Những Phương Pháp Trồng Răng Số 7 An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Mất răng số 7 sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì vậy việc “tái sinh” chiếc răng đã mất là điều vô cùng cần thiết. Vậy phương pháp trồng răng số 7 nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này chi tiết và chính xác nhất.
Răng số 7 là răng nào?
Ở một người trưởng thành thường có tới 32 răng, bao gồm cả răng khôn. Mỗi hàm thường có hai răng số 7 và hai răng số 6. Răng số 7 còn có tên gọi là răng cối thứ 2 giữ vai trò quan trọng ở trên cung hàm. Thông thường, răng số 7 mọc ở giữa răng khôn và răng số 6, giữ vai trò nghiền nát thức ăn trước khi đi vào dạ dày. Răng cố thứ 2 chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời từ khoảng 12 – 13 tuổi, sau khi trẻ thay toàn bộ răng sữa.
Răng hàm số 7 có kích thước khá lớn với mặt nhai của răng rất rộng, bởi vì đây là răng giữ chức năng ăn nhai chính. Bên cạnh đó, bề mặt nhai này còn được chia thành nhiều múi nhỏ có khả năng chịu được lực nghiền rất lớn khi ăn nhai thức ăn hàng ngày.

Nhổ răng số 7 không trồng lại có hậu quả gì?
Vậy sau khi nhổ răng số 7 có phải trồng lại không? Câu trả lời là cần trồng lại. Bởi răng số 7 giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, khi mất răng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của người bệnh. Cụ thể:
- Chức năng ăn nhai suy giảm: Trồng răng hàm số 7 là thiết yếu, bởi răng giữ vai trò nhai chính giúp nghiền nát và cắn xé thức ăn. Khi bị mất đi, lực nhai của toàn bộ hàm sẽ giảm.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Lực nhai giảm khiến lượng thức ăn không được nghiền kỹ khi đưa vào cơ thể, gây áp lực cho dạ dày làm việc nhiều hơn. Từ đó, sinh ra các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và đau dạ dày…
- Gây lão hóa sớm: Xương hàm đảm nhận chức năng nâng đỡ khuôn mặt, mất răng số 7 khiến lực tác động bị giảm dần. Lúc này, phần má sẽ bị hóp lại, da mặt người bệnh cũng từ đó mà bị chảy xệ.
- Răng bị xô lệch: Việc không trồng răng hàm số 7 khi bị mất sẽ khiến răng đối diện và bên cạnh không được nâng đỡ, rất dễ bị xô lệch. Ngoài ra, việc răng bị lệch quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau cơ hàm và đau đầu…
- Tiêu xương hàm: Lực nhai của răng tạo ra sự kích ứng đối với vùng xương hàm ở xung quanh. Khi răng số 7 bị mất, lực tác động không còn được như trước khiến xương hàm ở khu vực này bị mất sẽ bị tiêu dần đi.
Những phương pháp trồng răng số 7 an toàn và hiệu quả
Hiện nay có hai phương pháp trồng răng số 7 an toàn và phổ biến nhất là làm cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, và được đông đảo khách hàng đón nhận.
Bắc cầu răng sứ
Làm cầu răng số 7 là phương sử dụng răng giả để thay thế cho vị trí răng số 7 đã bị mất. Một cầu nối sẽ gồm ba thân răng sứ kết nối với nhau. Hai mão sứ bên cạnh có nhiệm vụ nâng đỡ làm cầu trụ cho răng số 7. Bởi vậy, hai răng kế bên răng số 7 bị mất cần phải khỏe mạnh thực sự và không mắc các bệnh lý về răng miệng.
Trồng răng số 7 bằng cầu răng sứ được khách hàng ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, thời gian thực hiện nhanh chóng và chi phí phải chăng. Tuổi thọ răng có thể lên đến 20 năm nếu như khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách.

Tuy vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, việc trồng răng số 7 bằng phương pháp bắc cầu răng sứ không phải là giải pháp tối ưu nhất bởi một số lý do:
- Trên thực tế, để làm cầu răng số 7 thì cần mài răng số 8 và răng số 6 để làm trụ. Tuy nhiên răng số 8 là răng khôn vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên thường được nha sĩ khuyên nhổ bỏ để hạn chế biến chứng.
- Trường hợp răng khôn chưa mọc thì bắc cầu răng sứ sẽ được làm từ răng số 5 và số 6, răng số 7 sẽ là răng trong cùng. Điều này gây hại cho chức năng nhai cũng như không đảm bảo được răng bên cạnh làm cầu nối.
- Việc tận dụng 2 răng cùng một phía để làm trụ đỡ sẽ khiến cho hàm răng bị mất đi tính cân đối. Càng lâu ngày, dưới áp lực của quá trình ăn nhai 2 răng làm trụ sẽ yếu đi nhanh chóng.
- Không chỉ vậy, răng số 6 và số 7 đều có chức năng ăn nhai chính. Khi mất răng số 7 thì việc ăn nhai dồn trọng tâm vào răng số 6. Nhưng nếu làm cầu răng sẽ phải mài bớt cùi răng số 6, như vậy không đảm bảo được sức khỏe răng miệng.
Ghép trụ implant
Đây được xem là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Răng Implant có cấu trúc tương tự như răng thật, giúp khách hàng khôi phục từ chân răng cho đến thân răng đã mất.
So với làm cầu răng sứ, thì trồng răng hàm số 7 bằng Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Bởi vì ra đời sau này, nên Implant có thể khắc phục tất cả các nhược điểm mà những phương pháp trồng răng giả trước đây gây ra.
Kỹ thuật cấy ghép Implant thực hiện bằng cách đưa trụ Titanium vào trong khung hàm thay thế chân răng thật đã mất. Sau đó kết hợp với mão răng sứ gắn trực tiếp trên trụ để khôi phục thân răng. Giải pháp này giúp khách hàng khôi phục răng đảm bảo chức năng, công dụng và hình dáng như một chiếc răng thật thực sự.
Không chỉ vậy, với phương pháp trồng răng số 7 bằng Implant sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa hiện tượng co rút nướu và tiêu xương hàm và nhiều lợi ích khác. Cụ thể:
- Ngăn ngừa tiêu xương: Trụ Implant có khả năng thay thế hoàn toàn cho phần chân răng thật đã bị mất. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng thoái hóa cũng như hạn chế sự suy giảm mật độ xương.
- Cố định răng bên cạnh: Cấy ghép Implant vào hàm sẽ giúp cho răng được lấp đầy khoảng trống, từ đó cố định răng bên cạnh, khắc phục tình trạng bị xô lệch.
- Không xâm lấn răng liền kề: Răng Implant có khả năng tồn tại độc lập và quá trình cấy ghép chỉ diễn ra tại khu vực răng bị mất. Bởi vậy, những răng liền kề sẽ không chịu bất tác động nào.
- Tuổi thọ cao: Trụ implant có khả năng tồn tại lâu dài ở trong xương hàm, sau khi tích hợp với cơ thể người bệnh thì có thể sử dụng trọn đời như răng thật.
Xem thêm: Phương pháp và quy trình Trồng răng hàm chuẩn từ chuyên gia

Chi phí trồng răng số 7 mất bao nhiêu tiền?
Trồng răng hàm số 7 giá bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào phương pháp khách hàng lựa chọn cũng như chất liệu được sử dụng. Hiện nay trên thị trường giá trồng răng số 7 sẽ dao động từ 2.000.000 – 55.000.000 VNĐ. Thông qua 3 phương pháp phổ biến: Trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Chi phí trồng răng số 7 với phương pháp cầu răng sứ
Chất liệu sứ là yếu tố lớn nhất quyết định đến chi phí trồng răng số 7, chất liệu khác nhau sẽ có nhiều mức giá chênh lệch. Hiện nay, giá thành của phương pháp này được chia thành các cấp độ giá như sau:
- Răng sứ kim loại thường: 1.000.000 VNĐ/răng.
- Răng sứ kim loại Titan: 2.000.000 VNĐ/răng.
- Răng sứ từ kim loại quý: Dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/răng.
- Răng Venus, Zirconia, Katana: Có giá từ 2.500.000 – 3.500.000 VNĐ/răng.
- Răng Cercon: Dao động từ 5.000.000 – 5.500.000 VNĐ/răng.
- Răng Emax, Lava, Ceramill, HT-Smile: Giá dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/răng.
Giá trồng răng số 7 bằng ghép trụ implant
Đây là phương pháp khôi phục răng toàn diện nhiều ưu điểm hơn so với kỹ thuật trồng răng truyền thống. Một răng Implant có cấu tạo chính với phần trụ Implant, Abutment và mão răng sứ. Hiện nay, các thành phần của Implant được nhập khẩu từ nhiều thương hiệu khác nhau với ưu và nhược điểm riêng, giá thành cũng có chênh lệch.
- Phần Implant: Có giá dao động từ 18.000.000 – 40.000.000 đồng/trụ, tùy thuộc vào xuất xứ sản phẩm.
- Phần Abutment: Có giá dao động từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng/răng, tùy thuộc vào xuất xứ sản phẩm.
- Phần mão răng sứ: Có giá dao động từ 2.000.000 – 7.000.000 đồng/răng, tùy thuộc vào xuất xứ sản phẩm.
Giá thành khi trồng răng số 7 bằng phương pháp cấy ghép trụ Implant sẽ có sự thay đổi trong quá trình điều trị. Sự thay đổi này sẽ phụ thuộc vào số lượng răng cần trồng, sức khỏe răng miệng khách hàng và đơn vị nha khoa thực hiện dịch vụ.
Chi tiết: Trồng Răng Nhai Giá Bao Nhiêu? Cập Nhật Bảng Giá Chi Tiết

Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng chúng tôi muốn chia sẻ về giá thành và những phương pháp thực hiện trồng răng an toàn. Hy vọng những giải đáp trên có thể giúp người dùng lựa chọn được phương pháp trồng răng số 7 hiệu quả và phù hợp với tài chính bản thân.
Xem thêm:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!