Top 8 Thuốc Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Mau Khỏi Nhất

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Viêm lợi chảy máu chân răng thường gây đau nhức, hôi miệng, khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt. Dùng thuốc Tây y là phương pháp điều trị viêm lợi nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Dưới đây là gợi ý 8 loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả, được tin dùng nhất trên thị trường hiện nay.

Gợi ý 8 loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Khi bị viêm, phần nướu răng trở nên yếu ớt, chỉ một tác động nhẹ cũng có thể khiến vùng chân răng chảy máu. Sử dụng thuốc đặc trị là phương pháp điều trị viêm lợi chảy máu chân răng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo 8 loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng được các nha sĩ khuyên dùng sau đây:

Nhóm thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm có tác dụng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của triệu chứng viêm lợi. Thông thường, các nha sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống viêm Alpha Chymotrypsin – 1 loại enzym có công dụng đẩy nhanh phản ứng hóa học bên trong cơ thể. Từ đó làm giảm phản ứng viêm, phù nề, hạn chế tình trạng chảy máu ở nướu lợi.

Thuốc chống viêm Alpha Chymotrypsin
Thuốc Alpha Chymotrypsin

Cách sử dụng:

  • Người bệnh có thể uống thuốc Alpha chymotrypsin trực tiếp với nước lọc, hoặc ngậm thuốc dưới lưỡi.
  • Uống 2 viên/lần, ngày uống từ 3 đến 4 lần.
  • Đối với phương pháp đặt dưới lưỡi, sử dụng 4 – 6 viên/ngày, ngậm ngày 2 – 3 lần.

Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị. Mục đích chính là loại phần lớn vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ và đau dưới nướu. Kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu được bào chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống và nước súc miệng.

Không nên bỏ lỡ: Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thuốc kháng sinh Azithromycin có thể dùng để trị viêm lợi chảy máu chân răng
Thuốc kháng sinh Azithromycin có thể dùng để trị viêm lợi chảy máu chân răng

Một số thuốc kháng sinh được chỉ định để trị viêm lợi chảy máu là:

  • Tetracycline: Ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, đặc biệt hiệu quả với vi khuẩn gram (+) > vi khuẩn gram (-). Liều dùng thuốc Tetracycline phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, thông thường mỗi ngày uống 2 lần, trước khi ăn khoảng 1 – 2 giờ. Người bệnh cần sử dụng thuốc liên tục trong khoảng 5 đến 7 ngày tùy từng trường hợp.
  • Azithromycin: Có công dụng kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến viêm lợi, thường được chỉ định cho các bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng 1 viên nén trong những ngày đầu tiên, sau 4 ngày thì sử dụng ½ viên.
  • Metronidazol: Là thuốc kê đơn, thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm nha chu nặng. Thuốc sẽ hoạt động tốt nhất khi kết hợp sử dụng với Spiramycine.
  • Ciprofloxacin: Có tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm hiệu quả, từ đó kiểm soát tốt triệu chứng chảy máu chân răng. Người bệnh uống Ciprofloxacin 2 lần/ngày, thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Amoxicillin: Có tác dụng chống lại vi khuẩn, giảm chảy máu tạm thời và không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tận gốc. Liều dùng amoxicillin 500mg là 2 viên/lần, uống 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong vòng 5 đến 7 ngày.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng mang lại tác dụng nhanh chóng, nhưng cũng mang đến nhiều tác dụng phụ. Chúng cũng không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm lợi, mà cần kết hợp với các phương pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng khác. Đặc biệt, thuốc kháng sinh là thuốc kê đơn, vì vậy bạn nên tham khảo thật kỹ ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc uống Erythromycin chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Thuốc Erythromycin giảm sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Vì vậy loại thuốc này cũng được xem là thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng có hiệu quả tích cực.

Thuốc uống Erythromycin
Thuốc uống Erythromycin

Tác dụng: 

  • Khắc phục viêm lợi
  • Loại bỏ vi khuẩn.
  • Loại bỏ mảng bám.
  • Giảm chảy máu chân răng.
  • Hỗ trợ làm giảm hôi miệng.

Liều dùng: Được chỉ định tùy theo độ tuổi và tình trạng viêm lợi chảy máu của mỗi người.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Người có cơ địa yếu có thể gặp phải tác dụng phụ là suy gan.

Giá bán tham khảo: 200.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên 500mg.

Thuốc Clindamycin chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Thuốc Clindamycin có khả năng kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng do viêm nướu. Loại thuốc này thuộc nhóm Lincosamid và được rất nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng.

Bài đọc thêm: Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Thuốc Clindamycin chữa viêm lợi chảy máu chân răng
Thuốc Clindamycin chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Tác dụng:

  • Kháng khuẩn ở nồng độ thấp.
  • Kìm hãm sự tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó kìm hãm sự phát triển của chúng.
  • Giảm sưng và đau lợi.
  • Kiểm soát triệu chứng chảy máu chân răng và kẽ răng.
  • Làm giảm hôi miệng.

Liều dùng: Uống 150–300mg Clindamycin mỗi 6 giờ trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu nặng hơn có thể cần phải uống 300-450 mg mỗi 6 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Buồn nôn.
  • Phát ban.
  • Lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm đại tràng.

Giá bán tham khảo: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Syndent Plus Dental Gel

Đây là loại thuốc nằm trong nhóm ETC, được điều chế dạng gel lỏng. Có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm lợi, sưng lợi, đau buốt răng và nhiễm khuẩn đường miệng. Ngoài ra, thuốc cũng có thể sử dụng để loại bỏ cao răng (mảng bám). Syndent Plus Dental Gel phù hợp với cả bệnh nhân bị viêm lợi chảy máu chân răng và viêm nha chu.

Thuốc bôi Syndent Plus Dental Gel trị sưng viêm lợi
Thuốc bôi Syndent Plus Dental Gel trị sưng viêm lợi

Thành phần chính: Lidocaine Hydrochloride khan USP (0.40g), Metronidazole (0, 20 g), Chlorhexidine Gluconate BP (0,05g) và tá dược vừa đủ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với người lớn: Cho một lượng gel vừa đủ vào đầu ngón tay, nhẹ nhàng thoa đều vào vùng lợi bị viêm. Bôi thuốc từ 3-4 lần/ngày, tối đa 3 giờ thoa thuốc lại một lần.
  • Đối với trẻ em: Cách dùng cũng tương tự như người lớn, nhưng chỉ dùng từ 2–3 lần/ngày, tối đa 6 tiếng bôi thuốc lại một lần.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với trẻ em dưới 30 tháng tuổi và người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Nếu trong quá trình sử dụng bạn nhận thấy bất kỳ phản ứng khác thường nào, cần ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Giá bán tham khảo: 40.000 VNĐ/tuýp 20g.

Thuốc Emofluor Gel chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Emofluor Gel là một loại thuốc dạng gel bôi, chuyên trị các lý về chân răng như: viêm lợi, mòn hở chân răng, ê buốt, bên cạnh đó còn giúp giảm đau do viêm lợi. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh về hỏng men răng, sâu vỡ răng.

Bài viết hấp dẫn: Sưng Nướu Răng Và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thuốc bôi Emofluor Gel
Thuốc bôi Emofluor Gel

Thành phần chính: Sodium Saccharin, Stannous Fluoride, Propylene Glycol, Aqua, Glycerin, Aroma, Phosphorcolamine, Cellulose Gum, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil, PEG 8.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Cho một lượng thuốc vừa đủ ra ngón tay hoặc bàn chải đánh răng, bôi đều lên khu vực bị viêm, để khoảng 1 phút sau đó nhổ đi, không cần phải súc miệng lại với nước.
  • Có thể dùng thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối để phòng bệnh răng miệng.
  • Dùng 3 – 4 lần/ngày để đặc trị viêm sưng lợi gây chảy máu chân răng.

Giá bán tham khảo: 300.000 VNĐ/tuýp 75ml.

Thuốc giảm đau Acetaminophen

Trong trường hợp bị chảy máu chân răng kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội, bạn có thể sử dụng loại thuốc Acetaminophen để giảm đau nhanh chóng, tức thời.

Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau răng hiệu quả
Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau răng hiệu quả

Tác dụng:

  • Giảm nhanh cơn đau.
  • Giúp tiêu sưng viêm, phù nề ở nướu răng.
  • Kiểm soát tạm thời tình trạng đau nhức và chảy máu chân răng.

Liều dùng: Liều lượng tối đa một lần dùng là 1g, tương đương với 2 viên acetaminophen 500mg, dùng không quá 4g trong 24 giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Cảm giác ớn lạnh.
  • Vàng da và mắt.
  • Đau bụng.

Giá bán tham khảo: 200.000 –  400.000 VNĐ/ hộp tùy theo hàm lượng.

Thuốc súc miệng Chlorhexidine chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Thuốc súc miệng Chlorhexidine 0,2% có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm lợi và chảy máu chân răng. Thuốc được điều chế dạng nước súc miệng, dễ sử dụng và có tác dụng nhanh.

Xem thêm: Sưng Nướu Răng Có Mủ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thuốc súc miệng Chlorhexidine có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ răng lợi
Thuốc súc miệng Chlorhexidine có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ răng lợi

Tác dụng:

  • Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi.
  • Hạn chế tối đa sự hình thành của các mảng bám trú ẩn cho vi khuẩn.
  • Ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng.

Cách dùng: Súc miệng mỗi ngày.

Chống chỉ định: Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và người bị mẫn cảm với Chlorhexidine và các thành phần khác có trong thuốc.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Làm răng ố vàng.
  • Gây kích ứng da.
  • Gây dị ứng nổi mề đay.

Giá bán tham khảo: 85.000 VNĐ/lọ 250ml.

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho người bị viêm lợi chảy máu

Để điều trị viêm lợi và chảy máu chân răng hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị cần thực hiện vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Đặc biệt, bạn cần lưu ý:

Nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng
Nên dùng chỉ nha khoa
  • Không tự ý dùng thuốc theo cảm tính: Hầu hết các loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng đều là thuốc kháng sinh và thuốc kê đơn, cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua và dùng thuốc theo cảm tính để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nên súc miệng sau khi ăn và sau khi đánh răng: Sau mỗi bữa ăn nên súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ mảng bám thức ăn trong miệng. Sau khi đánh răng nên súc miệng lại bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm: Chỉ nha khoa mảnh, mềm, có thể đi sâu vào kẽ răng để loại bỏ vụn thức ăn. Trong khi đó tăm cứng thường khiến nướu răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm lợi.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, lựa chọn bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa flour tốt cho răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế đồ ăn dai cứng, thực phẩm chứa nhiều đường. Nên bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nên uống đầy đủ nước lọc mỗi ngày, hạn chế uống các loại nước ngọt và nước ngọt có ga.
  • Khám răng định kỳ: Đến gặp nha sĩ 3 – 6 tháng một lần để lấy cao răng và thăm khám răng miệng, sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là gợi ý 8 loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả, được sử dụng phổ biến hiện nay. Viêm lợi là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa được, vì vậy bạn hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để răng miệng luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa Tủy Răng Số 7: Nguyên Nhân, Quy Trình Và Giá Bao Nhiêu Tiền?
hôi miệng từ cổ họng
rơ lưỡi vcool
Sưng Nướu Răng Và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Áp xe nướu răng: nguyên nhân và cách điều trị
Bạn cần uống liên tục 3 ngày để Azithromycin phát huy công dụng
Bạn đã biết quá trình sâu răng diễn ra như thế nào chưa?
Top 8 Loại Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi Hiệu Quả, Tốt Nhất 2023
nam-luoi-1 (3)
Những Điều Bạn Cần Biết Về Chụp Thép Răng Sữa Cho Bé
Tăm Nước Là Máy Gì? Ưu Điểm Và Cách Sử Dụng
Nấm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309