Trám Răng Cho Trẻ 4, 5 Tuổi Có Được Không?
Trong giai đoạn 4 – 5 tuổi là thời kỳ trẻ đang phát triển răng sữa và thường bị thu hút bởi những món đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có ga, nước ngọt. Chính vì điều này mà trẻ dễ dàng gặp phải tình trạng sâu răng dẫn tới các hư tổn như viêm tủy, sứt mẻ răng,… Khi này điều cần làm là thực hiện xử lý khắc phục tình trạng nhưng nhiều bậc phụ huynh ngần ngại vì băn khoăn không biết trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi có được không?
Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi có được không?
“Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi có được không” là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con em trong độ tuổi này bị sâu răng. Để trả lời cụ thể vấn đề này, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia nha khoa tại ViDental Clinic ngay sau đây.
Trên thực tế, sâu răng là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng thường không được người lớn để ý tới và tìm giải pháp điều trị xử lý kịp thời. Theo một thống kế về tình trạng sâu răng ở trẻ em Việt Nam đã cho thấy rằng, cứ mỗi 10 bé thì sẽ có đến 8 em bị răng sâu mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thói quen sử dụng bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga hay nước ngọt không kiểm soát. Ngoài ra, trong giai đoạn này các em cũng chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng nên một phần dẫn đến tình trạng này.

Trong độ tuổi trẻ còn răng sữa, các vấn đề sâu răng thường phát triển nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe răng miệng của trẻ để tránh những hệ quả khôn lường như:
- Vi khuẩn sâu răng làm hại đến nướu và mầm răng vĩnh viễn ở dưới.
- Răng vĩnh viễn mọc lệch do sâu răng sữa ảnh hưởng đến khớp cắn và xương hàm.
- Suy giảm chức năng vận động của răng, chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày bị gián đoạn khiến cho trẻ biếng ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng và không phát triển khỏe mạnh.
- Gây viêm nhiễm tủy răng, hình thành áp xe răng và tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mặt nếu tình trạng chuyển biến xấu.
Có thể thấy rằng, nếu trẻ bị sâu răng mà không có giải pháp điều trị sớm sẽ là tiền để khiến cho sức khỏe răng miệng của bé bị đe dọa bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi này việc thực hiện trám răng để xử lý các lỗ sâu và khôi phục toàn bộ hàm cho trẻ là điều cần được ưu tiên càng sớm càng tốt.
Như vậy, về vấn đề trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi có được không, bác sĩ khuyên các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ tới phòng khám nha khoa tiến hành xử lý càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé. Đồng thời điều này sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ.
Quá trình trám răng cho trẻ 4 – 5 tuổi diễn ra thế nào?
Quá trình trám răng cho trẻ 4 – 5 tuổi không có nhiều sự khác biệt so với điều trị với người trưởng thành, diễn ra tuần tự tuân thủ đầy đủ các bước dựa trên quy trình trám răng chuẩn chỉnh từ Bộ Y tế.

4 bước thực hiện trám răng cho trẻ
Hiện nay, quy trình trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi tại Trung tâm ViDental Clinic được thực hiện theo 4 bước, cụ thể bao gồm:
Bước 1 – Thăm khám và tư vấn
Trước khi tiến hành trám răng cho bé, các bác sĩ sẽ cần thực hiện kiểm tra tổng quát toàn bộ răng miệng. Từ đó, xác định cụ thể tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng và sát trùng vị trí răng cần trám
Nếu răng của trẻ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sức khỏe cần thiết, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện những công đoạn chuẩn bị trước cho quá trình trám răng. Để tránh hiện tượng viêm nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị, bác sẽ cho bé súc miệng với một loại nước sát trùng chuyên dụng trong nha khoa. Đồng thời kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ toàn bộ khoang miệng trước khi trám cho trẻ. Điều này giúp đảm bảo vi khuẩn gây hại được loại bỏ hoàn toàn và mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho việc điều trị của bé.

Bước 3 – Làm tê và tạo hình xoang trám
Giúp trẻ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu xuyên suốt thời gian thực hiện trám, bác sĩ sẽ tiêm ủ tê với liều lượng vừa đủ. Như vậy bé hoàn toàn không cảm nhận bất kỳ cảm nào xuyên suốt quá trình sử dụng những dụng cụ chuyên khoa để làm sạch sâu phía bên trong răng. Sau khi vị trí răng hư tổn đã được làm sạch sâu, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám phù hợp.
Bước 4 – Thực hiện trám răng
Khung xoang trám được định hình hoàn thiện sẽ tới giai đoạn trám răng cuối cùng. Thông thường, việc tiến hành trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi tuân thủ theo các bước sau đây:
- Bôi dung dịch acid nhẹ lên vị trí răng hư tổn cần khôi phục của bé.
- Phủ một lớp keo tạo độ dính và điện quang trùng hợp phía trên giúp quá trình làm khô keo diễn ra nhanh hơn.
- Sử dụng vật liệu trám đã lựa chọn và thực hiện trám từng lớp mỏng tới khi những vết hư tổn được lấp đầy theo hình dạng răng ban đầu.
- Chiếu đèn quang trực tiếp vào phần trám để làm khô vết trám, tạo thành một khối thống nhất với răng.
- Cuối cùng, lớp trám răng sẽ được đánh nhẵn và làm bóng bề mặt giúp tối ưu hiệu quả cũng như độ bền sử dụng.
Các vật liệu sử dụng phổ biến để thực hiện trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi
Thông thường, trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi, bác sĩ nha khoa thường sử dụng 2 vật liệu sau:
- Vật liệu nhân tạo: Bằng cách sử dụng vật liệu nhân tạo từ Sealant, các vết hư tổn sẽ được trám bít nhanh chóng nhờ kết hợp tác động từ ánh sáng Laser. Vật liệu bám chắc chắn vào các lỗ hổng của răng, bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng của bé khỏi sự tấn công của hại khuẩn.
- Composite: Đây là chất liệu phổ biến được sử dụng điều trị hàn răng phổ biến không chỉ với trẻ nhỏ mà còn trong cả các trường hợp người lớn bị sâu răng, sứt mẻ răng,… Ưu điểm của vật liệu này là lành tính cho răng miệng của trẻ. Đồng thời chi phí thực hiện cũng tương đối rẻ rất phù hợp cho bé trong giai đoạn 4 – 5 tuổi.

Xem thêm: Trám Răng Composite: Ưu, Nhược Điểm Ra Sao? Giá Bao Nhiêu?
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi trám răng
Sau khi hàn răng cho trẻ nhỏ, để tránh các nguy cơ miếng trám bong tróc hay tình trạng sâu răng quay trở lại thì phụ huynh cần chăm sóc răng miệng cẩn thận cho bé theo những hướng dẫn từ chuyên gia nha khoa sau đây:
Điều cần tránh:
- Kiêng cho trẻ ăn uống trong 2 giờ đầu sau khi trám răng để miếng trám ổn định. Sau khoảng thời gian này, nếu miếng trám đã khô và đông đặc lại thì phụ huynh có thể cho trẻ ăn uống bình thường trở lại. Điều này giúp hạn chế hiện tượng miếng trám bị bung ra do vận động mạnh.
- Tránh để bé va chạm hoặc bị tác động mạnh tới vị trí răng vừa được trám.
Chăm sóc răng miệng:
- Hướng dẫn, tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày theo hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ nha khoa.
- Sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ để bé vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày sau khi ngủ dậy buổi sáng và tối trước lúc đi ngủ.
- Sau mỗi bữa ăn hướng dẫn bé súc miệng bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng nhằm loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng.
- Thường xuyên cho bé thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe cũng như miếng trám răng cho bé. Nếu có bất kỳ vấn đề liên quan đến răng miệng có thể nhờ hỗ trợ từ bác sĩ nha khoa để xử lý kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng:
- Sau khi trám, răng sữa còn khá yếu và nhạy cảm nên việc vận động ăn nhai các thực phẩm cứng, dai rất khó khăn. Do đó, tốt hơn hết trong 1 – 2 ngày đầu cha mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, không cần nhai nhiều như cháo, súp,…
- Trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi, phụ huynh cần chú ý đến việc kiểm soát số lượng bánh kẹo, đồ uống có ga, nước ngọt hàng ngày cho bé nhằm giảm thiểu nguy cơ sâu răng tái phát.
- Hạn chế trẻ ăn uống các loại thực phẩm, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh để không ảnh hưởng đến miếng trám răng.
- Khi cho bé ăn, chọn lựa những loại thực phẩm mềm, nấu chín kỹ hoặc cắt nhỏ cho bé dễ dàng ăn nhai mà đồng thời không tác động tới vết trám.
Như vậy, trảm răng cho trẻ 4, 5 tuổi là giải pháp cần thiết và hiệu quả ngăn ngừa sâu răng cũng như các rủi ro nguy hiểm có thể phát sinh cho bé. Do đó, nếu trẻ gặp phải bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới phòng khám nha để được các bác sĩ tư vấn điều trị và xử lý nhanh chóng, đừng lo nghĩ đến những vấn đề không cần thiết như trẻ có trám răng được không.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!