Tâm lý sợ đau cùng với sự thiếu thông tin về ý nghĩa của quá trình lấy cao răng đã khiến cho không ít người e ngại hoặc chủ quan trước thói quen này...

Bà Bầu Có Nên Lấy Cao Răng Không? Chuyên Gia Giải Đáp

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Bà bầu có nên lấy cao răng không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi cao răng khiến không ít mẹ bầu cảm thấy phiền toái, mất tự tin khi bị hôi miệng, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, mang thai lại là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, bất cứ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng thai nhi. Nếu các chị em đang băn khoăn vấn đề này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời chính xác từ các chuyên gia.

Những ảnh hưởng của cao răng đối với sức khỏe bà bầu

Trước khi tìm ra đáp án cho câu hỏi bà bầu có nên lấy cao răng không thì ta hãy cùng tìm hiểu những tác hại của cao răng tới sức khỏe mẹ bầu.

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng rất mạnh. Điều này làm cho răng và nướu thường dễ bị nhiễm khuẩn. Bởi các hormone progesterone và estrogen gia tăng sẽ kích thích việc đưa máu tới nướu. Từ đó làm nướu bị sưng lên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Đối với người bình thường, các mảng bám cao răng đều không tốt cho sức khỏe. Bởi nó chính là tác nhân chủ yếu gây ra những bệnh lý về răng miệng. Còn đối với phụ nữ mang thai thì cao răng lại càng phát huy tác hại của nó. Nếu không được điều trị sớm, cao răng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cao răng lâu ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà bầu
Cao răng lâu ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà bầu

Dưới đây là những tác hại mà cao răng có thể gây ra cho bà bầu như:

Bên cạnh giá tiền lấy cao răng, bạn cũng cần quan tâm tới lợi ích của việc lấy vôi răng theo đúng định kỳ. Khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa cho thấy để răng miệng luôn chắc khỏe thì...
  • Mắc bệnh lý răng miệng: Cao răng vốn là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Nếu để lâu ngày có thể khiến bà bầu mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, hoặc tiêu xương làm răng lung lay, thậm chí rụng răng.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu mẹ bầu không lấy cao răng vô tình để chúng tiến triển thành răng sâu thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, răng miệng.
  • Gây sinh non: Cao răng quá nhiều làm cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào máu. Từ đó gây nhiễm trùng khiến cho bà bầu có thể sinh non.

Vậy các bà bầu có nên đi lấy cao răng không, liệu nó có gây ảnh hưởng tới thai nhi? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia lý giải ngay trong phần tiếp theo.

Bà bầu có nên lấy cao răng khi đang mang thai không?

Bà bầu có nên lấy cao răng không là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì mẹ bầu nên thực hiện biện pháp này.

Bởi thông thường, lấy cao răng chỉ đơn giản là quá trình bác sĩ dùng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tách các mảng bám ra khỏi thân răng và nướu. Kỹ thuật y khoa này sẽ giúp loại bỏ những mảng bám chân răng đồng thời phòng tránh hiệu quả các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, miệng hôi,…

TÌM HIỂU NGAY: Lấy Cao Răng Ở Đâu? – Top 15 Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Phù Hợp Cho Bà Bầu

Bà bầu có nên lấy cao răng không, câu trả lời là hoàn toàn có
Bà bầu có nên lấy cao răng không, câu trả lời là hoàn toàn có

Hơn nữa, lấy cao răng không cần sử dụng đến các loại thuốc gây mê, gây tê hay thuốc giảm đau. Bởi vậy, nó không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí, lấy cao răng đúng thời điểm còn là cách bảo vệ cho mẹ và bé.

Một số lưu ý cho bà bầu khi thực hiện lấy cao răng

Ngoài việc tìm hiểu vấn đề mẹ bầu có nên lấy cao răng không thì bạn cũng cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Bà bầu không nên lấy cao răng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi vẫn còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Cơ thể mẹ bầu cũng tương đối nhạy cảm trong giai đoạn này.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng không nên lấy cao răng. Do khi đó thai nhi lớn, nếu mẹ bầu nằm trên ghế nha khoa lâu có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mẹ bầu không nên lấy cao răng ở 3 tháng cuối thai kỳ bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt cho em bé
Mẹ bầu không nên lấy cao răng ở 3 tháng cuối thai kỳ bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt cho em bé
  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không lấy cao răng với các thiết bị thô sơ. Bởi phương pháp này có thể gây chảy máu và nhiễm trùng do không đảm bảo vệ sinh.
  • Bà bầu nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng để lấy cao răng. Điều này đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như mang lại hiệu quả cao.
  • Tuyệt đối không chụp X quang hàm răng. Bởi những tia X quang sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Nếu mẹ bầu đang có ý định lấy cao răng tốt nhất nên hỏi ý kiến của các bác sĩ. Bạn cần nói rõ về tình hình sức khỏe của bản thân lẫn thai nhi. Để từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cao răng phù hợp và hiệu quả nhất.
  • Phụ nữ mang thai cần chú ý chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu duy trì được kết quả điều trị lâu dài, răng miệng khỏe mạnh.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu có nên lấy cao răng không. Theo các nha sĩ, câu trả lời là có. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên thực hiện phương pháp này ở 3 tháng giữa thai kỳ để đảm bảo an toàn nhất. Đồng thời lưu ý lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín để gia tăng hiệu quả cũng như tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

XEM THÊM:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trong quá trình thực hiện loại bỏ mảng bám tại nhà, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả tối đa nhất:...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lấy cao răng bằng vỏ chuối chỉ là giải pháp tạm thời cho những người có mảng bám cao răng không quá nhiều
Lấy cao răng xong bị buốt răng
Cách lấy cao răng bằng đường nâu được rất nhiều lựa chọn và sử dụng
Muối và chanh là một trong những cách lấy cao răng tại nhà cực hiệu quả
Cần làm gì khi bị ê răng sau khi lấy cao răng?
Nước súc miệng lấy cao răng là giải pháp an toàn phòng ngừa bệnh lý răng miệng
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309