Các Phương Pháp Trồng Răng Hàm Và Quy Trình Chi Tiết

Răng hàm đảm nhận chức năng và vai trò quan trọng trong hệ cung hàm. Trường hợp bị mất răng hay hỏng răng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp trồng răng cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các kỹ thuật trồng răng hàm phổ biến và quy trình thực hiện.
Khi nào cần trồng răng hàm?
Răng hàm nằm phía trong cùng của hàm răng, đóng vai trò chính trong hoạt động nhai, nghiền thức ăn. Tình trạng mất răng có thể xảy ra do các nguyên nhân phổ biến như:
- Thực hiện bước vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
- Mắc các bệnh cần phải nhổ bỏ răng.
- Tai nạn gây tổn thương răng hàm.
Không trồng răng hàm có sao không, câu trả lời là có, nếu bị mất răng, bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như:
- Các răng còn lại gặp tình trạng bị xô lệch, di chuyển vào vị trí nướu còn trống.
- Răng bên cạnh yếu dần, có thể bị đổ, gãy theo.
- Xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, gây hóp má, mặt chảy xệ mất thẩm mỹ.
- Khớp cắn lệch làm giảm sức nhai, gây ra các bệnh về khớp thái dương hàm.
- Mất răng làm ảnh hưởng khả năng nói, phát âm không rõ ràng.
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, sâu răng…
Theo đó, việc trồng răng hàm khi này là vô cùng cần thiết. Phương pháp này giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sự tự tin, cũng như ăn uống thoải mái hơn.
TÌM HIỂU CHI TIẾT: 3+ Tác Dụng Bất Ngờ Của Việc Trồng Răng Giả

Các phương pháp trồng răng
Hiện nay, việc khắc phục mất răng hàm được thực hiện bằng những phương pháp chính là làm răng sứ, hàm tháo lắp hoặc cấy ghép implant. Mỗi cách điều trị đều có ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với tình trạng răng cụ thể.
Răng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp truyền thống với chi phí thấp nhất so với các cách trồng răng hàm hiện nay. Răng tháo lắp giúp bảo tồn được răng thật, hỗ trợ hoạt động nhai tốt và phù hợp cả với người lớn tuổi.
Ưu điểm của hàm tháo lắp là không gây đau đớn, chi phí rẻ, dễ dàng tháo ra để vệ sinh. Tuy nhiên, độ bền của răng giả không cao và không mang lại hiệu quả tốt như các phương pháp hiện đại.
XEM THÊM: Làm Răng Giả Tháo Lắp Có Tốt Không?
Trồng răng sứ
Trồng răng hàm giả bằng sứ là cách khắc phục răng đã mất theo cách bắc cầu. Bác sĩ dùng dải răng bằng sứ với ít nhất ba răng để đặt vào khoảng trống răng hàm bị mất. Hai răng bên cạnh răng hàm bị mất được mài cùi nhằm thuận tiện cho việc đặt mão răng sứ. Răng giả chính sẽ nằm giữa các mão răng này.
Cầu răng sứ có thể dùng để trồng răng hàm trên và dưới, đảm bảo được sức nhai ổn định. Răng sứ có độ bền từ 10 – 20 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Quá trình làm răng sứ cho răng hàm không gây đau đớn và thường kéo dài 5 – 7 ngày.

BẠN CÓ BIẾT: Làm Cầu Răng Sứ Giá Bao Nhiêu? Cập nhật giá mới nhất hiện nay
Trồng răng implant
Cấy ghép implant là kỹ thuật hiện đại, có thể áp dụng trong trồng răng hàm dưới, trên hay trồng răng hàm trong cùng.Trụ implant được đặt vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng bị mất. Xương hàm được tích hợp chặt chẽ với trụ implant thành một thể thống nhất. Mão răng sứ được phục hình thông qua nối abutment tạo thành răng giả hoàn chỉnh.
Ưu điểm của răng implant là độ bền cao, gần như trọn đời. Phương pháp này có thể khắc phục được phần lớn các vấn đề do tình trạng mất răng gây ra, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và hạn chế đau đớn.
Để trồng được răng bằng implant, người bệnh phải có xương hàm khỏe mạnh, nguyên vẹn và không bị tổn thương. Kích thương xương đủ, không gặp tình trạng viêm nhiễm tại vùng cần được trồng răng. Trường hợp người bệnh bị tiêu xương hàm nghiêm trọng, việc cấy ghép implant chỉ thực hiện được sau khi cấy ghép xương.
Quy trình trồng răng hàm
Quy trình trồng răng hàm cần nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của người thực hiện.
Quy trình làm răng sứ
Làm cầu răng sứ được thực hiện theo 5 bước chính gồm:
- Bước 1: Khám và tư vấn
Nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể, xác định vị trí răng đã mắt và chụp x-quang. Nếu quá trình khám tổng quát phát hiện ra các bệnh lý về răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh điều trị trước sau đó mới tiến hành trồng răng mới. Ở bước này, người bệnh cũng được tư vấn kỹ lưỡng về phương pháp trồng răng.
- Bước 2: Vệ sinh và gây tê
Bác sĩ làm vệ sinh răng miệng để bắt đầu làm cầu răng sứ để hạn chế viêm nhiễm. Bước gây tê giảm đau cũng được thực hiện sau khi vệ sinh răng.

- Bước 3: Mài cùi và lấy dấu
Sau khi gây tê, bác sĩ tiến hành mài cùi răng cho 2 răng bên cạnh. Răng thường được mài từ 0,5 – 2mm. Sau khi răng được mài, bác sĩ sẽ lấy mẫu hàm để xác định hình dạng và kích thước răng, đảm bảo độ cân xứng.
- Bước 4: Chế tạo cầu răng sứ
Răng sứ được làm dựa trên mẫu hàm đã lấy. Các kỹ thuật viên thực hiện chế tạo răng trong phòng labo, thời gian thực hiện có thể kéo dài vài ngày. Trong thời gian chờ đợi, người bệnh được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ.
- Bước 5: Lắp cầu răng
Đây là bước cuối cùng để bạn sở hữu hàm răng hoàn thiện. Bác sĩ sẽ tiến hành thử sườn và lắp sứ, đảm bảo cầu răng khít với hàm.
XEM THÊM: Trồng Răng Sứ Có Đau Không?
Quy trình làm hàm tháo lắp
Làm hàm tháo lắp có quy trình thực hiện tương đối đơn giản, gồm các bước như:
- Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ khám tổng quát khoang miệng để kiểm tra răng, lợi cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được hướng dẫn cụ thể về phương pháp điều trị và cách giữ gìn hàm tháo lắp.
- Bước 2: Lấy dấu để tạo hàm giả
Người bệnh được tiến hành lấy dấu hàm, đo khung và đo các kích cỡ khoảng trống của răng. Các thông số được chuyển sang phòng Labo nha khoa phân tích, chế tạo hàm giả theo mẫu tương thích.
- Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lắp hàm
Bước vệ sinh, khử trùng là cần thiết trước khi thực hiện lắp hàm giả. Sau đó, người bệnh sẽ được gắn thử hàm giả để kiểm tra độ kênh và chỉnh sửa hoàn tất. Đi kèm với đó, bác sĩ cũng hướng dẫn chi tiết về cách tháo lắp và vệ sinh hàm giả tại nhà.
Quy trình gắn implant
Trồng răng hàm implant được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Khám và tư vấn
Người bệnh được bác sĩ thăm khám và báo cáo tình trạng răng miệng cụ thể. Các bước thực hiện implant cũng được tư vấn và giải thích chi tiết ở bước này.
- Bước 2: Chụp CT và phân tích
Bác sĩ tiến hành chụp CT và phân tích răng một cách chi tiết. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể mà kế hoạch điều trị có thể được điều chỉnh. Một số trường hợp tiêu xương hàm có thể phải tiến hành cấy xương trước khi thực hiện implant.
- Bước 3: Phẫu thuật cấy ghép
Quy trình cấy ghép Implant được thực hiện với bước đầu là sát khuẩn và gây tê. Phẫu thuật thường kéo dài từ 30 – 60 phút và không gây đau đớn. Người bệnh thông thường mất 3 – 6 tháng để lên răng.
- Bước 4: Lên Abutment
Khi có lịch cụ thể, người bệnh sẽ đến nha khoa để theo dõi và lấy dấu răng. Quá trình diễn ra từ 15 – 20 phút.

- Bước 5: Gắn răng sứ
Sau khi lấy dấu răng 1 ngày, răng sứ được gắn lên vị trí implant đã mất. Quá trình trồng răng hàm khi này đã hoàn thành. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng và đặt lịch tái khám cần thiết.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về trồng răng hàm. Để có được phương pháp khắc phục mất răng chính xác nhất, bạn cần đi khám và nhận tư vấn từ nha sĩ.
THAM KHẢO NGAY:
- Trồng Răng Hàm Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Mới Nhất 2023
- Trồng Răng Hàm Số 7 Giá Bao Nhiêu?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!