Men Răng: Tìm Hiểu Tất Cả Những Thông Tin Liên Quan

Men răng là lớp ngoài cùng trong cấu trúc răng và cũng là thành phần cứng chắc nhất. Tuy nhiên, do những tác động từ bên ngoài, bộ phận này vẫn có thể bị nứt, mẻ và bị hòa tan bởi axit. Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều tình trạng răng miệng như mòn răng, sâu răng, hay nhiễm fluor,… Chính vì vậy để bảo vệ hàm răng chắc khỏe và có một sức khỏe răng miệng toàn diện, bạn cần bảo vệ lớp men răng luôn bền vững.

Men răng là gì?

Men răng là lớp nằm ở ngoài cùng và bao phủ bên ngoài răng. Được biết đây là thành phần cứng nhất trong cơ thể con người, tạo màu cho răng, từ đó giúp răng chắc khỏe hơn và bảo vệ ngà, cũng như tủy răng. Bộ phận này thường có màu vàng nhạt, hoặc trắng xám, thỉnh thoảng có màu hơi xanh ở viền răng.

Men răng là lớp nằm ở ngoài cùng và bao phủ bên ngoài răng
Men răng là lớp nằm ở ngoài cùng và bao phủ bên ngoài răng

Đây là bộ phận chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Cụ thể lớp men này chứa tới 96% là muối khoáng. Ngoài ra, phần còn lại là chất hữu cơ, cùng nước. Bộ phận này có thể được hiểu là sự sắp xếp các tinh thể canxi photphat mỏng dài, tuy nhiên rất khó bị vỡ hay cọ xát. Điểm yếu lớn nhất của nó là có nguy cơ bị bào mòn dần trong môi trường axit. Nếu phần men này bị bào mòn thì rất khó có thể tái tạo lại được.

Độ dày của men răng trên thân răng không có sự đồng đều. Cụ thể vị trí dày nhất là ở đầu răng 2.5mm. Còn vị trí có lớp men mỏng nhất là ở vùng cổ răng. Thông thường độ dày của lớp bộ phận này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, theo đó cha mẹ có men răng không khỏe mạnh thì cũng sẽ di truyền cho con của họ. Điều này khiến cho lớp men của một số trẻ khi sinh ra đã mỏng và yếu hơn bình thường.

Nhìn chung, nhờ có lớp men này mà ngà răng và tủy răng sẽ được bảo vệ khỏi các vi khuẩn gây hại, nhiệt độ, cũng như tác động ngoại lực. Nhờ đó chúng ta dễ ăn nhai hơn, đặc biệt là các thức ăn dai.

Cấu tạo men răng

Như đã nói, thành phần chính có trong bộ phận này là khoáng chất (cụ thể 95 – 96%). Bên cạnh đó, cơ quan này còn chứa các vật liệu hữu cơ và nước. Cụ thể cấu tạo của men răng gồm có các thành phần như sau:

Bộ phận này nằm ở ngoài cùng của răng
Bộ phận này nằm ở ngoài cùng của răng

Khoáng chất

Men có độ khoáng hóa cao nhất và cứng nhất của cơ thể. Được biết thành phần chủ yếu có trong đó là phosphat và canxi với tỷ lệ khoảng 99% theo trọng lượng khô. Hơn nữa, nếu tính theo thể tích, tinh thể khoáng canxi hydroxyapatite chiếm khoảng 80 – 90%. Ngoài ra còn 10 – 20% còn lại chất hữu cơ và chất lỏng.

Click ngay: Nguyên Nhân Khiến Răng Bị Mẻ Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Protein

Chất này có sự khác nhau giữa men răng khi trưởng thành trong bào thai và men răng của người đang trưởng thành, hoặc đã trưởng thành. Với đối tượng trong bào thai, thành phần cao nhất là glutamic acid, proline và histidine. Trong khi đó men ở người trưởng thành và đang trưởng thành là là aspartic acid, serine, cùng glycine.

Protein được biết đến là thành phần chính của khuôn men, với độ tập trung cao ở các rãnh, dọc theo tiếp nối men ngà và ở vùng cổ răng. Trên những vùng này, lượng chất vô cơ cũng được giảm thấp tương ứng.

Nước

Nước sẽ tạo thành vỏ hydrat xung quanh tinh thể và trong các thành phần protein.

Các nguyên tố vi lượng

Gồm các nguyên tố là mangan, selenium, molybdenum, vanadium, strontium nhờ đó giúp ức chế sâu răng.

Bên cạnh đó, fluorine thường có ở mặt trong men răng với một lượng thay đổi khác nhau. Hàm lượng cao nhất luôn ở mức 50um của lớp men bề mặt ngoài cùng. Nhìn chung, vùng này chứa khoảng 300 – 1200ppm hoặc cao hơn. Còn ở những lớp sâu hơn hàm lượng fluor có thể thấp hơn đến 20 lần. Nhìn chung, hàm lượng fluor sẽ thay đổi theo các yếu tố như hàm lượng nước uống, lượng fluor thâm nhập từ thức ăn, hay kem đánh răng, bề mặt răng, yếu tố tuổi tác, vật liệu đã sử dụng,…

Cấu trúc các tinh thể men

Thành phần vô cơ của bộ phận này chủ yếu là các tinh thể khoáng canxi hydroxyapatite. Được biết HA có công thức hóa học là Ca10(PO4)6(OH)2 với sự tập hợp của canxi, phosphate, cùng ion hydroxyl sắp xếp lặp đi lặp lại để tạo thành cấu trúc mạng tinh thể.

Mỗi nguyên tử trong tinh thể hydroxyapatite hoàn toàn có thể thay thế bằng nguyên tử khác. Chẳng hạn như nhóm hydroxyl fluor, canxi được thay thế bằng Na, Mg, Zn,… Khi F thay thế cho hydroxyl, tinh thể thành fluorapatite đề kháng với axit dẫn đến sâu răng nghiêm trọng hơn.

Men răng giữ chức năng gì?

Nói về chức năng của men răng, các bạn có thể thấy men răng là lớp ngoài cùng của răng và bao bọc lấy toàn bộ thân răng, ở sau lớp ngà răng và tủy răng. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đảm nhận những vai trò, chức năng quan trọng khác như:

Lớp men này giúp bảo vệ răng, tăng tính thẩm mỹ
Lớp men này giúp bảo vệ răng, tăng tính thẩm mỹ

Bảo vệ ngà răng, tủy răng

Chức năng quan trọng nhất của men răng là bảo vệ ngà răng và tủy răng. Nguyên nhân do khác với lớp men ở bên ngoài, ngà răng thường có cấu tạo xốp hơn vì hàm lượng khoáng chất thấp, nhiều thành phần hữu cơ. Cùng với đó, tủy răng nằm ở phía trong là mô liên kết với mạch máu và các tế bào thần kinh. Chính vì vậy, cả hai bộ phận này không thể chống chọi lại với các tác động của axit trong thực phẩm.

Do đó, men răng với cấu tạo vững chắc sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ và chống lại các tác nhân là vi khuẩn, cùng độc tố. Đồng thời giúp ngăn cách các cơ quan bên trong với thực phẩm, đồ ăn. Nhờ có sự bảo vệ của cơ quan này, răng hoàn toàn không bị đau nhức hay ê buốt dữ dội trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.

Thực hiện chức năng sinh lý

Răng có chức năng chính là ăn nhai, hỗ trợ giao tiếp và tính thẩm mỹ. Trong đó, men răng là cơ quan quan trọng nhất để giúp răng thực hiện được chức năng sinh lý này. Vì vậy, nếu men răng không đảm bảo, răng sẽ bị ngả màu, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng.

Tham khảo: Răng Chết Tủy: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị

Một số vấn đề thường gặp với men răng

Mặc dù men răng có cấu tạo rất cứng chắc, nhưng dưới tác động của các yếu tố như độc tố, vi khuẩn, hay nhiệt độ,… cơ quan này vẫn có thể bị tổn thương nếu không chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến men răng như sau:

Mòn men răng

Mòn men răng được hiểu là tình trạng răng bị bào mòn trong một thời gian dài, nguyên nhân do tác động cơ học hoặc yếu tố tuổi tác. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở cổ răng và mặt nhai do nồng độ khoáng chất ở vị trí này thường thấp hơn so với mặt bên ngoài của răng.

Mòn răng chia thành rất nhiều giai đoạn, rất khó để nhận biết nếu chỉ mới ở giai đoạn đầu vì vậy người bệnh thường chủ quan. Đến khi lớp men răng này bị bào mòn ở nhiều răng sẽ làm răng bị ê buốt, đau nhức, đồng thời vi khuẩn xâm nhập vào gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng.

Men răng ố vàng

Tình trạng men răng ố vàng thường xảy ra khi sử dụng kháng sinh, những người thường xuyên dùng thức ăn và đồ uống sẫm màu, hoặc bị nghiện thuốc lá. Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cũng như các mối quan hệ.

Sâu men răng

Tình trạng sâu men răng là giai đoạn đầu của bệnh sâu răng – một dạng nhiễm khuẩn răng do Streptococcus Mutans. Loại vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng này nếu không được vệ sinh sạch, chúng sẽ tăng lên đáng kể và bài tiết ra nhiều axit.

Trường hợp sâu men răng ở giai đoạn đầu, bạn hoàn toàn có thể nhận biết với các dấu hiệu như răng xuất hiện màu trắng đục hoặc có đốm sâu màu nâu, đen nhỏ.

Thiếu sản men răng

Thiếu sản men răng được hiểu là tình trạng thiếu hụt men răng do những bất thường trong giai đoạn hình thành lớp men. Tùy vào nguyên nhân gây nên mà tình trạng này được chia thành 2 loại chủ yếu là thiếu sản men răng di truyền và thiếu sản men răng do tác động từ bên ngoài. Thông thường thiếu sản men răng sẽ gặp ở đối tượng người trưởng thành và trẻ em.

Tình trạng thiếu sản men răng
Tình trạng thiếu sản men răng

Các bạn hoàn toàn có thể nhận biết được tình trạng thiếu sản men răng khi răng bị mủn, có vết ố vàng hay xuất hiện các đốm vàng nâu đen. Tình trạng này gây ê buốt, đau nhức khi tiếp xúc với thực phẩm do ngà răng bị lộ ra bên ngoài và trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không được điều trị sớm, nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng trong trường hợp này là rất cao.

Phương pháp giúp phục hồi men răng tối ưu

Ngành nha khoa ngày càng phát triển, chính vì vậy cũng có nhiều cách phục hồi men răng với phương pháp hiện đại khác nhau. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ cần thăm khám, kiểm tra cụ thể trường hợp xem men răng bị tác động bởi nguyên nhân nào, đồng thời xem xét mong muốn của bệnh nhân ra sao,… Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp phục hồi lại men răng mà các bạn có thể tham khảo thực hiện như sau:

Tẩy trắng răng

Phương pháp tẩy trắng răng là một trong giải pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người yêu thích hàng đầu để cải thiện hàm răng ố vàng, xỉn màu dần trở nên trắng sáng và thẩm mỹ hơn. Cụ thể cơ chế tẩy trắng răng tại trung tâm sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng những tia ánh sáng từ đèn chiếu tẩy trắng để tác động vào các phân tử của thuốc tẩy trắng được quét phía trên bề mặt men răng. Từ đó tạo thành các phản ứng oxy hóa khử, cắt đứt các chuỗi màu protein và đẩy chúng ra khỏi men răng, giúp răng trở nên trắng sáng hơn rất nhiều.

Trám răng thẩm mỹ

Đây là hình thức bổ sung men răng bị khiếm khuyết do mẻ, vỡ,… bằng các vật liệu nhân tạo có tên là Composite với màu sắc giống hệt như men răng tự nhiên. Trám răng thẩm mỹ không chỉ giúp phục hồi mô răng mà còn là hỗ trợ làm cho răng đẹp hơn một cách toàn diện cả về hình thể và màu sắc của răng.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ thẩm mỹ được đánh giá là phương pháp phục hồi lại men răng hiện đại và tốt nhất mà các bệnh nhân nên lựa chọn để thực hiện. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng các mão răng được chế tác từ vật liệu sứ với màu sắc (hoàn toàn có thể điều chỉnh theo ý muốn của người bệnh), hình dạng, kích thước sao cho giống với răng tự nhiên nhất để lắp vào bên ngoài của những chiếc răng cần được phục hình.

Phương pháp bọc răng sứ gần như có thể áp dụng cho tất cả trường hợp men răng đang gặp vấn đề. Hoặc đơn giản là người bệnh muốn có được một hàm răng đều đặn, trắng sáng và thẩm mỹ hơn so với ban đầu cũng có thể thực hiện.

Xem thêm: Răng Bị Vỡ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Hướng dẫn cách bảo vệ men răng

Để ngăn ngừa tình trạng mòn men răng và giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh, các bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên
Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa, hay máy tăm nước để loại bỏ các thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Loại bỏ những thực phẩm và đồ uống có tính axit cao ra khỏi chế độ ăn uống của mình như chanh, soda có ga, hay những trái cây và nước ép khác có tính chua,…
  • Nên súc miệng và ngậm nước lọc ngay sau khi ăn những thực phẩm có tính axit hoặc sử dụng đồ uống có tính axit,…
  • Sử dụng ống hút khi uống sinh tố, nước ép có tính axit. Do ống hút có khả năng đẩy chất lỏng ra phía sau miệng, tráng việc phải tiếp xúc với răng.
  • Hạn chế ăn vặt, việc ăn vặt cả ngày có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Do miệng sẽ có tính axit kéo dài vài giờ sau khi ăn những thực phẩm có nhiều tinh bột và đường.
  • Các bạn nên nhai kẹo cao su không đường vào giữa các bữa ăn. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình tăng tiết nước bọt lên gấp 10 lần với lưu lượng bình thường. Đặc biệt nước bọt sẽ giúp răng chắc khỏe hơn nhờ các khoáng chất quan trọng.
  • Tránh dùng các loại thức ăn cứng, dai và khô. Bởi khi sử dụng các món này sẽ gây áp lực lên răng lớn, khiến men răng bị bào mòn và tổn thương. Do đó, để bảo vệ răng miệng nói chung và lớp men ngoài nói riêng, các bạn nên dùng những loại đồ ăn lỏng, mềm, ít gia vị và nguội.
  • Bên cạnh đó, các bạn nên uống nhiều nước hơn trong ngày, đặc biệt với những bạn có lượng nước bọt thấp hoặc bị khô miệng.
  • Kem đánh cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ lớp men, theo đó các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng loại kem đánh răng có chứa thành phần fluoride.
  • Ngoài ra, thăm khám định kỳ là cách tốt nhất để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng và có phương pháp điều trị sớm. Đặc biệt nếu men răng có vấn đề, các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng phương pháp tái khoáng, bổ sung fluor để cải thiện độ cứng chắc cho bộ phận này, cũng như phòng ngừa những bệnh lý nguy hại.

Tóm lại, men răng là thành phần quan trọng hàng đầu trong cấu trúc răng. Chính vì vậy, việc bảo vệ bộ phận này là điều vô cùng cần thiết. Trong đó quan trọng hàng đầu là quan tâm nhiều hơn đến việc vệ sinh răng miệng, có một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh. Ngoài ra, nếu độc giả cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến lĩnh vực nha khoa, hãy để lại lời nhắn ngay phía dưới đây cho đội ngũ của chúng tôi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới

Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Hệ thống cơ sở
HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Tân Phú - Cơ sở TPHCM : 218 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - NewGate Quận 1 - Cơ sở TPHCM : Số 4 Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Trung Tâm ViDental Clinic - APEC Thủ Đức TPHCM : 359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309