Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Có Nguy Hiểm Không, Khi Nào Nên Nhổ?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Một hàm răng khỏe đẹp sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao, đáp ứng tốt chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, không phải bất cứ chiếc răng nào cũng làm tốt được vai trò này, thậm chí trong nhiều trường hợp nó còn gây ra những rắc rối lớn, điểm hình như răng khôn. Nhiều người vẫn thắc mắc nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không, khi nào nên nhổ và chi phí như thế nào?

Nhổ răng khôn hàm trên được không, có nguy hiểm không?

Trong quá trình tiến hóa của loài người, xương hàm dần trở nên bé đi và phần lớn chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng hoàn thiện, gồm có 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Do đó mà xảy ra tình trạng không còn đủ chỗ cho các răng khôn (là những răng mọc cuối cùng) mọc trên cung hàm theo hướng bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng không mọc bất thường, mọc ngầm, lệch, kẹt dưới nướu…

Liệu nhổ răng khôn hàm trên có được không?

Răng khôn có thể mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ 2 ngay bên cạnh. Thậm chí có nhiều trường hợp nó chỉ nhú lên khỏi lợi được một phần thì kẹt lại là ngừng mọc vĩnh viễn. Chính vì vậy, bác sĩ thường chỉ định cho nhổ bỏ răng khôn để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bảo vệ các răng lân cận và giúp người bệnh giải quyết được những phiền toái trong cuộc sống.

Trong một số trường hợp nên nhổ bỏ răng khôn để tránh biến chứng
Trong một số trường hợp nên nhổ bỏ răng khôn để tránh biến chứng

Mức độ phức tạp khi nhổ răng số 8 tại 2 hàm hầu như không có quá nhiều sự chênh lệch, bởi nếu răng khôn mọc gây biến chứng nặng thì quy trình và cách thức nhổ của chúng là như nhau. Tuy nhiên, thường các ca nhổ răng khôn hàm trên sẽ dễ dàng hơn so với nhổ hàm dưới.

Nhổ răng khôn hàm trên được xem là một ca tiểu phẫu, mặc dù vị trí của răng là nơi có nhiều dây thần kinh vùng mặt và hàm đi qua, thế nhưng thực tế rất ít biến chứng xảy ra khi nhổ. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều công nghệ nhổ răng tiến tiến, hiện đại, hỗ trợ tối đa cho quá trình thực hiện của bác sĩ và giảm thiểu các rủi ro trong và sau khi nhổ cho người bệnh.

Nhổ răng khôn thế nào là an toàn?

Quá trình nhổ răng khôn sẽ không nguy hiểm hoặc gây ra bất cứ rủi ro nào nếu đáp ứng đủ được các tiêu chí sau đây:

  • Tay nghề bác sĩ tốt

Dù thực hiện nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống hay hiện đại bằng máy sóng siêu âm thì chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ sẽ quyết định phần lớn đến thành công của ca tiểu phẫu.

Với những bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm sẽ có phán đoán chính xác, đồng thời đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng răng của từng người bệnh. Qua đó đảm bảo cả quá trình nhổ được diễn ra an toàn, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức và không để lại bất cứ biến chứng nào. Ngoài ra, quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn cũng vô cùng quan trọng, nếu gặp được bác sĩ “mát tay” thì việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cũng nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều.

  • Thiết bị, máy móc hỗ trợ

Cơ sở vật chất, các loại máy móc, trang thiết bị sẽ giúp bạn đánh giá được phần nào nha khoa đó có chất lượng và uy tín hay không. Đặc biệt, trước khi tiến hành bất cứ thủ thuật nào thì các dụng cụ, máy móc luôn được vô trùng sạch sẽ. Không gian phòng khám cũng được thiết kế, bố trí một cách tối ưu nhất, đồng thời được làm sạch để đảm bảo quy trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn và tuyệt đối.

ĐỌC THÊM: Những Vấn Đề Có Thể Xảy Ra Khi Nhổ Răng Và Cách Khắc Phục

Nha khoa được trang bị máy móc hiện đại giúp quy trình diễn ra an toàn hơn
Nha khoa được trang bị máy móc hiện đại giúp quy trình diễn ra an toàn hơn
  • Quy trình nhổ răng đạt chuẩn

Dù nhổ răng không được xếp vào nhóm tiểu phẫu đơn giản, nhanh chóng, được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, thế nhưng nó vẫn phải diễn ra theo quy trình chuẩn. Điều này sẽ hỗ trợ cho bác sĩ kiểm soát từng bước trong suốt quá trình, đồng thời còn giúp người bệnh dễ dàng theo dõi tình hình răng miệng của mình để ca nhổ răng được bảo đảm tối đa nhất.

Những trường hợp nên nhổ răng khôn hàm trên

Trong một số trường hợp sau đây, người bệnh nên nhổ bỏ răng khôn ở hàm trên càng sớm càng tốt:

Răng bị nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm có mủ

Nếu răng khôn mọc lệch, không đúng hướng, mọc ngầm gây sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Lúc này phần răng sẽ bị nướu trùm lên hoặc nằm ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn, mảng bám, cặn bẩn dễ dắt vào túi nướu, gây ra viêm lợi trùm có mũ hoặc viêm quanh chân răng cấp.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp viêm răng khôn có thể dẫn đến tử vong do bị nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, chúng ta không nên xem thường các biến chứng do mọc răng khôn gây ra, thay vào đó nên đi thăm khám để và nhổ bỏ theo chỉ định của bác sĩ.

Bị u nang xương hàm

Răng khôn mọc lệch, mọc theo phương nằm ngang còn có thể đâm vào chân răng bên cạnh, gây tiêu chân răng. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể thoái hóa thành u, nang, gây ra các bệnh lý bên trong xương hàm. Những nang này nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ làm hỏng xương hàm, răng và những dây thần kinh quan trọng xung quanh đó. Mặt khác, răng khôn mọc bất thường còn gây ra viêm tủy, dẫn đến chết tủy của những răng bên cạnh.

Răng khôn bị sâu răng

Răng khôn mọc lệch, mọc sai hướng nếu không được xử lý có thể khiến thức ăn mắc vào, ngoài ra nó còn là răng nằm sâu bên trong khung hàm, rất khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây sâu răng. Đặc biệt, vì nằm ở vị trí sâu nên rất khó để nhận biết được các dấu hiệu khi răng bị sâu, chúng ta chỉ phát hiện ra khi tình trạng đã nghiêm trọng, gây đau nhức nhiều.

TÌM HIỂU NGAY: Tình Trạng Ê Buốt Sau Khi Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không?

Răng khôn bị sâu nên nhổ bỏ để tránh biến chứng
Răng khôn bị sâu nên nhổ bỏ để tránh biến chứng

Khi răng đã bị sâu, các lỗ sâu sẽ tăng dần về kích thước, xâm nhập sâu vào bên trong gây chết tủy và phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả là làm cho răng quai hàm hỏng nặng, thậm chí là lan rộng sang các răng khác. Thêm vào đó, răng khôn khi bị sâu sẽ khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn phản xạ, cảm giác

Vì mặt là nơi tập trung khá nhiều dây thần kinh quan trọng, nên khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, sai hướng… nhất là đối với các răng khôn hàm trên sẽ gây chèn ép các dây thần kinh này. Từ đó gây ra những hội chứng giao cảm như phù mặt, đau một bên mặt…

Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, việc nhổ bỏ răng khôn là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang gặp phải một trong số các trường hợp trên nhưng vẫn băn khoăn không biết có nên nhổ hay không. Vậy hãy tới các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và tiến hành nhổ răng khôn hàm trên càng sớm càng tốt.

Các phương pháp nhổ răng khôn hiệu quả và phổ biến hiện nay

Hiện nay có khá nhiều phương pháp nhổ răng khôn được áp dụng tại trung tâm. Tùy thuộc vào quy mô, tình trạng cơ sở vật chất mà mỗi nha khoa sẽ sử dụng các cách khác nhau. Cụ thể:

Nhổ răng khôn bằng kìm

Nhổ răng khôn bằng kìm được xem là phương pháp truyền thống và kìm là dụng cụ nha khoa chuyên biệt, chuyên được dùng để nhổ răng. Các bác sĩ sẽ dùng mỏ kìm đưa vào răng khôn, sau đó kẹp chặt, tác động lực để làm gãy chân răng, sau đó lấy nó ra khỏi ô xương.

Quy trình nhổ răng bằng kìm:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào vùng răng khôn hàm trên cần nhổ, nhằm giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện.
  • Bác sĩ đưa mỏ kìm vào vùng răng khôn cần nhổ, mở mỏ kìm vừa phải sau đó hạ kìm xuống vị trí răng, bóp chặt cán kìm để phần mỏ kẹp cứng vào răng.
  • Bác sĩ dùng lực để làm lung lay răng một cách từ từ và liên tục, mục đích của bước này là làm đứt các dây chằng tại chân răng. Thực hiện lay theo chiều từ ngoài vào trong, hoặc bác sĩ xoay nhẹ chân răng để các dây chằng dễ dàng đứt hơn.
  • Khi các dây chằng đã đứt thì bác sĩ nhẹ nhàng dùng mỏ kìm rút răng ra, bước này cần phải được thực hiện theo đúng kỹ thuật, không được nóng vội hay làm ẩu, bởi rất dễ làm ảnh hưởng tới răng đối diện và các dây thần kinh xung quanh.
Phương pháp nhổ răng khôn hàm trên bằng kìm
Phương pháp nhổ răng khôn hàm trên bằng kìm

Nhổ răng khôn bằng cây bẩy

Cũng như kìm, cây bẩy là một dụng cụ nha khoa chuyên dụng được sử dụng trong quá trình nhổ răng. Tác dụng của nó là để làm đứt các dây chằng, mở rộng ổ răng, huyệt ổ răng khiến răng lung lay và giúp cho việc nhổ răng thuận lợi, dễ dàng hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng bẩy để nhổ răng trong các trường hợp chân răng nằm ngang và thấm ở dưới bờ xương ổ răng. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp cùng với kìm nha khoa để lấy răng ra ngoài.

Quy trình thực hiện:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tách lợi, mở nướu tại vùng răng cần nhổ, nếu như chân răng bị lợi phủ lên thì cần phải cắt bỏ đi để có thể thấy được chân răng.
  • Bác sĩ cầm cán bẫy đưa vào ổ răng, thọc từ từ theo chiều từ ngoài vào trong, tiếp đến xoay và hạ cán bẩy để các dây chằng chân răng đứt khỏi khung xương hàm.
  • Cuối cùng là đưa chân răng ra ngoài là đã kết thúc quá trình nhổ răng khôn hàm trên.

Nhổ răng bằng máy siêu âm

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, hầu hết các nha khoa lớn, uy tín hiện nay đều áp dụng các phương pháp hiện đại vào trong quá trình nhổ răng và nhận được rất nhiều thành công, sự đánh giá cao của khách hàng. Đặc biệt, giải pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm giúp các thao tác diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và có độ an toàn cao.

Với phương pháp này, các bác sĩ phần lớn sẽ thao tác trên máy và có thể áp dụng cho mọi trường hợp nhổ răng khôn hàm trên, từ đơn giản cho tới phức tạp. So với các cách nhổ răng truyền thống thì máy siêu âm hoàn toàn không gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình nhổ răng. Thời gian thực hiện cũng khá nhanh chóng và vết thương cũng nhanh lành bởi ít gây ra tác động hơn.

TÌM HIỂU NGAY:

Nhổ răng bằng máy siêu âm giúp giảm đau đớn và đảm bảo an toàn
Nhổ răng bằng máy siêu âm giúp giảm đau đớn và đảm bảo an toàn

Tuy nhiên, vì được áp dụng máy móc hiện đại, yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao của bác sĩ. Do đó chi phí nhổ răng bằng máy siêu âm sẽ tốn kém hơn gấp nhiều lần so với các phương pháp nhổ răng thông thường khác.

Một số thắc mắc thường gặp khi nhổ răng hàm trên

Nhiều người còn khá e dè và lo sợ khi phải nhổ răng khôn hàm trên, đặc biệt là nỗi sợ đau, sợ các biến chứng hoặc băn khoăn về chi phí, độ phức tạp của quy trình, mức độ an toàn…

Nhổ răng khôn hàm trên có khó, phức tạp hay không?

Dù là răng không thuộc hàm trên hay hàm dưới thì chúng vẫn có thể mọc bất thường và gây ra các ảnh hưởng tương tự nhau. Mặt khác, chúng còn nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm, nên rất khó để can thiệp. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, nếu so sánh về độ khó khi thực hiện tiểu phẫu thì răng hàm trên vẫn dễ nhổ hơn và thời gian nhổ cũng nhanh chóng hơn.

Trên thực tế, răng khôn có tới 3 chiếc chân răng nằm trong khung xương hàm, bởi vậy mà quy trình nhổ sẽ phức tạp hơn nhiều so với các răng thông thường khác. Do đó, nhiệm vụ này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm, kết hợp với sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị hiện đại. Như vậy mới có thể giảm tối đa cảm giác đau nhức và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Nhổ răng khôn là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi kỹ năng cao
Nhổ răng khôn là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi kỹ năng cao

Làm sao để giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn?

Trong suốt quá trình nhổ răng khôn, bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn gì. Thế nhưng khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau nhức sẽ kéo tới, do đó cần lưu ý một số vấn đề sau để làm giảm các cơn đau.

  • Theo dõi vết nhổ thường xuyên

Việc thường xuyên theo dõi vết nhổ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra, đồng thời có những biện pháp xử lý thích hợp trong trường hợp xấu.

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường như: Vết mổ chảy máu, xuất hiện mủ, cảm giác đau nhiều và kéo dài, sốt cao liên tục không dứt… Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý hoặc tới cơ sở nha khoa để thăm khám. Lưu ý, tuyệt đối không dùng tay hoặc các vật cứng để tác động vào vùng răng mới nhổ, bởi nó sẽ gây tổn thương các mô đang hồi phục, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng và một số biến chứng nguy hiểm khác.

  • Ăn uống cẩn thận

Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cho thời gian lành vết thương của bạn diễn ra nhanh chóng, bớt đau đớn hơn. Ngoài ra nó còn nâng cao sức khỏe răng miệng và hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Bạn nên chọn những thực phẩm mềm, chứa nhiều dinh dưỡng như súp, cháo, sinh tố, thực phẩm dạng xay… Đồng thời tăng cường rau xanh, bởi trong rau xanh có lượng chất khoáng dồi dào, giúp cho việc phục hồi răng tốt hơn. Bên cạnh đó tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá… sau khi nhổ răng. Vì chúng sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn, tăng nguy cơ làm cho vết thương nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn hàm trên giá bao nhiêu, có đắt không?

Nhổ răng khôn không phải là kỹ thuật đơn giản, đặc biệt là khi những chiếc răng này đều liên quan trực tiếp tới nhiều dây thần kinh trung ương. Chính vì vậy mà việc nhổ răng khôn được đánh giá như một cuộc tiểu phẫu, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, máy móc công nghệ hiện đại và đúng theo quy trình chuẩn của Bộ Y tế.

Ngoài ra, rất khó để định mức được nhổ răng khôn hàm trên hết bao nhiêu tiền, bởi chi phí này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình trạng người bệnh, độ phức tạp của răng khôn, địa chỉ nhổ, phương pháp nhổ, tay nghề của bác sĩ… Hiện nay, chi phí nhổ răng khôn sẽ dao động trong khoảng 1 triệu – 2,5 triệu cho mỗi răng.

Như vậy, việc nhổ răng khôn hàm trên là vô cùng cần thiết nếu nó có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, quy trình thực hiện có an toàn hay không còn phụ thuộc vào nha khoa, tay nghề bác sĩ mà bạn lựa chọn. Vì vậy hãy đánh giá và tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

XEM THÊM:

Dịch vụ

Bảng giá tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Chi phí chụp X-quang răng khôn không quá đắt, dao động từ 100.000 - 500.000 đồng. Tùy vào chính sách giá và chương trình khuyến mãi của từng nha khoa mà chi phí này có thể thay đổi.

Chụp X-quang răng khôn giúp đánh giá tình trạng sức khỏe răng khôn, giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng răng không nhổ răng
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không
Nên làm gì khi bị ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn?
[Giải đáp chi triết] Có nên niềng răng nhổ răng số 3 hay không?
Nhổ răng sữa mọc lệch: Khi nào nên thực hiện và gợi ý địa chỉ điều trị tốt nhất?
Niềng răng nhổ răng số 6 có đau không, bị ảnh hưởng gì không?
Niềng răng nhổ răng số 4
nhổ răng sữa còn sót chân răng
Áp xe răng khôn và những tác hại không ngờ đến
Niềng răng nhổ răng số 8 nên hay không? Giải đáp chi tiết
Niềng răng nhổ răng số 5
Sưng Nướu Răng Khôn Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309