Chân Răng: Giải Đáp Về Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Vấn Đề Thường Gặp
Chân răng là một bộ phận giúp cấu thành nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Yếu tố có tác dụng giúp răng bám thật chắc vào nướu. Một số bệnh lý liên quan tới bộ phận có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nói chung, bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ các nội dung cần thiết về để bạn đọc cùng tham khảo.
Chân răng là gì và cấu tạo của bộ phận
Chân răng là một trong những bộ phận góp phần làm nên chiếc răng hoàn chỉnh. Thông thường, một chiếc răng sẽ được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là thân và chân của răng. Ngoài ra, còn một phần khác đó là cổ răng, phần phân cách giữa hai bộ phận chính của răng.
Khi giải phẫu, thân răng nằm phía trên cổ răng, trong khi phân chân sẽ chôn sâu trong nướu và cắm sâu vào xương ổ răng. Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, bất cứ nguyên nào liên quan tới bộ phận này thì đều có thể là bệnh lý.

Nhiều người thắc mắc vậy số chân của mỗi chiếc răng là bao nhiêu, có phải mỗi răng chỉ có một chân hay không. Với răng sữa, số chân được tính như sau:
- Răng sữa có 1 chân: Bao gồm răng nanh và răng cửa.
- Răng sữa có 2 chân: Bao gồm các răng hàm dưới, chúng thường có 1 chân gần và 1 chân xa.
- Răng sữa có 3 chân: Bao gồm các răng hàm trên, chúng có 2 chân ngoài với 1 chân trong.
Với răng vĩnh viễn, mỗi răng có thể bao gồm 1 hoặc nhiều chân, những răng có 1 chân thường là: Răng nanh, răng cửa, răng hàm nhỏ. Vậy cấu tạo của bộ phận này như thế nào để đảm bảo sự vững chãi và chắc chắn cho răng.
Theo bác sĩ nha khoa, chân của răng được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính bao gồm: Tủy răng, ngà răng và xi măng gốc răng:
- Tủy răng: Bộ phận nằm sâu trong cùng, phần tủy nằm ở chân của răng là ống tủy. Đây chính là nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu có vai trò đặc biệt quan trọng là nuôi răng. Bất cứ vấn đề nào xảy ra ở tủy răng đều có thể gây ra tình trạng đau nhức vô cùng khó chịu.
- Ngà răng: Thành phần có dây thần kinh cảm giác và mạch máu nuôi dưỡng chạy qua nên rất nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Xi măng gốc răng: Bản chất là lớp xương, tạo ra từ các mô liên kết và có nguồn gốc từ trung bì. Đây là nơi các dây chằng nha chu bám để nối răng với xương ổ răng.
Chức năng của bộ phận
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, phần chân của răng được bảo vệ và bao quanh bởi các dây chằng nha chu. Dây chằng sẽ có tác dụng là nối phần chân của răng tới xương ổ răng. Từ đó, chúng sẽ làm nhiệm vụ giữ cố định, làm răng chắc chắn và trụ vững ở trên cung hàm.
Đặc biệt, tận cùng trong phần chân của răng có cấu trúc chóp. Đây chính là nơi các mạch máu cùng với dây thần kinh đi đến tủy răng. Nhờ vậy, chúng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi răng, đảm bảo “sức sống” cho răng.

Những vấn đề thường gặp
Bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo sự chắc khỏe, làm trụ cho răng. Vì thế, bất kỳ vấn đề bất thường nào tại bộ phận này cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ăn nhai của bạn, dưới đây là tổng hợp một số vấn đề thường gặp.
Chảy máu chân răng
Đây là tình trạng bị chảy máu ở nướu, lợi, thường xuất hiện khi chải răng. Người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như nướu sưng, hơi thở có mùi. Nguyên nhân khiến chân của răng bị chảy máu có thể là từ bệnh lý viêm nướu hay viêm nha chu.
Khi phát hiện các triệu chứng, bệnh nhân tới cơ sở y tế để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và nhận biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kết hợp với các giải pháp vệ sinh như:
- Chải răng thường xuyên, đúng cách, sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
- Có chế độ ăn đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, giàu chất xơ.
- Thăm khám răng định kỳ, lấy vôi răng để tránh hình thành mảng bám và cao răng gây ra nhiều bệnh lý về nướu lợi.
Tình trạng viêm
Đây là bệnh lý dễ gặp nhất liên quan tới bộ phận này, theo bác sĩ nha khoa, tình trạng là biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc giữ vệ sinh răng miệng không tốt, để vi khuẩn xâm nhập gây hại tới nướu.

Những biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh lý là:
- Vùng nướu, lợi đổi sang màu đỏ sẫm, quan sát thấy xuất hiện màu đen kèm theo hiện tượng đau nhức ở gốc răng.
- Sưng vùng chân của răng.
- Hiện tượng chảy máu nướu kèm theo hơi thở có mùi.
- Một số người mắc bệnh kèm theo mệt mỏi, đau nhức cơ và sốt.
Bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám sớm, nếu không sẽ gây ra các biện chứng nguy hiểm như: Viêm nha chu, tổn thương khoang miệng, khiến răng suy yếu, lung lay và gãy, nhiễm trùng huyết,…
Cách chăm sóc để có một sức khỏe răng miệng tốt nhất
Để bảo vệ sự vững chãi của răng, chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, nên đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần và nên chà kỹ kẽ răng để loại bỏ mảng bám
- Bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng cùng với chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt, có chứa đường để phòng tránh hiện tượng sâu răng.
- Tránh sử dụng đồ ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng để bảo vệ lớp men răng.
- Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan tới các bệnh lý răng miệng nên tới cơ sở nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để có biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Chân răng là bộ phận quan trọng, góp phần để cấu tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh, đồng thời đảm bảo sự vững chãi cho răng. Bất cứ vấn đề nào liên quan tới bộ phận này đều có thể gây ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai. Chính vì thế, khi có dấu hiệu bất thường ở chân của răng, bạn cần thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!