Viêm Lợi Trùm Có Mủ Là Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị?
Viêm lợi trùm có mủ là một dạng bệnh nhiễm trùng phổ biến liên quan tới răng miệng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Bên cạnh việc mưng mủ, gây ra nhiều phiền toái, đau đớn, khiến người bệnh gặp khó khi ăn uống hay mất tự tin trong giao tiếp, bệnh còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Do vậy, để hiểu rõ hơn về viêm lợi trùm mưng mủ, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây.
Tìm hiểu viêm lợi trùm có mủ là bệnh gì?
Viêm lợi trùm có mủ chính là hệ quả của việc răng khôn (răng số 8) mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Theo các chuyên gia nha khoa, răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm nên thường sẽ không có không gian cho nó phát triển. Chính vì vậy mà nó hay bị chèn ép bởi các răng hàm đã mọc lên từ trước đó. Trong suốt quá trình này, lợi phía trong cùng hàm sẽ bao phủ lên hầu hết bề mặt răng, khiến răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm trong nướu, bởi sự phát triển của chúng đã bị ngăn cản.
Do vậy, phần nướu răng trong cùng cũng vì thế mà bị sưng lên, gây tác động tới răng bên cạnh, nên được gọi là chứng viêm lợi trùm. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì phần nướu răng này sẽ dễ bị viêm nhiễm, đồng thời gây nhiễm trùng xung quanh mô của nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ mủ hình thành. Khi này bệnh sẽ được gọi là viêm lợi trùm có mủ hoặc viêm nướu răng trong cùng có mủ.
Xem thêm: Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì? Kiêng Ăn Gì Nhanh Khỏi Nhất? Giải Đáp Chi Tiết

Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm lợi trùm có mủ
Tác nhân dẫn đến viêm lợi trùm có mủ chính là các loại vi khuẩn gây bệnh, trong khi đó khoang miệng là nơi chứa hàng triệu loại vi khuẩn khác nhau. Do đó, bất cứ lúc nào răng miệng cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, không chỉ là vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào, mà các loại vi khuẩn có lợi trong khoang miệng yếu đi cũng dẫn tới viêm lợi trùm có mủ phát tác. Nguyên nhân gồm có:
- Quá trình mọc răng
Bệnh viêm lợi trùm có mủ xuất hiện phần lớn ở các trường hợp bắt đầu mọc răng, thay răng ở trẻ nhỏ và mọc răng khôn ở người trưởng thành. Khi này, các răng mọc trong lợi chưa nhú hoặc mọc lệch lạc, sai hướng sẽ dẫn tới tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm, đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
- Vệ sinh răng miệng sai cách
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, việc đánh răng hai lần mỗi ngày là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Tuy nhiên, nhiều người lại khá thờ ơ và chủ quan về vấn đề này. Sau một ngày dài ăn uống, thức ăn thừa đọng lại trên răng, nướu sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Lâu dần, chúng phát triển mạnh mẽ, tấn công răng và nướu, không chỉ gây viêm lợi trùm có mủ mà còn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nha khoa khác như: Sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu…

- Chế độ ăn uống
Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm có hại cho răng miệng… thì nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi là rất cao. Bởi những loại thức ăn này thường chứa nhiều đường, tinh bột, chúng có xu hướng mắc vào kẽ răng, chân răng. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, thì chính những mảng bám này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công và dẫn tới viêm lợi trùm có mủ.
- Các bệnh về nha chu
Các bệnh nha chu có liên quan tới răng, làm hỏng vỡ răng hoặc gây ảnh hưởng xấu tới phần tuỷ nuôi dưỡng răng. Điều này khiến cho phần lợi xung quan răng bị tác động và yếu dần đi. Trong trường hợp tuỷ xương bị nhiễm trùng thì phần lợi nằm phía trên cũng viêm nhiễm theo.
- Các bệnh lý mãn tính
Một số bệnh tự miễn, bệnh mạn tính gây suy giảm sức đề kháng, khiến cho cơ thể không đủ khả năng chống chọi với các tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy mà vi khuẩn có cơ hội hoạt động tích cực hơn, việc gây viêm nhiễm răng miệng gần như là khó tránh khỏi.
Thông tin hữu ích: Top 10+ Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh Nhất, Hay Nhất 2023
Một số biểu hiện giúp nhận biết bệnh viêm lợi trùm có mủ
Bệnh viêm lợi trùm có mủ trường có các triệu chứng nặng hơn so với viêm lợi trùm thông thường, bởi khi này các mô nướu bị viêm nhiễm nặng và đã xuất hiện kèm ổ mủ. Do vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh dựa trên một số dấu hiệu sau đây:
- Phần nướu răng bị sưng đỏ, cảm giác đau nhức, nóng rát và xuất hiện ổ mủ, khi dùng tay ấn nhẹ hoặc dùng lưỡi chạm vào sẽ đau nhức nhiều hơn và xuất hiện mủ màu trắng đục kèm theo mùi hôi tanh.
- Gây đau nhức, ê buốt và khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Đặc biệt, với những người có cơ địa nhạy cảm, viêm lợi trùm răng khôn có thể gây đau nhiều ngay cả khi uống nước và nói chuyện bình thường.
- Viêm lợi trùm có mủ không chỉ gây ra tình trạng đau nhức tại chỗ mà gòn làm tổn thương tới nướu và các răng bên cạnh, do đó bạn có thể cảm thấy cảm giác đau nhức xuất hiện ở cả răng số 8 và răng số 7.
- Khi bị viêm lợi trùm có mủ thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ cho tới sốt cao, nổi hạch tại má và cổ. Những triệu chứng này đều là hệ quả của việc hoạt động miễn dịch của cơ thể bị nhiễm trùng.
- Nhiều trường hợp người bệnh còn kèm theo biểu hiện hơi thở có mùi, do vi khuẩn, mảng bám, thức ăn thừa, mủ… trong khoang miệng gây ra. Thêm vào đó, khi vi khuẩn phát triển quá mức còn làm tăng quá trình phân huỷ protein ở khoang miệng, dẫn tới mùi hôi khó chịu.
- Dễ chảy máu chân răng.
- Khi mở lớn miệng sẽ bị đau nhiều, khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

Có thể thấy, các triệu chứng của bệnh viêm lợi trùm có mủ khá dễ nhận biết. Ở một số trường hợp, bệnh có xu hướng thuyên giảm chỉ sau một vài ngày, thế nhưng nó lại tái phát rất nhiều lần. Mặc dù không xuất hiện các triệu chứng liên tục, tuy nhiên tình trạng viêm nhiễm ở răng và nướu vẫn tiếp tục xảy ra.
Chính vì vậy, nếu không điều trị sớm và đúng cách thì người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về nha khoa nghiêm trọng như: Sâu răng lân cận, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe chân răng, mất răng…
Một số giải pháp điều trị viêm lợi có mủ an toàn, hiệu quả
Như đã đề cập tới ở trên, bệnh viêm lợi trùm có mủ nên được phát hiện và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, đồng thời giúp người bệnh tránh đau đớn, thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bạn có thể áp dụng một số giải pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao sau đây.
Các biện pháp Tây y
Đối với những trường hợp viêm lợi có mủ đã tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh nên:
- Sử dụng thuốc kháng sinh
Trong trường hợp lợi trùm bị sưng tấy, đỏ, viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ phải tiến hành làm sạch, sát trùng toàn bộ ổ viêm. Ngoài ra, người bệnh cũng được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh, nó có tác dụng cao trong việc diệt khuẩn, tránh gây nhiễm trùng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kháng sinh cũng chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ nên sử dụng trong vòng 5 ngày. Nếu sau một thời gian mà triệu chứng khó chịu vẫn còn hoặc bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, chúng ta cần kết hợp cùng với những cách điều trị tối ưu khác để xử lý triệt để được bệnh viêm lợi trùm.
- Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm chính là một tiểu phẫu được các bác sĩ nha khoa thực hiện, với mục đích loại bỏ đi phần lợi đang viêm nhiễm và mọc trùm lên răng khôn. Tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng, qua đó giải phóng các cản trở và tạo điều kiện để răng mọc lên bình thường.
Trong thủ thuật này, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, gây tê khu vực lợi bị tổn thương và cần cắt bỏ. Tiếp đến, dùng laser để cắt mặt ngoài, mặt trong cũng như loại bỏ hoàn toàn gốc lợi trùm. Sau khi hoàn thành, người bệnh thường bị rỉ máu nhẹ tại vùng điều trị, kèm theo cảm giác đau nhức và sưng to, tuy nhiên nó sẽ hết sau khoảng 1 – 2 tuần.

- Nhổ răng khôn
Mặc dù không được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề viêm lợi trùm có mủ, thế nhưng nhổ răng không lại có thể đảm bảo cho các triệu chứng không tái phát. Thêm vào đó, nó sẽ giúp phần hàm có thêm nhiều khoảng trống để việc vệ sinh răng miệng được kỹ lưỡng và trở nên đơn giản hơn.
Dành cho bạn: Bị Viêm Nướu Chân Răng Uống Thuốc Gì An Toàn Và Hiệu Quả?
Chữa viêm lợi có mủ ngay tại nhà
Với một số trường hợp viêm lợi trùm nhẹ, chưa diễn biến phức tạp thì chúng ta có thể áp dụng các cách trị đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà sau đây để cải thiện các triệu chứng viêm:
- Mật ong
Bạn có biết, trong thành phần của mật ong có chứa rất nhiều hoạt chất khử trùng, kháng khuẩn, nhờ vậy mà mang đến hiệu quả giảm viêm tối ưu. Người bệnh chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó dùng mật ong rừng nguyên chất nhẹ nhàng bôi lên vùng nướu đang bị sưng đau. Sau đó để nguyên trong khoảng 2 – 3 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện biện pháp này từ 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
- Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị phổ biến trong nhiều bữa ăn mà nó còn là nguyên liệu chứa thành phần allicin dồi dào – một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn, chống viêm tốt. Bạn chỉ cần sử dụng từ 2 – 3 tép tỏi tươi bóc sạch vỏ, nghiễn hoặc giã nát cùng một ít muối hạt. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng nướu răng đang bị sưng trong khoảng 4 – 5 phút. Tiếp đến bỏ ra rồi súc lại miệng với nước ấm để vệ sinh khoang miệng, thực hiện đều đặn trong 3 – 5 ngày để cải thiện tình trạng.
- Nước cốt chanh
Bạn có biết, trong nước cốt chanh có lượng lớn hàm lượng vitamin C, hoạt chất kháng viêm giúp điều trị viêm lợi trùm có mủ vô cùng hiệu quả. Người bệnh sử dụng nước cốt chanh trộn cùng với ½ muỗng muối hạt. Khuấy đều cho tới khi muối tan hoàn toàn rồi dùng hỗn hợp này để thoa lên vùng răng khôn đang mọc. Sau đó để nguyên trong vòng vài phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

- Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương từ lâu đã nổi tiếng là nguyên liệu có chứa thành phần kháng khuẩn cao. Nhờ đó mà nó sẽ giúp tiêu viêm. giảm đau và giảm thiểu tối đa tình trạng chảy máu chân răng. Do vậy, người bệnh có thể dùng loại tinh dầu này để thoa lên vùng lợi bị tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần. Ban đầu có cảm giác hơi nóng rát nhưng về sau sẽ khá dễ chịu, để nguyên trong khoảng 3 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.
- Dầu dừa
Cách điều trị viêm lợi trùm có mủ bằng dầu dừa khá an toàn, bởi nó chứa axit laric với khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dùng dầu dừa súc miệng còn làm giảm đáng kể mảng bám và dấu hiệu viêm lợi, đồng thời giúp trắng răng, hơi thở thơm mát, giảm đau… Bạn chỉ cần chuẩn bị 5 – 10ml dầu dừa vào miệng, súc trong vòng 20 – 30 phút rồi nhổ ra, súc miệng lại bằng nước sạch.
- Lá đinh hương
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đinh hương có thể ngăn ngừa được sự hình thành của mảng bám và giảm viêm nhiễm hiệu quả. Nguyên liệu này có đặc tính kháng virus và chống oxy hoá nên cũng giúp giảm đau cho người bệnh. Bạn thực hiện bằng cách băm nhỏ khoảng 5g lá đinh hương, làm ướt một miếng bông gòn và dậm vào phần đinh hương đã được băm nhỏ sau cho dính vào bông gòn càng nhiều càng tốt. Sau đó dặm bông vào phần lợi bị tổn thương, giữ nguyên trong 1 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Một số lưu ý khi chăm sóc và điều trị viêm lợi trùm có mủ
Bên cạnh việc điều trị thì bạn cũng có thể áp dụng một số cách chăm sóc và lưu ý một số vấn đề sau đây, nhằm nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi bệnh, phòng ngừa các rủi ro. Đồng thời gian nhẹ các biến chứng, tình trạng đau nhức sau khi nhổ bỏ răng hoặc cắt lợi trùm. Cụ thể như sau:
- Nên chườm đá xung quanh vùng hàm và má để giảm tình trạng đau nhức, sưng đỏ, ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng cách này để hạn chế chảy máu kéo dài, cầm máu sau khi nhổ răng hoặc cắt lợi trùm.
- Trong thời gian điều trị cần hạn chế uống rượu bia, nước ngọt, nước có gas, chất kích thích, món ăn có chứa nhiều gia vị, đường, thực phẩm quá khô hoặc quá cứng… Bởi chúng có thể làm tổn thương, gây kích ứng mô nướu và khiến các triệu chứng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn, gây sưng đỏ, chảy máu chân răng.
- Nên uống nhiều nước để giúp điều hòa thân nhiệt, giảm tình trạng hôi miệng và hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại mô nướu.
- Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên sắp xếp thời gian để tới phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt, nhằm tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, với những trường hợp đã được can thiệp điều trị, cần tái khám theo đúng như lịch hẹn, để nha sĩ đánh giá khả năng hồi phục và kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường nếu có.
- Nên thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần, đặc biệt là trong những giai đoạn đang mọc răng khôn. Nếu phát hiện ra dấu hiệu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiến hành nhổ bỏ sớm nhằm phòng ngừa gây ra viêm lợi trùm có mủ.
- Để phòng ngừa bệnh thì giải pháp tốt nhất là vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi chải răng, bạn nên chú ý làm sạch mảng bám và thức ăn thừa tại các vị trí khuất như răng số 7, răng số 8, kết hợp cùng nước súc miệng và chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch chuyên sâu hơn. Đồng thời nên lấy cao răng định kỳ tại các phòng nha uy tín để loại bỏ nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng viêm lợi trùm có mủ mà bạn cần nắm rõ. Tuy nó không phải bệnh lý nguy hiểm, thế nhưng sẽ gây ra không ít đau đớn, phiền toái cho người bệnh, thậm chí là dẫn tới nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan trước bất cứ dấu hiệu bất thường nào, đồng thời hãy tới nha khoa thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Click xem ngay: Viêm Lợi Hôi Miệng Là Gì? Các Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!