng kỹ thuật ghép nướu răng

KHÁM PHÁ NGAY: 13+ Phòng Khám Nha Khoa Trẻ Em Đáng Tin Cậy Nhất

Điều trị viêm nướu răng bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, viêm lợi là do nhiệt, vì vậy để điều trị viêm lợi thì nên dùng các bài thuốc thanh nhiệt, kháng viêm, kết hợp với giữ vệ sinh răng miệng. Một số bài thuốc chữa viêm lợi thường được sử dụng rộng rãi như sau:

  • Bài thuốc số 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g,  trạch tả 10g, sinh địa 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Sắc với nước sạch, ngày dùng một thang, sắc 3 lần và uống 3 lần.
  • Bài thuốc số 2: Chè xanh 30g, rau rệu phơi khô 50g, rau má 30g và lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 3: Rễ cỏ xước 16g,  nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, liên nhục 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc 3 lần và uống 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, chi tử 12g, đương quy 12g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo 12g, đan sâm 16g. Sắc 3 lần và uống 3 lần mỗi ngày.

Tùy theo cơ địa của từng người mà thuốc sẽ mang lại tác dụng khác nhau, hiệu quả mang lại có thể nhanh hoặc chậm. Lưu ý, thuốc Đông y cũng là thuốc, vì vậy cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y trước khi cho trẻ sử dụng. Tuyệt đối không tự ý mua về cho trẻ tự điều trị, vì nếu dùng sai cách có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Cách phòng tránh bệnh viêm lợi ở trẻ em

Bệnh viêm lợi ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được, cách phòng tránh cũng khá đơn giản. Phụ huynh chỉ cần lưu ý cho trẻ thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, luôn đánh răng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi trẻ đi ngủ. Cha mẹ nên đánh răng cùng với bé để theo dõi và khích lệ, thay vì bắt ép bé phải đánh răng mỗi ngày.
  • Không cho trẻ dùng tăm xỉa răng sau khi ăn, thay vào đó nên tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám.
  • Cho trẻ sử dụng các loại kem đánh răng có chứa thành phần fluor, giúp răng bé chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ sâu răng và viêm lợi.
  • Cho trẻ sử dụng bàn chải lông mềm, sợi mảnh, có kích thước phù hợp với khoang miệng. Thay bàn chải cho bé, định kỳ khoảng 3-4 tháng một lần.
  • Xây dựng cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hạn chế bánh kẹo ngọt và các món ăn vặt có chứa nhiều đường. Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn đồ ngọt vào ban đêm, nếu ăn phải đánh răng thật kỹ trước khi đi ngủ.
  • Tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế tình trạng khô miệng, từ đó giúp bảo vệ nướu răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, từ đó có thể xử lý kịp thời.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng tránh viêm lợi ở trẻ em
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng tránh viêm lợi ở trẻ em

Lưu ý để điều trị viêm lợi ở trẻ em hiệu quả

Nướu răng của trẻ em nhạy cảm hơn rất nhiều so với người lớn, vì vậy cần thận trọng trong quá trình điều trị tình trạng viêm nhiễm. Để tránh các biến chứng về sau, trong quá trình điều trị viêm lợi ở trẻ bố mẹ cần lưu ý:

  • Đối với trường hợp viêm lợi ở trẻ từ 1-2 tuổi, phụ huynh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị nào.
  • Khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi cho trẻ, cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều dùng hoặc kết hợp thuốc để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong quá trình điều trị, cần trú trọng vấn đề vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của trẻ. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, nên tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng và giữ gìn vệ sinh răng miệng.
  • Trong quá trình điều trị nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ em. Viêm lợi hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng. Vì vậy bạn hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày, đồng thời hạn chế thói quen ăn đồ ngọt để tránh gây hại cho răng và nướu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Nguyên Nhân Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em & Cách Điều Trị Tốt Nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nieng-rang-thao-lap-cho-tre (2)
Trám Răng Cho Trẻ 4, 5 Tuổi Có Được Không?
Bé bị sún răng phải làm sao
trẻ 7 tháng chưa mọc răng
11 cách trị sâu răng cho bé tại nhà hiệu quả và an toàn
Sún răng cửa ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết
Lý do vì sao trẻ chậm mọc răng và cách đối phó
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng không bằng cách nào?
Bé bị viêm nha chu: Những thông tin cần biết cho cha mẹ
mẹo cho bé chậm mọc răng
áp xe răng ở trẻ em
Nên sử dụng loại gạc rơ lưỡi nào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309