Niềng Răng Bị Tụt Lợi: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết Kịp Thời
Niềng răng bị tụt lợi là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy lo lắng trước khi quyết định chỉnh nha. Bị tụt lợi khi niềng răng nguyên nhân do đâu và cần khắc phục điều đó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này ngay sau đây.
Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi
Trong quá trình niềng răng, việc bị tụt lợi khiến răng đứng trước nguy cơ bị lung lay và rụng sớm. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến việc niềng răng bị tụt lợi:
Mảng bám cao răng
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày khó khăn hơn bình thường, các mảng bám thức ăn bám sát trong các kẽ mắc cài, kẽ răng nếu không làm sạch kỹ sẽ rất khó để loại bỏ. Lâu dần, những mảng bám tạo thành cao răng. Nếu không loại bỏ những mảng bám cao răng, bệnh nhân sẽ dễ bị viêm nướu và dẫn đến tình trạng bị tụt lợi.
Bệnh lý về răng
Trước khi niềng răng, các bác sĩ nha khoa cần kiểm tra răng miệng thật kỹ để tránh những trường hợp bệnh nhân có những bệnh lý về răng như viêm nha chu, viêm răng. Các bệnh lý này nếu không được chữa trị dứt điểm mà vẫn tiến hành chỉnh nha sẽ gia tăng nguy cơ bị tụt lợi.
XEM THÊM: Nguyên Nhân Niềng Răng Xong Bị Móm & Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Đánh răng sai cách
Thói quen đánh răng mạnh tay, chà sát vào chân răng bằng bàn chải lông cứng khiến cho nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này không chỉ có nguy cơ làm bung, tuột mắc cài mà còn khiến răng bị chảy máu và có thể bị viêm lợi hoặc tụt lợi trong thời gian niềng răng.
Lực siết của mắc cài không phù hợp
Trong quá trình niềng răng, nếu các bác sĩ nha khoa làm sai kỹ thuật, dùng lực quá mạnh để siết răng sẽ khiến răng lung lay và gây áp lực lên nướu. Đây cũng là vấn đề bạn cần lưu ý đặc biệt trong quá trình niềng răng. Hãy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để tránh trường hợp niềng răng bị tụt lợi gây ra những ảnh hưởng về sau.
KHÁM PHÁ NGAY: Niềng Răng Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Niềng răng bị tụt lợi có dấu hiệu gì?
Giai đoạn niềng răng hô, bạn cần chú ý những vấn đề răng miệng để có phương án giải quyết kịp thời. Niềng răng lại bị tụt lợi sẽ có những dấu hiệu sau:
- Lợi đỏ, sưng tấy, đôi lúc chảy máu và tụt dần so với thời gian ban đầu đeo niềng. Phần lợi trở nên co lại và tụt dần xuống gây lộ rõ chân răng.
- Viêm sưng lợi, hơi thở có mùi
- Răng bị đau nhức và dễ chảy máu cho dù chỉ gặp phải các tác động rất nhẹ
- Dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng các loại dụng cụ làm sạch khác như tăm nước, chỉ nha khoa
- Đau ở nướu, nướu bị thu hẹp lại
- Răng có cảm giác bị lung lay.
Hậu quả việc việc niềng răng bị tụt lợi
Nếu việc niềng răng bị tụt lợi để lâu và không được chữa trị sớm sẽ mang đến những hậu quả không hề nhỏ. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở nha khoa để xác định hướng điều trị cụ thể nếu không sẽ gặp phải tình trạng:
- Lộ chân răng: Lợi tụt sẽ khiến răng bị lộ rõ phần chân răng, khu vực chân răng dễ có nguy cơ bị sâu răng gấp 8 lần so với bề mặt răng trên. Nguyên nhân là do lớp men răng ở dưới bị yếu và độ khoáng thấp trong khi ở trên lớp men răng khỏe hơn và chắc hơn rất nhiều.
- Bào mòn men răng: Lớp men chân răng khá mềm và nhạy cảm khiến dễ bị tổn thương và bào mòn. Lớp men răng như lớp áo bảo vệ tránh những tác hại cho các bệnh lý về răng gây ra. Khi lớp men răng không còn chắc khỏe và mỏng đi sẽ dễ làm lộ rõ ra phần ngà răng. Bộ phận này tiếp xúc với bề mặt bên ngoài nhiều mỗi khi ăn uống sẽ thường dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức.
- Dễ mắc bệnh răng miệng: Với những trường hợp nặng, gây ra tổn thương răng quá lớn như rụng răng bởi người bệnh không chú ý và phát hiện kịp thời. Ngoài ra, khi chân răng bị lộ ra quá nhiều khiến răng hở sẽ làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào dễ dàng hơn. Nếu việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên sẽ gây ra bệnh lý về răng cũng như bất lợi về việc điều trị sau này.
- Tiêu xương ổ răng: Đây cũng là hậu quả nghiêm trọng khi niềng răng bị tụt lợi, làm cho viêm nhiễm vùng nướu hoặc mất răng lâu ngày không thể khắc phục được. Điều này khiến quá trình ăn uống trở nên khó khăn và khó có thể điều trị triệt để.
ĐỌC THÊM: Niềng Răng Bị Lệch Mặt Có Nguy Hiểm Không? Khắc Phục Như Thế Nào?

Niềng răng bị tụt lợi cần phải điều trị như thế nào?
Bị tụt lợi khi niềng răng không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bệnh lý về răng như giắt thức ăn, ê buốt, hở kẽ răng, viêm nướu,…. Với trường hợp nặng sẽ khiến lung lay răng lâu dần sẽ khiến rụng răng. Tùy vào mức độ tình trạng bệnh mà các bác sĩ nha khoa điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Tụt ở mức độ nhẹ
Đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc của răng sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ và lấy cao răng để tạo môi trường bên trong hàm răng sạch sẽ, các mô nướu được phục hồi. Đồng thời, bạn cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng tại nhà đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tình trạng này được chấm dứt cũng như tái phát một lần nữa.
Tụt ở mức độ nặng
Với những bệnh nhân ở mức độ tụt lợi nặng khi niềng răng hô hàm cần phải lập tức đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân khiến tụt lợi.
Bệnh nhân có thể sẽ được tiến hành ghép mô nướu để phục hồi che đi phần lợi bị hở chân răng. Sau đó, sẽ được phẫu thuật mô nướu dần hình thành và tái cấu trúc như ban đầu.
Để có kết quả phục hình nhanh và hỗ trợ thêm với từng trường hợp thì các bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống cho người bệnh.
Đối với các trường hợp do các bác sĩ nha khoa thực hiện sai kỹ thuật sẽ cần phải tháo mắc cài ra và sau đó tiểu phẫu nhỏ cho về hình dạng như trước. Khi đó, mới có thể tiếp tục quá trình niềng răng và tạo phác đồ điều trị mới cho bệnh nhân.
XEM CHI TIẾT: Các Kiểu Niềng Răng Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Biện pháp phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng
Việc chăm sóc răng miệng ở giai đoạn mới niềng răng khá quan trọng bởi lúc này răng rất nhạy cảm. Thời gian đầu sẽ có nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình niềng răng và việc tụt lợi rất dễ xảy ra. Để phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng, người bệnh cần lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng ít nhất 2 lần/ ngày.
- Lựa chọn bàn chải lông mềm có đầu tròn và nên thay bàn chải 2 – 3 tháng/ lần.
- Có thể sử dụng nước ấm, thao tác đánh răng nhẹ nhàng và tránh chải quá mạnh khiến cho tổn thương nướu và mô mềm.
- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày giúp làm sạch sâu và loại bỏ những mảng bám còn đọng lại trên mắc cài.
- Giai đoạn đầu niềng răng, hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê và những đồ uống có gas. Đặc biệt, cần phải cai bỏ việc hút thuốc lá thường xuyên nếu không sẽ khiến ố vàng răng và gây ra những bệnh lý về răng.
- Chú ý không nên cắn siết hoặc nghiến răng khi ngủ sẽ làm dịch chuyển vị trí của hàm răng.
- Tránh những thực phẩm không tốt như những thực phẩm có đường, quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm cứng,… khiến khó nhai nuốt trong ăn uống hàng ngày.
- Với mỗi giai đoạn niềng răng, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định thời gian kiểm tra răng miệng. Nếu trong quá trình niềng răng, có những vấn đề về bệnh lý phát sinh thì cần phải đến cơ sở nha khoa để thăm khám kịp thời. Đồng thời, các bác sĩ sẽ cạo những mảng bám trên răng để phòng ngừa bệnh nhân bị viêm nướu hoặc tụt lợi tốt hơn.
ĐỪNG BỎ QUA: Niềng Răng Ăn Gì? Tham Khảo Thực Đơn Dành Cho Người Niềng tại đây!

Niềng răng bị tụt lợi là vấn đề vô cùng nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề về lâu dài. Vậy nên, trước khi muốn niềng răng để có kết quả tốt và hiệu quả cao bạn cần lựa chọn cũng như tìm hiểu cơ sở nha khoa uy tín để gửi trọn niềm tin trước khi thực hiện chỉnh nha, niềng răng.
KHÁCH HÀNG QUAN TÂM:
- Niềng Răng Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội? Khám Phá 12+ Địa Chỉ Uy Tín Ngay
- TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TPHCM Được Khách Hàng Tin Tưởng

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!