Trồng Răng Hàm Có Đau Không? 5 Lưu Ý Cần Nhớ Sau Thực Hiện
Khi bị mất đi một hoặc một vài chiếc răng hàm, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giảm khả năng ăn nhai và thậm chí gây ra tình trạng tiêu xương vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp này, trồng răng hàm được xem là cách khắc phục hiệu quả tối ưu. Vậy liệu rằng trồng răng hàm có đau không?
Quy trình trồng răng hàm có đau không?
Răng hàm trên cung xương hàm là răng phẳng sau miệng với chức năng ăn nhai thức ăn. Khi răng hàm bị sâu, hư hỏng hay mất răng hàm, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Bởi thế, việc thay thế răng, trồng răng mới là điều vô cùng cần thiết nhằm không gây cản trở cho việc ăn uống. Để biết trồng răng hàm có đau không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai phương pháp cơ bản, được ứng dụng phổ biến hiện nay.
Phương pháp cầu răng giả trồng răng hàm có đau không?
Cầu răng sứ thường được thực hiện trong trường hợp mất một răng hàm và răng kế cận đảm bảo chắc khỏe. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 chiếc răng để làm cùi răng sau đó chế tạo cầu răng (thông thường có 3 mão răng sứ dính liền nhau) và đặt lên vị trí răng đã mất. Thông thường, cầu răng sứ có tuổi thọ không cao, sau khoảng 4-5 năm bạn sẽ cần phải thay mới và không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.

Với phương pháp này, liệu rằng trồng răng hàm có đau không? Khi thực hiện, đặc biệt khi mài răng bệnh nhân thường được gây tê nên sẽ giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi ê buốt nhẹ và cảm giác này sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi làm răng.
Có thể bạn quan tâm: Trồng Răng Nhai Giá Bao Nhiêu? Cập Nhật Bảng Giá Chi Tiết
Phương pháp cấy ghép Implant trồng răng có đau không?
Với phương pháp trồng răng hàm bằng cấy ghép implant, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ implant được làm từ titanium vào bên trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau vài tháng, khi nhận thấy trụ implant đã tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiếp tục đặt thêm một khớp nối abutment lên bên trên như một cùi răng và gắn mão sứ làm thân răng.

Hiện nay, phương pháp trồng răng này được nhiều bác sĩ khuyến khích lựa chọn vì có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các phương pháp truyền thống. Răng implant có tuổi thọ rất cao, lên đến 20 năm hoặc trọn đời (nếu người bệnh chăm sóc tốt), chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất và đặc biệt ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm.
Do việc cấy ghép Implant chỉ tác động lên vùng mất răng, không mài răng nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến những răng kế cận. Khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê nên cũng sẽ giảm thiểu tối đa đau đớn. Sau cấy ghép, bạn thường có cảm giác đau nhức, biểu hiện rõ trong 24 giờ đầu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau nên bạn cũng không cần quá lo lắng, sau 1-2 ngày, cảm giác đau sẽ giảm dần rồi biến mất.
Xem thêm: Các Phương Pháp Trồng Răng Hàm Và Quy Trình Chi Tiết
Những lưu ý quan trọng giảm đau nhức sau trồng răng
Về việc trồng răng hàm có đau không, do khi thực hiện bạn sẽ được gây tê nên không có nhiều cảm giác đau đớn. Tuy nhiên sau trồng răng, khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau sẽ thường xuất hiện. Đây được xem là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể.

Nếu bạn muốn có cảm giác dễ chịu, giúp thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể áp dụng một số cách thức giúp giảm đau hiệu quả như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Sau trồng răng, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc giảm đau về sử dụng vì nó có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
- Ăn thức ăn dạng lỏng, thức ăn mềm: Bạn nên ăn cháo, súp, uống sữa hoặc nước trái cây để giảm thiểu cảm giác đau đớn. Cùng với đó, tránh sử dụng những loại thực phẩm cứng, dai, dính, dầu mỡ, dẻo; đồ có chất kích thích,… vì chúng có thể gây đau và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục răng.
- Chườm đá lên vùng đau nhức: Đây là cách giảm đau nhanh và hiệu quả nhất. Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn sạch để bọc đá và chườm vào bên má bị đau nhức sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Trong vòng 24 giờ đầu, bạn cần tránh đánh răng, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng làm sạch răng miệng. Sau đó, bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng để ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Không sử dụng thuốc lá: Hút thuốc có thể làm vỡ các cục máu đông, gây chảy máu ở vùng trồng răng dẫn tới viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của răng.
- Tái khám định kỳ: Thực hiện tái khám theo chỉ định của bác sĩ sau đó tái khám định kỳ 6 tháng/lần để được khắc phục vấn đề răng miệng nếu có.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc trồng răng hàm có đau không. Nếu lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, cảm giác đau sẽ được giảm thiểu tối đa. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sau trồng răng, giúp sức khỏe hồi phục nhanh nhất.
Đọc thêm nội dung liên quan:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!