Thở Bằng Miệng: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Phương Pháp Điều Trị
Thở là hoạt động duy trì sự sống, ở một số người đặc biệt, sự thở không thực hiện qua đường mũi mà thông qua đường miệng. Vậy thở bằng miệng thực chất có gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay không, nguyên nhân và các biện pháp điều trị là những thông tin sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết thở bằng miệng
Hơi thở để duy trì sự sống, cung cấp lượng oxy cần thiết để bạn tồn tại. Có 2 đường để dẫn khí đến phổi là bằng mũi hoặc miệng. Những người có sức khỏe ổn định thường sử dụng cả mũi với miệng để thở.
Theo bác sĩ chuyên khoa, việc hít thở bằng miệng chỉ cần thiết nếu bạn đang bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng. Trường hợp khác là khi tập thể dục, thở miệng giúp mang oxy đến các cơ bắp nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, về cơ bản việc thở miệng bao gồm cả khi ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không tốt.
Đặc biệt với trẻ nhỏ, thở miệng có thể gây xô lệch răng, làm biến dạng mặt. Với người lớn, chứng thở miệng khi ngủ hoặc mãn tính có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về nướu hoặc hôi miệng.

Bạn thậm chí có thể không nhận ra bản thân đang thở miệng thay vì mũi, nhất là khi ngủ. Vì thế, hãy lưu ý những dấu hiệu nhận biết được khuyến cáo từ chuyên gia như sau:
- Ngủ ngáy và thường xuyên bị khàn tiếng.
- Khô miệng kèm theo tình trạng hơi thở có mùi.
- Khàn tiếng và mỗi khi thức dậy đều cảm thấy mệt mỏi.
- Bị mắc chứng sương mù não, một hội chứng bao gồm việc suy giảm khả năng ghi nhớ, mất tập trung, thường xuyên nhầm lẫn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng
Theo bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân cơ bản của đa số các trường hợp bị chứng thở miệng là do đường thở mũi bị tắc nghẽn. Khi mũi bị chặn, cơ thể sẽ tự huy động nguồn cung cấp oxy khác là từ miệng. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng mũi bị tắc và bạn phải thở miệng bao gồm:
- Nghẹt mũi do vách ngăn rộng, lệch hoặc amidan lớn.
- Do bạn bị dị ứng, bị cảm lạnh hoặc đang gặp các vấn đề ở xoang.

- Do polyp mũi hoặc phát triển của mô ở niêm mạc mũi.
- Xuất hiện khối u, tuy nhiên đây là một nguyên nhân hiếm gặp.
Bên cạnh đó, lo lắng, căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thở miệng thay vì thở bằng mũi. Lý do được chuyên gia lý giải là bởi tình trạng căng thẳng có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, gây ra thở nông, nhanh và bất thường.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới chứng thở miệng
Xung quanh vấn đề thở miệng có rất nhiều thắc mắc như yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ, nhận biết tình trạng ở trẻ nhỏ như thế nào, dưới đây là thông tin tư vấn chi tiết.
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ thở đường miệng
Bất cứ ai nếu như không chú ý đều có thể phát triển thói quen thở miệng, nếu xuất hiện thêm các yếu tố dưới đây, tình trạng sẽ diễn biến nhanh chóng hơn.
- Yếu tố khiến dị ứng trở thành mãn tính.
- Sốt kéo dài.
- Tình trạng nhiễm trùng xoang tái phát thường xuyên và trở thành mãn tính.
- Mắc hen suyễn.
- Thường xuyên rơi vào trạng thái stress hoặc lo lắng.

Nhận biết thở miệng ở trẻ nhỏ như thế nào?
Đối với trẻ em, các dấu hiệu để giúp nhận biết tình trạng thở miệng như sau:
- Bé có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với bình thường.
- Cáu gắt thường xuyên.
- Môi khô, nứt nẻ và thường xuyên cáu gắt vào buổi đêm.
- Thường mất tập trung khi học hành hoặc trẻ nhỏ hiếu động thái quá.
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thở miệng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm. Vì thế, việc xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện điều trị là hết sức cần thiết.
Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám, chẩn đoán, đánh giá nguyên nhân gây ra chứng thở miệng thông qua quan sát mũi, tìm lý do gây nghẹt mũi kéo dài. Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể đặt các câu hỏi liên quan tới giấc ngủ, xoang và khó thở.
Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể chẩn đoán chứng thở miệng không qua khám răng định kỳ nếu bạn bị hôi miệng thường xuyên. Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu sưng amidan hoặc polyp mũi có thể giới thiệu bạn sang chuyên khoa tai mũi họng để có các biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Các điều trị thở miệng hiệu quả
Việc chữa chứng thở miệng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Hiện nay, một số phương pháp sau thường được áp dụng để đem lại thói quen tốt nhất.

- Chỉ định sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị tình trạng nghẹt mũi do dị ứng hoặc do cảm lạnh sẽ được chỉ định để làm thuyên giảm biểu hiện bệnh lý, đồng thời ngăn chặn thở miệng.
- Thay đổi tư thế ngủ: Bạn nên chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng để giảm lực thở. Đây là cách để giúp mũi thở dễ dàng hơn, tránh việc thở miệng. Ngoài ra, trong khi ngủ nên kê một chiếc gối để có thể nâng đầu lên từ 30 – 60 độ để giúp hàm dưới đóng lại khi bạn ngủ.
- Dùng băng dính dính miệng: Liệu pháp giúp hạn chế việc thở đường miệng.
- Băng dính sống mũi: Liệu pháp giúp người bệnh thở bằng mũi dễ dàng hơn, bên cạnh đó cũng giúp giảm sức cản của luồng khí đi qua mũi.
- Chỉnh nha: Nhiều người gặp tình trạng thở miệng do bị hô. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng với thắc mắc trên do hiện nay niềng răng thẩm mỹ cùng với các phương pháp chỉnh nha hiện đại cũng là một trong những giải pháp để điều trị triệt để chứng thở miệng.
Biện pháp phòng ngừa
Chuyên gia cho biết thở miệng mãn tính do hình dạng, cấu trúc của khuôn mặt hoặc mũi hoàn toàn có thể khắc phục. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này ngay tại nhà.

- Bạn nên dùng các loại thuốc xịt mũi, nước muối mũi để giảm tình trạng dị ứng khi bắt đầu các dấu hiệu cảm lạnh hoặc dị ứng.
- Khi ngủ nên nằm ngửa, ngẩng cao đầu để thúc đẩy việc thở bằng mũi.
- Sử dụng thêm các thiết bị nhằm lọc không khí để hạn chế việc lưu thông của các yếu tố gây dị ứng.
- Nên tham gia các môn như yoga, thiền để tập thở, cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Thở bằng miệng nếu kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế, người mắc cần đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!