[Bác Sĩ Giải Đáp] Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Không?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn

Niềng răng là giải pháp khắc phục tình trạng răng hô, răng móm, răng mọc lệch và lệch khớp cắn  hiệu quả. Niềng răng có phải nhổ răng không là tùy vào tình trạng răng miệng của từng người. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng và đưa ra lộ trình chỉnh nha cụ thể. Để biết rõ lúc nào nên nhổ răng và cần nhổ những răng nào khi chỉnh nha, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết.

Giải đáp niềng răng có phải nhổ bỏ răng không?

Niềng răng có phải nhổ răng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Niềng răng là phương pháp nha khoa giúp nắn chỉnh lại vị trí của răng trên cung hàm, mang đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần nhổ bỏ một số răng trước khi tiến hành niềng.

Nhổ răng trước khi niềng nhằm tạo khoảng trống để sắp xếp răng
Nhổ răng trước khi niềng nhằm tạo khoảng trống để sắp xếp răng

Nguyên nhân niềng răng cần phải nhổ răng là do:

  • Nhổ răng để tạo các khoảng trống, đưa răng dịch chuyển về vị trí lý tưởng.
  • Nhằm giảm thiểu vấn đề xô lệch răng trong quá trình niềng, giúp quá trình chỉnh ra diễn ra thuận lợi hơn.
  • Bác sĩ nhổ bỏ răng sau khi đã tính toán cân chỉnh khớp cắn, đảm bảo hoạt động cắn và nhai thực phẩm sau này. Đồng thời cũng giúp làm giảm áp lực ở phần cơ hàm, từ đó giảm triệu chứng đau đầu.

Nhổ răng khi chỉnh nha có gây ảnh hưởng gì không?

Nhiều người lo lắng nhổ răng khi chỉnh nha sẽ tác động đến sức khỏe, những lo lắng này là hoàn toàn hợp lý. Cấu trúc răng miệng có liên quan nhất định đến các dây thần kinh, vì vậy nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thông thường nhổ răng sẽ được chỉ định khi không còn phương pháp nào khác. Bác sĩ sẽ khám tổng quan, xem xét phim chụp X-quang, chọn vị trí răng phù hợp và an toàn nhất.

Hiện nay các răng được chỉ định nhổ thường là các răng ít quan trọng. Khi nhổ sẽ không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên tìm đến các cơ sở Nha khoa có bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại, có môi trường vô trùng tuyệt đối, đừng vì ham rẻ mà chọn nhầm những địa chỉ kém uy tín.

ĐỌC THÊM: Niềng Răng Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Khi nào cần phải nhổ răng trước khi niềng?

Việc nhổ bỏ răng được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước khi niềng trong các trường hợp sau:

Nhổ răng trong trường hợp răng hô
Nhổ răng do răng hô
  • Răng hô: Đây là một dạng sai khớp cắn thường gặp, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn miệng nhô ra, mất cân đối và thiếu tính thẩm mỹ. Đối với tình trạng này, có thể sẽ phải nhổ từ 2 – 4 răng trên cung hàm, nhằm tạo khoảng trống để kéo răng hô thẳng lại.
  • Răng móm: Là tình trạng răng hàm dưới nhô ra phía trước, vùng môi dưới hay vùng cằm cũng bị nhô ra. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy dạng mặt lõm, gây mất hài hòa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng cách, đảm bảo răng được kéo chỉnh về đúng vị trí.
  • Răng mọc chen chúc, khấp khểnh: Các răng mọc lệch hoặc mọc chen chúc nhau  trên khung hàm, gây ra tình trạng răng lộn xộn và không đều. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực đến khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Để điều chỉnh các răng về đúng vị trí, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ một số răng để tạo khoảng trống, giúp điều chỉnh các răng còn lại.
  • Sai khớp cắn: Lệch khớp cắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, lâu dần sẽ gây mòn răng và nhiều bệnh lý khác. Trong trường hợp này nhổ bỏ răng sẽ tạo điều kiện cho răng dịch chuyển về đúng khớp cắn.
  • Răng quá nhiều: Nếu bạn có quá nhiều răng (do không rụng răng sữa hoặc răng bị mọc chìm) thì cần nhổ bỏ một số răng để có vị trí sắp xếp lại răng trên hàm.

XEM NGAY BÀI VIẾT: Niềng Răng Bị Lệch Mặt: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Khi nào niềng không cần phải nhổ răng?

Nhổ bỏ răng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh, vì vậy bác sĩ luôn ưu tiên việc niềng không cần nhổ răng. Nếu tình trạng của bạn thuộc vào các trường hợp sau thì có thể sẽ không cần nhổ bỏ răng:

Trẻ em không cần nhổ răng trước khi niềng
Trẻ em không cần nhổ răng trước khi niềng
  • Có cung hàm rộng: Cung hàm rộng có đủ không gian để sắp xếp lại các răng, tạo điều kiện để răng di chuyển về vị trí mong muốn. Đồng thời giúp răng có đủ khoảng cách để đặt khí cụ nha khoa cần thiết. Vì vậy thường những trường hợp có cung hàm rộng sẽ không phải nhổ răng trước khi niềng.
  • Niềng răng từ 12-16 tuổi: Đây là độ tuổi niềng răng tốt nhất, mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ ràng nhất. Đây là giai đoạn răng phát triển, trẻ cũng đang thay mới răng sữa, vì vậy có nhiều khoảng trống giúp việc điều chỉnh khi niềng răng trở nên dễ dàng. Trẻ hoàn toàn không cần phải nhổ bỏ răng trước khi niềng.
  • Răng thưa, răng nhỏ: Lúc này mọi răng đều sẽ có vị trí để “đứng”, việc niềng răng giúp kéo các răng di chuyển khít vào nhau, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên nhất.

ĐỌC THÊM: Có Nên Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Không?

Cần nhổ răng nào và nhổ bao nhiêu răng khi niềng?

Việc nhổ răng không đơn giản chỉ là để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hiệu quả chỉnh nha, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của người bệnh. Bác sĩ luôn tìm cách giữ lại hầu hết các răng của người bệnh nếu có thể. Sau khi khám chi tiết và xem xét phim X-quang, bác sĩ sẽ tính toán và cân nhắc đến việc nhổ răng.

Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng số 4, số 5 hoặc số 8
Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng số 4, số 5 hoặc số 8

Thông thường, khi niềng răng, bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ bỏ các răng số 4, số 8 hoặc số 5. Lý do như sau:

  • Nhổ răng số 4: Răng số 4 nằm ở chính giữa khung hàm, nếu nhổ đi sẽ để lại khoảng trống ở chính giữa, tạo điều kiện thuận lợi cho răng cửa bên ngoài và răng hàm ở bên trong di chuyển về vị trí mong muốn. Răng số 4 thường được chỉ định nhổ bỏ trong các trường hợp răng hô, răng móm, răng mọc khấp khểnh và chen chúc.
  • Nhổ răng số 5: Cũng tương tự như răng số 4, răng số 5 có vị trí khá “lý tưởng”, khi nhổ bỏ sẽ tạo khoảng trống thuận lợi cho các răng khác di chuyển. Đồng thời việc nhổ bỏ răng số 4, số 5 sẽ không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, và đặc điểm cơ mặt của khách hàng.
  • Nhổ răng số 8 (răng khôn): Đây là răng mọc sau cùng, có nguy cơ mọc ngang hoặc mọc ngầm gây ảnh hưởng đến răng kế cận. Mọc răng khôn cũng gây đau nhức, ảnh hưởng đến răng số 7 hoặc gây ra các bệnh như: viêm nha chu, sâu răng,… Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 8 trước khi tiến hành niềng.

ĐỪNG BỎ QUA: Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không?

Lưu ý: Việc nhổ răng nào và phải nhổ bao nhiêu răng phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng răng miệng của từng người. Vì vậy bạn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Một số điều cần lưu ý

Quá trình niềng răng sẽ mang đến nhiều phiền toái cho việc ăn uống và sinh hoạt của bạn. Vì vậy khi niềng răng bạn phải kiên trì, trong quá trình đó hãy lưu ý một số điều như sau:

Vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ răng miệng trong quá trình chỉnh nha
Vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ răng miệng trong quá trình chỉnh nha
  • Để tránh niềng răng bị rơi vỡ, gây bung mắc cài hoặc tổn thương khoang miệng, người niềng răng không nên ăn đồ ăn dai, cứng, không cắn móng tay hoặc các vật dụng cứng khác.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các môn thể thao có thể tham gia, đồng thời nên đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao.
  • Nên ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, được nấu mềm và cắt nhỏ.
  • Giữ răng miệng luôn sạch sẽ, sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng 2 lần mỗi ngày, lưu ý chải kỹ cả mắc cài. Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn bám trong các kẽ. Đồng thời nên súc miệng bằng nước muối loãng để khử trùng, tăng hiệu quả bảo vệ răng.
  • Khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình niềng răng.

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi niềng răng có phải nhổ răng không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích, hiểu rõ hơn về quá trình chuẩn bị trước khi chỉnh nha.

KHÁCH HÀNG QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309