Tâm lý sợ đau cùng với sự thiếu thông tin về ý nghĩa của quá trình lấy cao răng đã khiến cho không ít người e ngại hoặc chủ quan trước thói quen này...

Lấy cao răng xong bị buốt răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả nhất

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn

Lấy cao răng xong bị buốt răng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng khi quyết định thực hiện kỹ thuật này. Tình trạng ê buốt răng có thể kéo dài và khiến bạn cảm thấy khó chịu, hạn chế ăn uống. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu và cách khắc phục ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ở nội dung dưới đây, bạn không nên bỏ qua.

Lấy cao răng xong bị buốt răng do đâu?

Lấy cao răng định kỳ là một trong những thủ thuật nha khoa đơn giản, ít tốn kém nhưng lại có công dụng chăm sóc răng miệng rất hiệu quả. Chính vì thế, cạo vôi răng đã dần trở thành một thói quen chăm sóc răng miệng cơ bản của mọi người. 

Phương pháp cạo vôi răng giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng miệng cũng như các vi khuẩn ở răng nướu. Từ đó giúp phòng ngừa được các bệnh lý như vàng răng, viêm nướu răng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cảm thấy buốt răng sau khi lấy cao răng. Tình trạng này khiến nhiều người khó chịu, lo lắng và khó khăn trong việc ăn uống. Vậy nguyên nhân do đâu?

Cao răng nhiều, lan sâu xuống nướu

Cao răng hình thành mỗi giờ, mỗi ngày mà chúng ta rất khó để nhận thấy. Chúng tích tụ thành các mảng bám cứng trên răng và không thể loại bỏ bằng đánh răng thông thường. Khi vôi răng bám quá nhiều, chúng sẽ lan dần xuống nướu. 

Lấy cao răng xong bị buốt răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
Lấy cao răng xong bị buốt răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Để loại bỏ chúng, bác sĩ cần tác động đến nướu – mô mềm rất nhạy cảm trong khoang miệng. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ê buốt ở nướu răng.

Bên cạnh giá tiền lấy cao răng, bạn cũng cần quan tâm tới lợi ích của việc lấy vôi răng theo đúng định kỳ. Khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa cho thấy để răng miệng luôn chắc khỏe thì...

Mắc các bệnh về răng miệng

Những người mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu lợi, tụt lợi thường bị ê buốt răng từ trước. Hơn nữa, khi lấy cao răng, ngà răng sẽ bị lộ. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng răng ê buốt trở nên nặng nề hơn. 

Nền răng yếu, men răng mòn

Ở những người có men răng yếu sẵn do di truyền hoặc do tuổi tác thì răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Những đối tượng này sẽ cảm thấy buốt và đau nhiều hơn trong quá trình lấy cao răng. Hơn nữa, chỉ cần một tác động nhỏ bên ngoài như hít không khí, gió, ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh cũng khiến răng trở nên ê buốt. 

Thiểu sản men răng

Men răng là lớp men trắng bóng ở ngoài cùng, có công dụng bao phủ cấu tạo răng và giúp chịu tác động của tính nóng, lạnh, kiềm, axit trong thức ăn. Men răng được tạo thành từ hai thành phần chính là canxi và flour. Khi thiếu hụt hai chất này, bạn sẽ bị thiểu sản men răng. Khi bị thiểu sản men răng, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ ê buốt hơn, đặc biệt dưới tác động của kỹ thuật lấy cao răng.

TÌM HIỂU NGAY: Cách Lấy Cao Răng Tại Nhà Hiệu Quả Không Hề Đau Đớn

Thiểu sản men răng là nguyên nhân gây ê buốt sau khi cạo vôi răng
Thiểu sản men răng là nguyên nhân gây ê buốt sau khi cạo vôi răng

Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo

Nha sĩ lấy cao răng bằng bộ dụng cụ cầm tay nên toàn bộ quá trình sẽ liên quan trực tiếp đến kỹ thuật và kinh nghiệm của người thực hiện. Nếu nha sĩ không chuyên nghiệp, thực hiện thao tác mạnh thì sẽ chạm vào mảng vôi cứng và vô tình tác động đến men răng. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau răng. 

Ê buốt răng sau khi lấy cao răng có nguy hiểm không?

Dựa vào các nguyên nhân lấy cao răng xong bị buốt răng như trên, bạn có thể tự chẩn đoán tình trạng ê buốt răng mình đang mắc phải có nguy hiểm không. Trong trường hợp, ê buốt cao răng quá nhiều hoặc do men răng yếu thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bị ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng thì bạn cần thăm khám bác sĩ sớm nhất và điều trị kịp thời. 

Thông thường, tình trạng ê buốt sẽ kéo dài khoảng vài tiếng rồi giảm dần và không đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Lúc này, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ là được. 

Ê buốt sau khi cạo vôi răng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Ê buốt sau khi cạo vôi răng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Tuy nhiên, trong trường hợp có các triệu chứng bất thường như sau, bạn cần đến nha sĩ thăm khám và xử lý kịp thời:

  • Răng đau nhức và ê buốt nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Mặc dù không có cao răng dưới nướu nhưng sau khi cạo vôi vẫn bị chảy máu rất nhiều.
  • Ê buốt, đau nhức răng đi kèm một số triệu chứng bất thường như hôi miệng, nướu sưng có mủ, chảy máu kéo dài… 

Các dấu hiệu trên tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Ban đầu, người bệnh có thể bị nhiễm trùng nướu răng nhưng sau đó sẽ lan dần xuống bên dưới và tấn công toàn bộ hệ thống răng miệng như xương chân răng, xương ổ răng và có thể gây hư hỏng răng vĩnh viễn. 

Lấy cao răng xong bị buốt răng phải làm sao?

Nếu gặp phải tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng, bạn có thể áp dụng một cách đơn giản như sau để cải thiện triệu chứng:

Chườm nóng

Phương pháp chườm nóng có tác dụng tăng tuần hoàn máu tại chỗ, lãm giãn mạch máu và giảm kích thích thần kinh. Do đó, khi áp dụng cách này tình trạng ê buốt, đau nhức răng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 

TÌM HIỂU THÊM: Top 6 Thương Hiệu Nước Súc Miệng Lấy Cao Răng Được Bác Sĩ Khuyên Dùng Tại Nhà

Bạn có thể chườm nóng để giảm ê buốt răng
Bạn có thể chườm nóng để giảm ê buốt răng

Theo đó, bạn sử dụng một chiếc gạc hoặc khăn thấm nước nóng rồi đắp lên vùng răng bị đau. Bạn nên thử nhiệt độ khăn trước nếu thấy đủ ấm thì có thể chườm. Bởi nước quá nóng có thể gây bỏng và kích thích cơn đau buốt tăng lên.

Lấy cao răng xong bị buốt răng cần làm gì? Đắp gừng

Gừng có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, canxi, kẽm, kali là những chất rất tốt cho cơ thể. Hơn nữa, gừng còn có tính ấm giúp giảm đau, giảm ê buốt răng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một miếng gừng nhỏ, đập dập rồi đắp lên phần răng ê buốt khoảng 20 phút. 

Trà xanh

Lá trà xanh được khoa học nghiên cứu có chứa nhiều florua, axit tannic, các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành men protein bảo vệ răng. Khi bị ê buốt răng, bạn có thể lấy một vài lá trà xanh, nhai trong 5 phút. Sau đó, bạn súc miệng lại với nước sạch để giảm ê buốt răng và ngăn ngừa vi khuẩn. 

Trà xanh có tác dụng giảm ê buốt và ngừa vi khuẩn răng miệng
Trà xanh có tác dụng giảm ê buốt và ngừa vi khuẩn răng miệng

Trong trường hợp bị đau buốt răng trầm trọng, người bệnh cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị bằng cách loại thuốc đặc trị. 

Súc nước muối

Một cách đơn giản chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng bạn có thể thực hiện là súc nước muối. Cách này vừa giúp giảm ê buốt răng miệng vừa loại bỏ vi khuẩn bám trên răng. 

Bạn cho 5 thìa muối vào 1 lít nước lọc, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó, lấy nước muối để súc miệng, phần còn lại cho vào bình để dùng dần. 

Một số lưu ý để hạn chế lấy cao răng xong bị buốt răng

Để hạn chế tình trạng ê buốt sau khi thực hiện quá trình lấy cao răng, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Bạn nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để hạn chế tình trạng cao răng lan xuống nướu và gây ê buốt.
  • Không được dùng tay, vật nhọn để cạo vôi ra khỏi răng. Việc này cần được thực hiện tại trung tâm với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm làm hư men răng và ám màu răng như nước ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cứng, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh…
  • Bỏ các thói quen xấu gây hại cho răng như ngủ nghiến răng, hút thuốc lá, dùng răng xé đồ…
  • Bạn cần đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng. Khi đánh răng, bạn nên chọn bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng kỹ lưỡng. 
Bạn cần chải răng hàng ngày để giữ gìn vệ sinh răng miệng
Bạn cần chải răng hàng ngày để giữ gìn vệ sinh răng miệng
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây bệnh răng miệng. 
  • Tuyệt đối không được đánh răng sau khi ăn vì có thể làm tổn thương men răng. Tốt nhất bạn nên đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn. 
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy để lấy cao răng định kỳ. 

Lấy cao răng xong bị buốt răng có thể là bình thường hoặc nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi gặp phải trường hợp này, bạn không nên quá lo lắng mà hãy thực hiện theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tình trạng ê buốt, đau răng thuyên giảm nhanh chóng. 

XEM THÊM:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trong quá trình thực hiện loại bỏ mảng bám tại nhà, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả tối đa nhất:...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309