Bọc Răng Sứ Có Phải Lấy Tủy Không? Có Đau Không – Giải Đáp Chi Tiết

- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Quá trình lấy tủy đòi hỏi được thực hiện bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng phải chỉ định tiến hành bước này. Bài viết sau đây sẽ thông tin tới độc giả các trường hợp cụ thể cần lấy tủy và biến chứng thường gặp.
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến mà ở đó, các nha sĩ sẽ dùng các mão sứ được chế tạo chuyên biệt dựa theo màu sắc và kích thước răng thật để khắc phục những nhược điểm ngoài ý muốn của hàm răng. Những trường hợp thường được chỉ định bọc sứ là răng thưa, kích thước không đồng đều, vẩu hoặc răng hô nhẹ, men răng xỉn màu….

Quá trình bọc sứ răng hoàn thiện đòi hỏi nha sĩ cần phải mài đi phần cùi răng thật, sau đó dùng mão sứ chụp lên. Phương pháp phục hình răng bằng mão sứ này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, đem lại cho bạn hàm răng sáng bóng, nụ cười tự tin mà vẫn giữ nguyên chức năng nhai.
TÌM HIỂU THÊM: Chi tiết Quy Trình Bọc Răng Sứ chuẩn y khoa
Do ngày một trở nên phổ biến, những thông tin xoay quanh chủ đề bọc sứ cho răng trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Một trong số đó chính là thắc mắc bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Trên thực tế, phương pháp bọc răng sứ chỉ giúp khôi phục về mặt hình thức chứ không thể thay thế hoàn toàn các cách điều trị khác. Nếu chưa loại bỏ triệt để mầm mống gây bệnh, việc chụp răng sứ lên có thể gây hại cho cùi răng bên trong. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh toàn diện hàm răng trước, ưu tiên điều trị.
Tủy răng là một tổ chức quan trọng có chứa các mạch máu và dây thần kinh cảm giác. Trong đó, sâu răng chính là căn bệnh phổ biến nhất. Khi các hố sâu đã lan rộng và ăn dần vào bên trong sẽ tiến hành tổn thương đến cơ quan này. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp nhất định mới được chỉ định triệt tủy, bởi vì sau khi tiến hành điều trị răng sẽ không còn chắc khỏe như trước. Tủy vốn được ví như nguồn cung cấp dinh dưỡng nên một khi mất đi sẽ khiến răng dễ bị mẻ, nứt, vỡ.
Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ khám tổng quát để xác định tình trạng răng và cân nhắc kỹ lưỡng. Các trường hợp sau có thể tiến hành triệt tủy:
- Sâu răng diện rộng, ăn sâu vào tủy gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.
- Răng đặc biệt nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh.
- Răng bị chấn thương gây nhiễm trùng trong xương.
XEM THÊM: Răng Sứ Lấy Tủy Có Nên Bọc Lại Hay Không?
Bọc răng sứ lấy tủy có gây ảnh hưởng về sau không?
Bên cạnh thắc mắc bọc răng sứ có phải lấy tủy không thì những ảnh hưởng sau khi triệt tủy cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bước lấy tủy sẽ được tiến hành trước khi mài cùi răng và cần khoảng thời gian nhất định để răng ổn định. Nếu cố tình bọc sứ trong điều kiện viêm tủy có thể gây chết tủy.
Quá trình rút tủy sẽ ít nhiều gây ra cảm giác ê buốt cho đây là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ tiêm thuốc tê trước cho bạn. Sau khi lấy tủy, cảm giác ê buốt có thể diễn ra ngắn hạn và tự biến mất. Bước lấy tủy nếu được diễn ra theo đúng quy trình chuẩn khoa học sẽ hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ.
Do tủy được xem là nguồn dinh dưỡng của răng nên sau khi bị loại bỏ, răng sẽ trở nên đặc biệt yếu, dễ bị mủn và vỡ. Chính vì vậy để bảo vệ cấu trúc răng, tránh nguy cơ bị tổn thương do vi khuẩn, nha sĩ sẽ tiến hành bọc trong thời gian sớm nhất có thể.
KHÁM PHÁ NGAY: Răng Lấy Tủy Bọc Sứ Được Bao Lâu?
Quy trình bọc răng sứ có lấy tủy
Đối với những trường hợp được chỉ định lấy tủy trước khi thực hiện bọc sứ cho răng, việc nắm bắt quy trình sẽ giúp bạn chủ động về mặt thời gian.

- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và đánh giá mức độ tổn thương của răng. Đối với trường hợp cần lấy tủy có thể kết hợp lấy cao răng để làm sạch tối đa. Bạn sẽ mất từ 1 – 2 buổi để điều trị.
- Bước 3: Nha sĩ tiến hành mài cùi răng thật sao cho khớp với tỷ lệ chuẩn. Sau đó lấy màu răng và kích thước, dấu hàm để đưa tới phòng Labo.
- Bước 4: Khi tới buổi hẹn thứ 3, nha sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ lên phần răng đã mài và gắn keo chuyên biệt để cố định.
- Bước 5: Hẹn lịch khám lại để kiểm tra mức độ thích ứng của mão răng sứ và khắc phục kịp thời nguy cơ cộm vướng hoặc hở chân răng nếu có. Thời gian này, nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường, bạn nên chủ động thông báo sớm tới nha sĩ.
XEM THÊM: Lấy Tủy Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu?
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất dành cho các độc giả thắc mắc bọc răng sứ có phải lấy tủy không. Lấy tủy chỉ được thực hiện trong từng trường hợp nhất định để đảm bảo tổn thương không lan rộng và quá trình bọc răng diễn ra an toàn. Độc giả nên chọn các cơ sở nha khoa uy tín và hiện đại để việc bọc sứ và chăm sóc sức khỏe răng miệng đạt hiệu quả cao nhất.
THAM KHẢO THÊM:
- Cảnh Báo Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy [Nguyên nhân & Cách khắc phục]
- Lưu Ý Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!