Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Chuyên Gia Chia Sẻ Chi Tiết

Bác sĩ Thái niềng răng
Cố vấn chuyên môn: BS CKII Nguyễn Thị Thái (BS Thái niềng răng)
  • Bằng Chuyên khoa Cấp II Chuyên khoa RHM Đại Học Y Hà Nội
  • Chủ tịch Hiệp hội nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Thành viên Dự án Nghiên cứu "Chỉnh nha công nghệ AI thời đại 4.0"

Niềng răng nên ăn gì để bảo vệ răng hàm?

Sau khi niềng răng nên ăn gì là câu hỏi khiến nhiều người phải bận tâm. Theo các bác sĩ nha khoa, một chế độ ăn uống hợp lý dành cho người mới niềng răng sẽ đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Dưới đây là một vài nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho người mới niềng răng:

Các sản phẩm từ sữa

Đây là những thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mới niềng. Bạn có thể lựa chọn bơ mềm, phô mai, sữa chua và các thức uống từ sữa,… Những sản phẩm này sẽ giúp cung cấp dưỡng chất đồng thời giúp người bệnh dễ dàng nhai hơn, không gây nhiều tác động đến răng và hàm.

Các sản phẩm từ trứng

Các món ăn từ trứng có đặc điểm mềm, dễ nhai. Trong trứng có chứa vitamin D cung cấp dinh dưỡng tốt cho răng miệng. Hàm lượng cao Flour có trong thành phần dinh dưỡng của trứng sẽ ngấm sâu vào men răng giúp cho răng trở nên chắc khỏe và ngăn cản sự phá hủy của axit có trong thức ăn.

ĐỌC THÊM: Nguyên Nhân Niềng Răng Bị Tụt Lợi – Cảnh Báo Hậu Quả Và Các Phòng Ngừa

Niềng răng nên ăn trứng để bổ sung dưỡng chất
Niềng răng nên ăn trứng để bổ sung dưỡng chất

Niềng răng ăn gì? Thức ăn nấu mềm

Giai đoạn đầu mới niềng răng, để tránh tác động nhiều lên răng, bạn nên lựa chọn những món ăn mềm, lỏng để dễ nhai nuốt nhằm giảm tối thiểu hoạt động của cơ hàm.

Việc lựa chọn thức ăn nấu mềm phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để  bạn không bị tụt cân trong quá trình niềng răng. Cơm mềm, phở hay các loại ngũ cốc sẽ cung cấp tinh bột cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm những món ăn mềm như: thịt băm, thịt hầm vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian niềng răng.

Rau, củ quả xanh

Đây là thành phần không thể thiếu đối với người trong và sau khi niềng răng bởi nó cung cấp và bổ sung chất xơ cũng như nhiều loại vitamin cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng rau, củ quả để làm nước ép vì nó rất tốt cho răng và hạn chế đáng kể cử động cơ hàm.

Rau, củ quả xanh nấu chính mềm giúp dễ ăn nhai
Rau, củ quả xanh nấu chính mềm giúp dễ ăn nhai

Ngũ cốc dinh dưỡng

Các loại ngũ cốc dinh dưỡng như sandwich, lúa mì, đậu hũ dễ ăn, hạn chế lực nhai của răng, rất thích hợp với người niềng răng. Đặc biệt ngũ còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm tinh bột sẽ cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài hoạt động.

Thịt và hải sản

Thịt và hải sản sẽ cung cấp hàm lượng chất đạm dồi dào để người niềng răng không bị sụt cân, có đầy đủ chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình lành thương khi do khí cụ niềng răng gây ra. Nếu không thể nhai thịt và hải sản, những ngày đầu bạn có thể cắt nhỏ, xay hoặc băm nhuyễn để nấu cháo, súp, canh.

Thịt và hải sản sẽ cung cấp hàm lượng chất đạm dồi dào
Thịt và hải sản sẽ cung cấp hàm lượng chất đạm dồi dào

Những loại thực phẩm trên sẽ giúp người niềng răng vừa dễ ăn, dễ nhai lại cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mới niềng răng. Chỉ cần chế biến kĩ và biết cách phối hợp dùng các thực phẩm đúng cách để hạn chế việc tác động lực vào các dây cung, mắc cài làm lệch hay đứt niềng răng.

Niềng răng kiêng gì để tránh ảnh hưởng đến hàm

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề niềng răng ăn uống như thế nào, bạn cũng cần chú ý đến việc kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng đến tiến độ niềng cũng như tình trạng của mắc cài.

Dưới đây là một số món ăn mà bạn cần phải kiêng trong quá trình niềng răng:

Niềng răng không nên ăn gì? Các món ăn có chứa đường

Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế sử dụng những món ăn có chứa nhiều đường và tinh bột bởi chúng sẽ để lại những mảng bám trên bề mặt răng. Điều này dẫn đến nguy cơ gây ra tình trạng sâu răng và các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng. Bên cạnh đó,  đường cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình niềng răng.

ĐỪNG BỎ QUA: Nguyên Nhân Hóp Má Khi Niềng Răng & Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Những thực phẩm giòn, dai, cứng

Bạn cần tránh xa những thực phẩm có kết cấu giòn, dai, cứng bởi khi ăn sẽ phải dùng đến lực nhai cắn nhiều khiến cho cơ hàm đau mỏi; hoặc có thể làm hư hỏng đến khí cụ, ảnh hưởng tới lực kéo của răng và khí cụ niềng răng.

Niềng răng cần hạn chế thực phẩm quá cứng
Niềng răng cần hạn chế thực phẩm quá cứng

Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh

Đặc biệt lưu ý, khi niềng răng cần hạn chế những món ăn quá nóng hoặc lạnh để tránh tình trạng răng bị ê buốt, không cảm nhận được thức ăn. Bạn có thể ăn những đồ ăn này khi được xay nhuyễn, chúng dễ nuốt, dễ nhai và dễ dàng tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, trong giai đoạn mới niềng răng, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá, trà, cafe, soda và kẹo. Bởi những thực phẩm này có chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng. Bệnh nhân cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc niềng răng nên ăn gì để duy trì vị trí răng ổn định trên cung hàm.

Thắc mắc liên quan đến vấn đề ăn uống khi niềng răng

Một số thắc mắc liên quan đến vấn đề ăn uống khi niềng răng được khách hàng đặc biệt quan tâm:

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Sau khi đeo khí cụ khoảng 3 – 5 ngày, khoang miệng dần quen với lực siết răng, cơn đau giảm nên bạn có thể ăn cơm. Thời gian ăn cơm sau khi niềng răng sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người. Nếu cơn đau dữ dội, kéo dài nhiều ngày, bạn chỉ nên ăn cháo ở giai đoạn này.

Niềng răng có được ăn kem không?

Kem có nhiệt độ thấp, dễ khiến răng bị ê buốt, khó chịu hơn bình thường. Lý do là bởi sau khi niềng răng chân răng yếu đi, trở nên nhạy cảm hơn do tác động lực kéo của khí cụ niềng răng. Do đó bạn cần hạn chế ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh khi niềng.

Kem có nhiệt độ thấp, dễ khiến răng bị ê buốt, khó chịu hơn bình thường
Kem có nhiệt độ thấp, dễ khiến răng bị ê buốt, khó chịu hơn bình thường

Niềng răng ăn đồ cứng có được không?

Chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn đồ cứng khi niềng răng vì ở giai đoạn này chân răng khá yếu, dễ bị tác động. Đặc biệt ăn đồ cứng khiến khí cụ niềng răng dịch chuyển lệch vị trí, dễ bong, đứt, tuột, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.  

Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn giải quyết vấn đề niềng răng nên ăn gì, kiêng gì để có kết quả chỉnh nha tốt nhất. Hãy đặc biệt ghi nhớ, ghi chép lại nếu cần thiết cho việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học nhất trong quá trình niềng răng.

KHÁCH HÀNG QUAN TÂM:

Dịch vụ

Bảng giá

Câu hỏi thường gặp

Khi tìm kiếm đơn vị niềng răng uy tín, bạn cần chú ý đến các tiêu chí quan trọng như giấy phép hoạt động, số lượng ca niềng răng thành công, và chuyên sâu về niềng răng.

  • Một số địa chỉ uy tín ở Hà Nội bao gồm Nha Khoa ViDental Clinic, Nha khoa Sunshine Dental, và Nha khoa Quốc tế Tâm An (Serenity).
  • Ở TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể xem xét Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, Bệnh viện thẩm mỹ - răng hàm mặt WorldWide, và Nha khoa Peace Dentistry.
  • Đà Nẵng cũng có các lựa chọn như Nha Khoa Quốc tế My Smile, Nha Khoa A&T, và Nha Khoa Sài Gòn - Đà Nẵng.

Chuyên gia niềng răng cho biết, trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể niềng răng và được chia thành 2 giai đoạn:

  • Từ 6 - 11 tuổi là thời điểm mọc răng vĩnh viễn, niềng răng giúp định hướng vị trí răng để các răng mọc lên được thẳng hàng, đều đẹp.
  • Từ 12 - 18 tuổi là “thời điểm vàng” để niềng răng cho trẻ vì lúc này răng vĩnh viễn đã mọc hoàn toàn, xương hàm đang phát triển, dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí.

Niềng răng cho trẻ càng sớm sẽ khắc phục được tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc, cải thiện lỗi phát âm, tăng thẩm mỹ khi trưởng thành. Đặc biệt niềng răng trong giai đoạn 6 - 18 tuổi còn đạt được hiệu quả nhanh chóng và hạn chế nhổ răng. 

Với thắc mắc niềng răng có phải nhổ răng không, các chuyên gia cho biết khi niềng răng KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI NHỔ RĂNG. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định có phải nhổ bỏ răng khi chỉnh nha không.

  • Nhổ răng khi niềng nhằm mục đích tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển về đúng vị trí, tránh xô lệch răng.
  • Đối tượng cần nhổ răng trước khi niềng là: Răng hô, răng móm, sai lệch khớp cắn, răng chen chúc, khấp khểnh, răng quá nhiều.
  • Trường hợp không cần nhổ răng vẫn có thể niềng bình thường là: Khung hàm rộng, răng thưa, hàm răng đang trong quá trình phát triển.
  • Nhổ răng khi niềng không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, ngược lại còn tạo điều kiện để quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao hơn.

Để lựa chọn được địa chỉ niềng răng uy tín, chất lượng ở Hà Nội, bạn cần cân nhắc các yếu tố như: đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị, phương pháp niềng răng, chi phí,...vậy niềng răng ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Dưới đây là top 12 nha khoa niềng răng uy tín, được nhiều người tin tưởng lựa chọn:

  1. ViDental (AIFC Chuẩn Quốc Tế)
  2. Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương
  3. Phòng khám răng miệng - Bệnh viện Quân y 103
  4. Nha khoa Việt Đức
  5. Nha khoa Lạc Việt Intech
  6. Nha khoa Việt Smile
  7. Nha khoa Oze
  8. Nha khoa Win Smile
  9. Nha khoa Bảo Việt
  10. Nha khoa Thúy Đức
  11. Nha khoa Thùy Anh
  12. Nha khoa Ngân Phượng

Niềng răng ở đâu tốt nhất TPHCM là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là những ai đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, các tỉnh thành lân cận. Việc chỉnh nha tại các phòng khám nhỏ, không đảm bảo điều kiện vô trùng có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về 16 địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu hiện nay tại khu vực Sài Gòn.

Răng hô là trường hợp thường gặp hiện nay, với những người có tình trạng này nên thực hiện niềng răng để cải thiện tình trạng hô. Mức giá dành cho dịch vụ này như sau:

  • Giá niềng răng hô hàm bằng mắc cài có mức giá dao động trong khoảng 18.000.000 – 115.000.000 VNĐ.
  • Giá niềng răng hô hàm trong suốt Invisalign có mức giá khoảng 80.000.000 – 120.000.000 VNĐ.
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hàm duy trì: Khám Phá Những Loại Hình Phổ Biến Hiện Nay
niềng răng khểnh
Niềng răng nhổ răng số 5
Niềng răng nhổ răng số 6 có đau không, bị ảnh hưởng gì không?
Niềng răng tại nhà
Niềng răng trước và sau
Sau Khi Bọc Răng Sứ Có Niềng Được Không? Giải Đáp Chi Tiết
Top 8 Phòng Khám Nha Khoa Đà Lạt Uy Tín, Tốt Nhất 2023
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309