Lấy Cao Răng Khi Nào Tốt? Mách Bạn Cách Lấy Vôi Răng Không Đau
Lấy cao răng là kỹ thuật giúp loại bỏ mảng bám cần được thực hiện định kỳ. Việc thường xuyên loại bỏ mảng bám trên răng sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp giúp bạn những kiến thức hữu ích nhất về phương pháp này.
Cao răng là gì?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là những mảng bám tích tụ trong răng lâu ngày và thường rất khó để loại bỏ nếu chỉ làm sạch bằng bàn chải. Trong quá trình ăn uống hằng ngày, các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt hoặc cặn mềm như thức ăn thừa, xác tế bào, bạch cầu chết hoặc chất khoáng sẽ vôi hóa mảng bám tạo thành vôi răng. Khiến chúng trở nên cứng hơn, bám chắc và có thể làm xỉn men răng.

Lấy cao răng là quá trình làm sạch được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện định kỳ. Ít ai biết rằng, quá trình này không chỉ hỗ trợ làm sạch răng mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa. Trên thực tế, vôi răng được chia thành 2 dạng chính:
- Cao răng thường: Đây là loại cao răng có màu trắng hoặc vàng ngà. Nếu để lâu có thể gây ra một số bệnh lý như viêm lợi hoặc hôi miệng, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng.
- Cao răng huyết thanh: Nếu trong trường hợp máu ngấm vào cao răng tạo thành màu nâu đỏ, khi đó các mảng sẽ được gọi là cao răng huyết thanh.
Nguyên nhân khiến hình thành cao răng
Cao răng có thể hình thành dễ dành trong quá trình ăn uống thường ngày. Sau khi ăn khoảng 15 phút, bề mặt răng sẽ hình thành một lớp màng mỏng. Nếu không được làm sạch kịp thời sẽ tạo nên môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Theo thời gian, chúng sẽ chồng lên nhau và tạo thành các lớp cứng hơn, bám chắc hơn.
- Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn tới thức ăn thừa, mảng bám đọng lại kẽ răng
- Không lựa chọn đúng loại bàn chải hoặc không dùng chỉ nha khoa để làm sạch toàn diện. Phần lớn vi khuẩn gây bệnh không nằm ở bề mặt của răng mà ở các khe hoặc vị trí khuất.
- Thực đơn hằng ngày thiếu khoa học, việc nạp quá nhiều đường có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa của vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
- Hút thuốc, lạm dụng chất kích thích, thực phẩm có chất tạo màu hóa học sẽ làm xỉn men răng, khiến răng ố vàng kém thẩm mỹ, giảm hoạt động của tuyến nước bọt, gây khô miệng đồng thời làm cho lớp bảo vệ răng trở nên yếu hơn.
Vì sao nên lấy vôi răng?
Cao răng có thể trở thành môi trường sinh trưởng hoàn hảo cho vi khuẩn và khi sự gia tăng số lượng bị mất kiểm soát sẽ gây ra một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu không có thói quen lấy vôi răng thường xuyên sẽ khiến bạn:
- Mùi hôi có chịu ở khoang miệng
- Vi khuẩn gây viêm nhiễm, viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng
- Cao răng để lâu có thể gây viêm tủy ngược dòng.
- Viêm lâu ngày không được điều trị dẫn tới tiêu xương hàm, giảm chức năng của các tổ chức xung quanh răng, lộ thân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
- Răng bị lung lay hoặc có nguy cơ bị mất răng
- Xỉn men răng, khiến răng mất đi tính thẩm mỹ.
- Vi khuẩn có thể gia tăng nguy cơ gây ra bệnh lý hô hấp như viêm amidan, viêm họng…
Khi nào nên đi lấy cao răng?
Các nha sĩ thường khuyến khích khách hàng đi lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần. Tuy nhiên, mỗi trường hợp khác nhau sẽ có lịch trình khác biệt như:

- Trường hợp có sức khỏe răng miệng tốt, không có các bệnh lý nha khoa, vệ sinh thường xuyên nên cao răng ít chỉ cần lấy cao răng 6 tháng/ lần.
- Đối với những trường hợp có thói quen sử dụng cà phê, hút thuốc, men răng xỉn màu và vôi răng dày nên tới phòng khám nha khoa theo lịch trình từ 3 – 4 tháng/ lần.
- Đối với những trẻ nhỏ dưới 10 tuổi có cao răng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành để tránh làm tổn thương tới quá trình phát triển của răng vĩnh viễn và nướu.
Lấy cao răng có đau không?
Tâm lý sợ đau cùng với sự thiếu thông tin về ý nghĩa của quá trình lấy cao răng đã khiến cho không ít người e ngại hoặc chủ quan trước thói quen này. Trên thực tế, các trường hợp bị ê buốt hoặc tê nhẹ răng, thậm chí chảy máu nướu khi lấy cao răng thường khá phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng.
Tình trạng chảy máu hoặc ê răng chỉ là kết quả của quá trình tác động lực lên răng trong thời gian dài. Việc kết hợp các khí cụ nha khoa nhằm loại bỏ mảng bám tận kẽ răng sẽ không có khả năng gây biến chứng. Cảm giác khó chịu này thường tự động biến mất chỉ sau 2 – 3 tiếng.
Bên cạnh đó, các kỹ thuật lấy cao răng ngày càng được hoàn thiện giúp loại bỏ cảm giác khó chịu sau khi lấy cao răng. Đồng thời rút ngắn thời gian tiến hành nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất.
Các bước lấy vôi răng tại phòng khám
Lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản mà bất kỳ nha sĩ chuyên nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, quy trình thực hiện cần đảm bảo không gây ra tác động tiêu cực tới nướu, răng để tránh tạo tâm lý căng thẳng cho người bệnh.

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn chuyên sâu
Nha sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng để đánh giá mức độ vôi răng, phát hiện và điều trị các bệnh lý nha khoa nếu có.
Bước 2: Lấy cao răng
Bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất các công nghệ lấy cao răng phù hợp nhất với bạn như:
- Sử dụng máy thổi cát: Phương pháp này sử dụng những hạt cát được phun ra với lực tương đối mạnh nhằm loại bỏ cao răng. Nhưng chính vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ rỗ bề mặt răng.
- Sử dụng máy siêu âm: Đây là kỹ thuật lấy cao răng sử dụng máy siêu âm để loại bỏ vôi răng một cách êm ái, nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới tổ chức xung quanh.
Bước 3: Đánh bóng răng và hoàn tất quy trình
Ở bước cuối cùng, nha sĩ sẽ sử dụng bột khoáng nhằm làm bóng bề mặt răng, giúp hàm răng trở nên mịn màng, trắng sáng hơn. Một số người thường cảm giác ê răng nhẹ sau khoảng 15 – 30 phút sau khi quá trình lấy vôi răng hoàn thành.
Có nên lấy cao răng tại nhà không? Cách loại bỏ cao răng tại nhà
Để giảm thiểu sự hình thành của mảng bám, bạn có thể tận dụng một số mẹo dân gian giúp làm sạch răng an toàn tại nhà như:
- Chanh và muối: Đây đều là những nguyên liệu có tính acid và khả năng làm sạch cao. Bạn chỉ cần hòa nước chanh muối ấm, sau đó dùng để đánh răng hoặc súc miệng trong khoảng 5 phút. Để tránh acid tác động tiêu cực tới men răng, bạn chỉ nên áp dụng cách này 2 – 3 lần/tuần.
- Dầu dừa: Nếu bạn đang mong muốn sở hữu hàm răng sáng bóng, chắc chắn không thể bỏ qua dầu dừa. Bạn có thể dùng các loại kem đánh răng chứa thành phần này hoặc bôi dầu dừa lên toàn bộ bề mặt răng trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó làm sạch răng như bình thường.
- Sử dụng baking soda: Bạn chỉ cần hòa tan bột baking soda với nước ấm hoặc bôi lên bàn chải để làm sạch răng nhanh chóng.
Tuy nhiên, trên thực tế những giải pháp lấy cao răng tại nhà chỉ góp phần giảm thiểu sự hình thành mảng bám và sự gia tăng của vi khuẩn chứ không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp làm sạch tại phòng khám. Sử dụng mẹo dân gian thường mang tính hỗ trợ. Chính vì vậy, bạn vẫn nên duy trì thói quen tới các gặp nha sĩ để lấy cao răng định kỳ.
Lưu ý quan trọng sau khi lấy cao răng
Để giảm thiểu tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như sau:
- Răng sau khi được làm sạch mảng bám trở nên đặc biệt nhạy cảm. Chính vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh ngay khi vừa đi lấy cao răng.
- Kiểm soát thói quen ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt.
- Tránh các loại thực phẩm có tính acid quá mạnh sẽ gây hại cho men răng.
- Chải răng nhẹ nhàng theo chiều ngang, ngày 2 – 3 lần.
Lấy cao răng là quy trình làm sạch mà mỗi người nên tiến hành đều đặn để có được hàm răng khỏe đẹp. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả đã bỏ túi cho mình được thêm nhiều kiến thức bổ ích và hiểu đúng nhất bản chất của phương pháp này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!