Quy Trình Lấy Cao Răng Gồm Các Bước Nào? Có Đau Không

- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn
Quy trình lấy cao răng đòi hỏi cần đảm bảo diễn ra đúng theo tiêu chuẩn khắt khe của y khoa để hạn chế tối đa cảm giác ê buốt răng cho khách hàng. Tìm hiểu và nắm rõ các bước làm sạch răng sẽ giúp bạn chủ động hơn về thời gian và hiểu rõ hơn về tính cần thiết của quá trình này.
Vì sao nên lấy cao răng định kỳ?
Cao răng là cặn cứng đã được vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ và calcium phosphate có trong nước bọt. Thông thường sau khi ăn, thực phẩm sẽ để lại một màng mỏng. Và sau khoảng 1 tuần tồn tại, mảng bám trong miệng nếu không được làm sạch đúng cách sẽ chuyển hóa thành cao răng. Theo các chuyên gia, 70% thể tích của vôi răng có khả năng chứa vi khuẩn gây bệnh.

Cao răng chủ yếu hình thành ở mặt sau ở của răng và chân răng. Chúng được chia thành hai loại chính là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Việc làm sạch cao răng được khuyến khích thực hiện 2 lần/năm để hạn chế một số nguy cơ như
- Cao răng chứa vi khuẩn gây bệnh nha khoa như sâu răng, xỉn men răng, viêm nha chu…
- Vi khuẩn có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm amidan…
- Cao răng ngược dòng gây ra viêm tủy.
Quy trình lấy cao răng chuẩn y khoa
Việc loại bỏ cao răng cần được thực hiện tại các địa chỉ nha khoa uy tín để hạn chế tối đa tổn thương trong và sau quá trình làm sạch. Quy trình khép kín sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả tối đa.
Bước 1: Thăm khám tổng quát và đánh giá mức độ mảng bám
Thông qua quá trình khám, bác sĩ sẽ phát hiện ra các bệnh lý răng miệng nếu có và tư vấn các công nghệ lấy cao răng phù hợp. Hiện nay có hai công nghệ lấy cao răng phổ biến nhất chính là:
- Phương pháp lấy cao răng bằng máy thổi cát: Kỹ thuật này sẽ tận dụng việc bắn các hạt nhỏ li ti để đánh bật mảng bám ở răng. Tuy nhiên, cách làm này rất khó để tác động tới các răng ở vị trí khuất như răng hàm.
- Phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm: Đây là phương pháp làm sạch răng hiện đại nhất hiện nay, không gây rỗ bề mặt răng hay đau đớn cho người bệnh. Đầu siêu âm sẽ xác định được vị trí mảng bám, loại nhỏ một cách nhẹ nhàng và phát ra năng lượng góp phần làm chắc phần lợi ở chân răng.
Bước 2: Tiến hành lấy cao răng
Nha sĩ sẽ dùng khí cụ nha khoa để tách phần mảng bám ra khỏi thân răng, kẽ răng và nướu lần lượt tại các vị trí răng theo chiều từ trong ra ngoài. Quá trình này có thể diễn ra nhiều vòng để đảm bảo răng được làm sạch tối đa.
Bước 3: Đánh bóng bề mặt răng, làm sạch sâu lần cuối
Đối với một số trường hợp có men răng yếu hoặc đặc biệt nhạy cảm, việc tác động lực quá mạnh có thể dẫn tới giỗ bề mặt răng, giảm tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, nha sĩ sẽ tiến hành đánh bóng một lượt mặt ngoài của tất cả các răng.
TÌM HIỂU NGAY: Địa Chỉ Lấy Cao Răng Ở Đâu? Gợi Ý Top 15 Nha Khoa Uy Tín Chất Lượng Nhất

Thao tác này sẽ giúp tăng cường độ sáng, màu sắc hơn so với ban đầu, đồng thời hỗ trợ bảo tồn răng tốt hơn. Sau cùng, bác sĩ dùng tia nước để giúp bệnh nhân rửa trôi vỏ mảng bám đã được lấy ra.
Giải đáp liên quan đến quy trình lấy cao răng
Một vài thắc mắc liên quan đến lấy cao răng và quy trình thực hiện sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây:
Khi nào nên đi lấy cao răng?
Thời gian lấy cao răng cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Theo các chuyên gia, mảng bám được hình thành mỗi ngày và ngày một dày lên, bám chắc hơn. Chính vì vậy, chu trình lấy cao răng được khuyến khích là khoảng 6 tháng/ lần. Tuy nhiên, ở mỗi tình trạng nhất định, quá trình này sẽ có sự khác biệt.
- Đối với trường hợp răng khỏe mạnh, vệ sinh đều đặn nên ít vôi răng, không có bệnh lý nha khoa nghiêm trọng sẽ được khuyến khích đến thăm khám khoảng 2 lần/năm.
- Trường hợp có thói quen lạm dụng thuốc lá, cà phê hoặc chất kích thích dẫn tới men răng yếu, xỉn màu nghiêm trọng nên đi làm sạch cao răng khoảng 3 tháng/lần.
Lấy cao răng có đau không?
Các phương pháp lấy cao răng thường gây ra tình trạng ê buốt nhẹ, chảy máu nướu hoặc tê răng trong thời gian ngắn sau khi thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng phụ sau khi tác động lực lên răng và hoàn toàn có thể tự biến mất chỉ sau vài giờ.
XEM THÊM: Nguyên Nhân Vì Sao Lấy Cao Răng Xong Bị Buốt Răng? Gợi Ý Cách Khắc Phục
Quy trình lấy cao răng mất bao lâu?
Bên cạnh những thắc mắc về quy trình lấy cao răng, chủ đề lấy cao răng có lâu không cũng là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Thông thường quá trình này cần diễn ra theo tuần tự các bước và phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mức độ mảng bám của răng.
- Mức độ cao răng ít: Người thường xuyên lấy vôi răng theo đúng thời gian định kỳ sẽ ít cao răng và mảng bám mềm hơn, dễ lấy hơn. Thời gian làm sạch chỉ mất từ 15 – 20 phút.
- Mức độ cao răng nhiều: Trường hợp cao răng xuất hiện mảng lớn, lan xuống phần nướu và có màu sẫm thì nha sĩ sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm sạch, trung bình mất từ 30 – 40 phút.
- Cao răng gây vấn đề: Nếu cao răng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như chảy máu chân răng, viêm nha chu, lộ thân răng hoặc viêm nướu sẽ cần phải kết hợp thăm khám nhiều lần để điều trị dứt điểm.
Trên đây là các bước cần thiết trong quy trình lấy cao răng chuẩn y tế giúp bạn hiểu hơn về phương pháp làm sạch răng này. Để có được hàm răng sáng khỏe, bên cạnh việc tích cực duy trì thói quen vệ sinh khoa học, mỗi cá nhân đều nên tuân thủ theo đúng lịch trình lấy cao răng ít nhất 6 tháng/ lần.
GỢI Ý CHO BẠN:
- Quy Trình Lấy Cao Răng Diễn Ra Như Thế Nào?
- Đi Nha Khoa Lấy Cao Răng Bao Nhiêu Tiền , Cập Nhật Bảng Giá Mới Nhất Năm 2023
- Lấy Cao Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế Không? Trường Hợp Nào Thì Được Áp Dụng
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!