Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Không? Khi Nào Cần Thực Hiện?
Khi răng trẻ bị hư tổn hoặc gặp vấn đề bệnh lý nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng có nên bọc răng sữa cho bé không? Mục đích của điều này nhằm bảo vệ mô răng của trẻ thật tốt, ngăn ngừa xâm lấn sâu. Khi này, phương pháp bọc răng sữa có thực sự mang lại hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời được chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây.
Chuyên gia giải đáp có nên bọc răng sữa cho bé không?
Bọc răng sứ được biết đến là một giải pháp phục hình răng giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề bệnh lý răng miệng phổ biến như: Sâu răng, mòn cổ chân răng, răng nhiễm màu, ố vàng,… Mặc dù mang đến những lợi ích tuyệt vời nhưng phương pháp này không thể áp dụng điều trị tùy tiện, đặc biệt đối với các trường hợp trẻ nhỏ.

Theo đó, các chuyên gia nha khoa chia sẻ rằng bọc răng sữa cho trẻ là việc không nên làm. Nguyên nhân là bởi răng sữa sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Khi này, nếu răng được bọc sứ từ trước có thể gây cản trở răng vĩnh viễn phát triển, từ đó làm ảnh hưởng cho cả răng và mão sứ.
Các chuyên gia khuyến cáo việc bọc răng sữa cho bé có thể mang đến những ảnh hưởng tâm lý và tác hại như:
- Bọc răng cần tiến hành mài nhỏ cùi răng gốc, điều này hình thành những cơn đau trong thời gian ngắn có thể khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy bị ám ảnh về sau.
- Như đã đề cập, việc bọc sứ từ sớm làm cản trở răng vĩnh viễn phát triển và ảnh hưởng xấu tới cấu trúc xương hàm.
- Mão răng sứ có kích thước có định nên khi răng trẻ phát triển sẽ gây ra hiện tượng bị chật, tạo áp lực đè lên răng.
Thời điểm nào thích hợp cho bé bọc răng sữa?
Liên quan đến thời điểm thích hợp cho trẻ bọc răng sữa, các chuyên gia nha khoa chia sẻ rằng không cần vội vàng điều trị khắc phục các tổn thương hay bệnh lý cho trẻ trong giai đoạn này. Trong thời kỳ 10 – 12 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ được thế chỗ bằng răng vĩnh viễn, do đó, các vấn đề răng sữa bị hư tổn nhẹ sẽ được khắc phục mà không cần thiết can thiệp bọc sứ.
Trong thời gian này ba mẹ nên hướng dẫn và tạo cho bé cách thói quen chăm sóc răng miệng khoa học. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lý và bảo vệ răng trẻ luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu răng hàm số 6 hoặc 7 bị tổn thương thì sẽ cần bắt buộc thực hiện bọc sứ để hạn chế thương tổn lan rộng và ảnh hưởng đến các vị trí răng xung quanh. Đối với trường hợp này, theo ý kiến của chuyên gia, việc bọc răng sứ tốt nhất nên thực hiện khi trẻ đủ 18 tuổi để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa ảnh hưởng tới toàn hàm.
[Giải đáp] Trẻ 14 Tuổi Có Bọc Răng Sứ Được Không? – Tìm hiểu ngay

Nên lựa chọn loại răng nào bọc răng sữa cho bé?
Vậy trong trường hợp cần thiết điều trị thì nên lựa chọn loại răng nào bọc răng sữa cho bé? Với việc bọc răng cho trẻ, ba mẹ có thể cân nhắc lựa chọn giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ . Điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính của gia đình.
Bạn đọc có thể tham khảo những đánh giá chi tiết về hai giải pháp bọc răng sứ dưới đây để cân nhắc lựa chọn phù hợp nhất cho trẻ:
Răng sứ kim loại |
Răng toàn sứ |
|
Cấu tạo |
Bên trong là khung sườn kim loại và lớp ngoài được phủ sứ tạo màu trắng bóng. |
Hoàn toàn được chế tác từ sứ nguyên chất 100%. |
Đặc tính |
Cứng chắc, bền bỉ nhưng sau thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng bị oxy hóa gây đen viền chân răng. |
Đẹp tự nhiên, bền cứng, chắc khỏe như răng tự nhiên. |
Độ lành tính |
Tương thích sinh học nhanh chóng, an toàn cho răng. |
An toàn tuyệt đối. |
Mức chi phí |
Khoảng 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ/răng |
Khoảng 5.000.000 – 15.000.000 VNĐ/răng |
Trên thực tế có thể ngăn ngừa những tổn thương răng miệng cho trẻ bằng phương pháp chụp sắt răng sữa. Giải pháp này có chi phí rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo tái tạo hình dáng và chức năng cho những vị trí răng sữa bị hư tổn hoặc nứt vỡ. Để hiểu rõ hơn về chụp thép răng sữa cho trẻ, phụ huynh hãy tìm hiểu thêm chi tiết kỹ thuật ngay tại đây!
4 bước quy trình thực hiện bọc răng sữa
Quy trình bọc răng sữa cho bé thực hiện theo trình tự các bước bao gồm:
- Bước 1 – Khám tổng quát
Trước khi tiến hành bọc răng, bác sĩ cần khám tổng quát và kiểm tra răng của trẻ có đang gặp phải các vấn đề bệnh lý như sâu răng, sưng viêm, viêm nha chu,… hay không. Nếu bé đang bị những vấn đề nêu trên, bắt buộc điều trị dứt điểm rồi mới có thể thực hiện bọc sứ.
- Bước 2 – Gây tê và mài cùi
Tại vị trí răng cần bọc bác sĩ sẽ tiêm tê để bé mất cảm giác tạm thời trong xuyên suốt thời gian điều trị. Do phần răng trẻ còn yếu nên chỉ mài cùi một lớp rất mỏng.
- Bước 3 – Lấy dấu răng
Tiếp sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng cho trẻ để tiến hành chế tạo răng sứ theo đúng kích thước được tính toán trước đó.
- Bước 4 – Gắn răng và kiểm tra
Khi răng sứ hoàn thiện, bác sĩ tiến hành gắn răng lên trụ và thực hiện kiểm tra lại toàn bộ để đánh giá chất lượng cũng như đảm bảo rằng không có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào trong khi bọc răng sữa cho bé.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé
Đối với bé trong độ tuổi răng sữa phát triển, cần đặc biệt lưu ý đến chăm sóc răng miệng hàng ngày. Chính vì vậy, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng từ sớm nhằm hạn chế phải thực hiện bọc răng sữa cho trẻ. Phụ huynh nên tạo cho trẻ những thói quen như sau:
- Chải răng trước lúc ngủ và sau khi ăn, tối thiểu 2 lần/ngày.
- Khám định kỳ nha khoa mỗi 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ mặt trước và mặt sau của răng, chú ý không nên sử dụng lực quá mạnh bởi răng sữa còn yếu.
- Thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng hoặc có dấu hiệu sờn lông bàn chải.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “bọc răng sữa cho bé” mà ba mẹ cần biết. Hy vọng qua những chia sẻ này, các bậc phụ huynh sẽ giúp bé chăm sóc và luôn giữ gìn răng miệng trong tình trạng khỏe mạnh nhất.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!