6 Phương Pháp Phục Hình Răng Và Thông Tin Liên Quan
Tình trạng răng sứt mẻ, khấp khểnh, thưa, xỉn màu, mất một hoặc nhiều răng khiến chúng ta tự ti, ngại giao tiếp, đặc biệt còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Lúc này, phục hình răng là việc làm cần được ưu tiên để đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ. Hiện nay tại các cơ sở nha khoa có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục những khuyết điểm trên răng, bảo tồn tối đa răng thật. Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này cùng một số lưu ý cần nhớ trong bài viết dưới đây.
Phục hình răng là gì?
Phục hình răng sứ là dịch vụ nha khoa thẩm mỹ phổ biến hiện nay nhằm khắc phục những nhược điểm liên quan đến hình dáng, màu sắc của răng, giúp bảo tồn răng thật một cách tối đa. Sau khi thực hiện, hàm răng của bạn sẽ lấy lại được khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Tại các cơ sở nha khoa hiện đang ưu tiên kỹ thuật phục hình răng sứ vì mang đến nhiều lợi ích, có thể kể đến như:
- Răng sứ có màu sắc tương tự răng thật, tính thẩm mỹ cao, mang đến nụ cười rạng rỡ.
- Chất liệu bền, đảm bảo ăn nhai tốt.
- Chất liệu được sử dụng vô cùng lành tính, an toàn với khoang miệng.
- Phục hình răng giúp ngăn ngừa được bệnh lý răng miệng.
- Tuổi thọ của răng sứ cao, có thể lên đến 20 năm.

Theo các chuyên gia, phục hình răng được áp dụng cho những trường hợp như:
- Người bị mất một một vài răng, thậm chí là mất răng toàn hàm.
- Răng bị nứt, mẻ, sứt vỡ.
- Răng thưa, xuất hiện nhiều khe hở giữa các răng.
- Răng có hình dáng không đẹp, kích thích không đều.
- Trường hợp có răng xỉn màu, ố vàng, từng tẩy trắng nhưng không có hiệu quả.
- Đối tượng gặp các bệnh lý răng miệng như hỏng tủy, sâu, vỡ lớn.
6 phương pháp phục hình răng phổ biến nhất hiện nay
Như đã nói, phục hình răng sứ thẩm mỹ chính là sử dụng răng giả chất liệu sứ thay thế cho răng thật để khắc phục những khuyết điểm về hình dạng, màu sắc, tổn thương mô răng do nhiều lý do khác nhau, từ đó mang đến hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin, quyến rũ. Hiện nay nhu cầu phục hình răng rất lớn, do vậy tại các nha khoa ứng dụng rất nhiều phương pháp, kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Phục hình răng tháo lắp
Phục hình răng tháo lắp còn được gọi là hàm giả tháo lắp, sử dụng một hàm giả để thay thế cho các răng đã mất và mô xung quanh, có thể tháo lắp linh hoạt. Răng giả tháo lắp là răng thay thế được cố định trên một đế nhựa, có thể là một phần khi bạn chỉ bị mất một vài răng và các răng còn lại vẫn chắc khỏe hoặc răng giả toàn phần khi bạn cần thay thế toàn bộ răng trong khoang miệng. Hàm giả được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như hàm nhựa dẻo, hàm nhựa cứng, hàm khung, đảm bảo an toàn tuyệt đối với khoang miệng.
Phục hình răng tháo lắp thường được áp dụng phổ biến cho những trường hợp mất nhiều răng, không phù hợp với đối tượng răng bị sứt mẻ, nứt vỡ.

Ưu điểm:
- Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, bạn không mất thời gian chờ đợi như cấy ghép Implant, bọc răng sứ.
- Quy trình phục hình đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, không gây hại cho cơ thể.
- Hàm tháo lắp có thể dễ dàng lấy ra để vệ sinh.
- Chi phí khá thấp.
Nhược điểm:
- Hàm giả tháo lắp thường gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Một số trường hợp cảm thấy đau đớn ở thời gian đầu sử dụng.
- Tính thẩm mỹ của hàm giả tháo lắp không cao, độ bền thấp.
- Có thể bị rơi ra nếu không cẩn thận trong quá trình ăn uống, nói chuyện.
- Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, sau một thời gian hàm giả lỏng lẻo và dễ rơi hơn.
Phục hình răng cố định
Phục hình răng cố định sẽ khắc phục được những nhược điểm của phục hình răng tháo lắp, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật và chi phí cao hơn. Các phương pháp phục hình răng sứ cố định thường là: Cấy ghép Implant, bọc răng sứ, cầu răng sứ, dán sứ Veneer, tùy từng trường hợp cụ thể và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phù hợp.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng đã mất thông qua việc cấy trụ Implant có chất liệu Titanium vào xương hàm, sau đó gắn mão sứ lên trên để tạo thành răng hoàn chỉnh, có cấu trúc, màu sắc tương tự răng thật. Cấy ghép Implant được xem là kỹ thuật phục hình hiện đại nhất hiện nay, có thể áp dụng một một, một vài răng hoặc toàn hàm.
Ưu điểm:
- Khắc phục được tình trạng mất một hoặc nhiều răng, khôi phục khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ.
- Không gây tổn thương đến các răng xung quanh, bảo tồn răng thật.
- Độ bền của răng sứ cao, tuổi thọ có thể lên đến hơn 20 năm.
- Ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm và một số bệnh lý nha khoa khác.
- Giúp khách hàng ăn nhai tốt, có tính thẩm mỹ cao như răng thật.

Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Yêu cầu kỹ thuật cao, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại.
- Cần đảm bảo tiêu chí về sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ đã được thiết kế dành riêng cho từng người, đảm bảo về tỷ lệ, hình dáng, màu sắc phù hợp để gắn trực tiếp lên răng đang có khuyết điểm. Kỹ thuật phục hình răng này thích hợp cho những trường hợp răng bị sâu, mòn men, ố vàng, xỉn màu, viêm tủy, hình dáng răng xấu, bị sứt mẻ, thưa, gãy vỡ, hô móm nhẹ. Bọc răng sứ được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi có nhiều ưu điểm nổi bật.
Ưu điểm:
- Khắc phục được những khuyết điểm trên răng, mang đến hàm răng đều đẹp.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, khôi phục khả năng ăn nhai tương đương răng thật.
- Chịu lực tốt, độ bền cao, duy trì được tuổi thọ lâu dài.
- Chất liệu sứ được sử dụng có khả năng tương thích với cơ thể, an toàn, lành tính.
- Bảo tồn được răng thật, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như vôi răng, sâu răng.
Nhược điểm:
- Cần mài răng thật làm cùi bọc sứ.
- Thời gian hoàn thành khá lâu.
- Nếu sử dụng răng sứ kim loại có thể gây ra hiện tượng đen viền nướu do phản ứng oxy hóa.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ cũng là phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ rất phổ biến tại các cơ sở nha khoa hiện nay. Kỹ thuật này có thể thay thế một hoặc nhiều răng bị mất thông qua việc sử dụng cầu răng được làm từ sứ gắn cố định lên trụ răng gặp khuyết điểm và 2 răng kế cạnh. Cầu răng sứ có thể lấp đầy khoảng trống đã mất trên cung hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai như bình thường.
Ưu điểm:
- Phục hình răng với cầu răng sứ được thực hiện nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Không gây đau đớn hay sự khó chịu cho khách hàng.
- Chi phí khá thấp.
Nhược điểm:
- Yêu cầu 2 răng kế cạnh răng đã mất phải khỏe mạnh để mài cùi làm trụ.
- Không thể làm cầu răng sứ cho trường hợp mất răng số 7.
- Xương hàm có thể tiêu biến sau một thời gian.
- Vẫn có khả năng gặp các vấn đề về răng miệng như chân răng bị hở, sâu răng, hôi miệng.

Dán sứ Veneer
Trong các phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ phổ biến hiện nay, dán sứ Veneer được đông đảo khách hàng lựa chọn vì khắc phục được tình trạng răng thưa, xỉn màu, ố vàng, hở kẽ, nứt vỡ, mòn men,… Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài mỏng lớp răng bên ngoài, dán miếng sứ Veneer lên trên bề mặt răng, nhờ vậy bạn sẽ có được hàm răng đều đẹp.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao, cho hàm răng trắng sáng, đều, đẹp với hình dáng, màu sắc tương tự răng thật.
- Đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, không bị cộm vướng, khó chịu.
- Vật liệu sứ được sử dụng an toàn với khoang miệng và sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế mài răng tối đa, bảo tồn răng thật tốt hơn bọc răng sứ.
- Tuổi thọ miếng dán sứ cao, có thể lên đến 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
Nhược điểm:
- Dán sứ Veneer không áp dụng cho trường hợp khớp cắn chéo, cắn đối đỉnh, răng sứt vỡ, thưa, sâu nặng.
- Khi thực hiện đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm.
Trám răng Inlay – Onlay
Trám răng Inlay – Onlay là phương pháp phục hình răng nhằm mục đích sửa chữa răng bị sâu, nứt vỡ, khôi phục khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ mà không cần mão răng như các kỹ thuật kể trên.
Trám răng Inlay được áp dụng cho trường hợp răng vỡ, sứt mẻ mức độ vừa phải, trên một bề mặt nhưng chưa ảnh hưởng đến múi răng. Khi thực hiện, miếng trám được đặt gọn trong răng, không bao phủ múi răng. Ngược lại trám Onlay được áp dụng cho người bị sâu răng, vỡ lỗ lớn và múi răng bị tổn thương, lúc này miếng trám được đặt bên trên răng, bảo phủ múi răng.
Ưu điểm:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ vì miếng trám có màu sắc tự nhiên, phục hồi khuyết điểm của răng thật rất tốt.
- Bác sĩ mài răng với tỷ lệ rất nhỏ nên bảo toàn được tối đa răng thật.
- Dễ dàng vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý trong khoang miệng.
- Tuổi thọ lâu dài lên đến 20 năm, miếng trám khó bong tróc.
Nhược điểm:
- Không áp dụng cho những trường hợp răng sâu hoặc sứt mẻ nặng.
- Nếu sử dụng miếng trám nhựa sẽ xảy ra hiện tượng đổi màu sau một thời gian dài.
- Chi phí cao hơn so với hình thức trám răng thông thường.

Chi phí phục hình răng là bao nhiêu?
Chi phí dịch vụ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu phục hình răng, đồng thời đây cũng là yếu tố quyết định khách hàng sẽ lựa chọn phương pháp phục hình nào. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm và phù hợp với từng trường hợp khác nhau, do vậy chi phí thực hiện không giống nhau.
Dưới đây là bảng giá phục hình răng cho bạn đọc tham khảo:
Dịch vụ |
Đơn vị |
Chi phí (đồng) |
Hàm giả tháo lắp |
1 răng |
300.000 – 1.000.000 |
Cấy ghép Implant |
1 răng |
15.000.000 – 40.000.000 |
Cầu răng sứ |
1 răng |
1.200.000 – 18.000.000 |
Bọc răng sứ |
1 răng |
1.000.000 – 19.000.000 |
Dán sứ Veneer |
1 răng |
1.000.000 – 12.000.000 |
Trám răng Inlay – Onlay |
1 răng |
3.000.000 |
Thực tế bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có sự thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng, số lượng răng cần phục hình, chất liệu sứ được lựa chọn, chính sách giá của nha khoa, tay nghề bác sĩ và hệ thống máy móc được sử dụng trong quá trình thực hiện. Tốt nhất bạn nên liên hệ nha khoa uy tín để được tư vấn, báo giá, qua đó có sự chuẩn bị về tài chính trước khi phục hình răng.
Lưu ý cần nhớ khi phục hình răng sứ thẩm mỹ
Khi phục hình răng sứ thẩm mỹ, dù lựa chọn phương pháp nào đi chăng nữa, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao:
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, quy trình nha khoa đúng chuẩn, đảm bảo yếu tố vô trùng, vô khuẩn.
- Lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của bản thân.
- Nếu có bệnh lý răng miệng cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện các biện pháp phục hình.

- Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, kết hợp cùng nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch răng tốt hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai, tránh đồ ăn quá dai, cứng, quá nóng hoặc lạnh.
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để xử lý những bất thường và theo dõi tiến độ tương thích của răng giả trong khoang miệng.
Một số thắc mắc liên quan
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến phục hình răng được đông đảo khách hàng quan tâm:
Quá trình phục hình răng có đau không?
Bất kỳ những tác động nào đến khoang miệng đều có thể tạo cảm giác khó chịu. Tuy nhiên khi phục hình răng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đa số các dịch vụ này không gây đau đớn. Thông thường bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê trong những trường hợp nhất định để khách hàng thoải mái, giúp quá trình thực hiện được thuận lợi. Hơn nữa khi phục hình răng, bác sĩ ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại, hạn chế xâm lấn, do vậy bạn có thể chỉ ê buốt, khó chịu nhẹ trong một vài ngày đầu và biến mất ngay sau đó.
Phục hình răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?
Rất nhiều người lo lắng việc phục hình răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng như làm răng yếu đi, tăng nguy cơ mòn răng, mất răng hay sâu răng. Tùy từng phương pháp mà mức độ tác động đến răng thật sẽ khác nhau.

Nếu bạn lựa chọn dịch vụ bọc răng sứ, dán sứ Veneer, cầu răng sứ sẽ cần mài răng thật theo một tỷ lệ nhất định trước khi gắn vật liệu sứ lên trên. Trong trường hợp bác sĩ mài quá tỷ lệ, thực hiện thiếu chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm tổn thương răng thật và các mô xung quanh, tăng nguy cơ mất răng. Ngược lại phương pháp hàm giả tháo lắp hay cấy ghép Implant không cần mài răng, không ảnh hưởng đến răng thật.
Dù có khả năng tác động đến mô mềm và răng thật, tuy nhiên bạn vẫn cần phục hình răng trong trường hợp cần thiết để tránh nguy cơ sâu răng, mắc bệnh lý răng miệng hoặc mất răng vĩnh viễn.
Phục hình răng hiện nay có rất nhiều phương pháp, thích hợp cho từng trường hợp khác nhau. Để biết bản thân phù hợp với dịch vụ nào, bạn nên đến trực tiếp nha khoa, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết. Bạn nên cân nhắc ưu nhược điểm, nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân trước khi quyết định phương pháp phục hình răng thẩm mỹ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!