Chuyên Gia Giải Đáp: Trám Răng Xong Bị Nhức Phải Làm Sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Nha khoa Thẩm mỹ | Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội

Trám răng xong bị nhức là tình trạng thường gặp đối với những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Các chuyên gia nhận định đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị đau nhức do vật liệu trám kém chất lượng hoặc bác sĩ trám răng sai kỹ thuật. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này.

Trám răng xong bị nhức do đâu? 

Trám răng xong bị nhức là hiện tượng bình thường do thuốc tê đã hết tác dụng và cơ thể đang dần thích nghi với sự thay đổi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau nhức răng sau khi trám xuất phát từ vật liệu trám kém chất lượng, kỹ thuật trám sai cách, vệ sinh răng miệng không đúng chuẩn.

Trám răng xong bị nhức do nhiều nhiều nhân khác nhau
Trám răng xong bị nhức do nhiều nhiều nhân khác nhau

Dưới đây là 5 nguyên nhân chính đến tình trạng trám răng xong bị nhức: 

  • Không điều trị bệnh lý nha khoa: Nha sĩ không điều trị dứt điểm vấn đề  nha khoa khiến bệnh nhân bị đau nhức sau khi trám răng. Nếu ổ viêm không được làm sạch hoàn toàn, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công và phá hủy cấu trúc răng bên trong, từ đó gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Bác sĩ trám răng sai cách: Nha sĩ trám răng sai kỹ thuật, phá hủy cấu trúc răng bên trong khiến bệnh nhân bị đau nhức kéo dài. Bên cạnh đó, tình trạng trám bít lỗ răng không khít, tạo ra các kẽ hở khiến thức ăn dễ dàng lọt xuống, từ đó hình thành vi khuẩn gây hại tấn công tủy răng. 
  • Chế độ ăn nhai không đảm bảo: Khi ăn các loại đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng trong vài giờ sau khi trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức do nhiệt độ bất thường tiếp xúc với lõi răng. Ngoài ra, đồ ăn cứng cũng không phải là lựa chọn lý tưởng trong giai đoạn này. Nếu miếng trám chưa khô hoàn toàn hoặc không đảm bảo khả năng chịu lực có thể bị nứt, vỡ, gây tác động mạnh đến răng. 
  • Kích ứng với vật liệu trám: Vật liệu trám không đảm bảo chất lượng có thể gây ra hiện tượng kích ứng. Đây là tình trạng phổ biến, thường xảy ra đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với kim loại. Nếu bác sĩ tư vấn không chính xác, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm hơn nữa.  

Cách khắc phục tình trạng trám răng bị nhức

Để khắc phục hiệu quả tình trạng trám răng xong bị nhức, nha sĩ phải tiến hành kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể: 

  • Nếu trám răng bị nhức do kỹ thuật sai cách hoặc kích ứng với vật liệu trám,  bác sĩ buộc phải tháo miếng trám cũ và thay thế miếng trám khác chất lượng hơn. 
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức sau khi trám do không điều trị bệnh lý nha khoa. Bác sĩ cũng phải tháo miếng trám cũ, sau đó điều trị dứt điểm các vấn đề về răng miệng, cuối cùng mới trám bít lỗ răng. Đặc biệt, đối với tình trạng sâu răng nặng, nha sĩ cần loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng bị hư hỏng, tiếp đến là vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và thay miếng trám mới. 
Trám răng bị nhức nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra
Trám răng bị nhức nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau nhức răng ngay tại nhà như: 

  • Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn khá tốt, giúp giảm cơn đau nhức răng nhanh chóng. Bạn có thể nhai trực tiếp tỏi hoặc giã nhuyễn, sau đó đắp lên vị trí vừa mới trám. Thực hiện trong khoảng 2 ngày đầu sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 
  • Súc miệng nước muối ấm: Muối là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, chi phí rẻ, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn mới trám răng xong. Việc làm này vừa giúp làm sạch khoang miệng, vừa ngăn chặn các vấn đề nha khoa phát sinh. 
  • Hành tây: Hành tây cũng là một trong những nguyên liệu chữa nhức răng hiệu quả. Chúng có đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm tốt, được dùng để điều trị đau nhức răng sau tiểu phẫu. Thái lát hành tây và nhai trực tiếp cho đến khi không còn cảm thấy mùi tanh nồng, cuối cùng là súc miệng lại với nước ấm. Kiên trì sử dụng sau 2 ngày bạn sẽ thấy cơn đau nhức giảm rõ rệt. 
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là một trong những cách trị nhức răng đơn giản và hiệu quả. Bạn nên cho đá lạnh vào túi vải hoặc khăn xoang, không chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng da mặt. Túi vải có tác dụng làm giảm bớt nhiệt độ của đá, hạn chế tình trạng bỏng lạnh hoặc tổn thương niêm mạc miệng. Chườm mỗi lần khoảng 15 – 20 phút để giảm đau nhức răng sau khi trám. 
  • Tinh dầu đinh hương: Định hương là một loại gia vị phổ biến, có tác dụng gây tê tạm thời. Để giảm nhức răng sau khi trám, bạn cần pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương. Sau đó dùng tăm bông nhúng trực tiếp vào tinh dầu đinh hương đã pha loãng và thoa đều lên vị trí răng vừa mới trám. Bệnh nhân cần chú ý thoa lại tinh dầu sau 2 – 3 giờ để đảm bảo hiệu quả. 
Dùng nguyên liệu tự nhiên để trị nhức răng sau khi trám
Dùng nguyên liệu tự nhiên để trị nhức răng sau khi trám

Lưu ý quan trọng khi trám răng để hạn chế đau nhức 

Trám răng xong bị nhức xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tình trạng sức khỏe răng miệng, kỹ thuật của nha sĩ, vật liệu trám kém chất lượng,… Đây đều là những yếu tố mà bệnh nhân có thể kiểm soát được. Do vậy, để hạn chế nhức răng sau khi trám, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng, đồng thời lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, cụ thể: 

  • Trong khoảng 2 giờ sau khi trám răng xong, bệnh nhân nên hạn chế ăn uống để miếng trám khô cứng hoàn toàn, tránh tình trạng bong, tróc. 
  • Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt trong những ngày đầu khi sau khi trám răng. 
  • Bổ sung các loại đồ ăn giàu dinh dưỡng và khoáng chất như sữa chua, nước ép hoa quả, rau sạch để tái tạo năng lượng cho cơ thể. 
  • Tuyệt đối không nhai đá hoặc thực phẩm quá cứng, quá dẻo để tránh tác động mạnh lên miếng trám răng.
  • Chú ý ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. 
  • Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm kết hợp với súc miệng bằng nước muối để tăng hiệu quả giảm nhức răng. 
  • Tốt hơn hết, bạn nên đầu tư các thiết bị vệ sinh răng miệng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cặn thức ăn thừa trong khoang miệng. 
  • Quan trọng nhất, bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng trước khi quyết định trám răng tại bất kỳ cơ sở nha khoa nào. 
Ăn uống đúng cách để giảm cơn đau nhức sau khi trám răng
Ăn uống đúng cách để giảm cơn đau nhức sau khi trám răng

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến trám răng xong bị nhức 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng trám răng xong bị nhức: 

Trám răng bị nhức trong bao lâu? 

Thông thường, tình trạng nhức răng sau khi trám sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày và tự động thuyên giảm mà không cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau. Nguyên nhân bởi cơ thể cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi trong khoang miệng. Giai đoạn này, bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm chua, cay hoặc quá nóng, lạnh để tránh tình trạng đau nhức kéo dài. 

Trám răng bị nhức khi nào nên gặp nha sĩ? 

Sau khoảng 3 – 4 ngày tình trạng nhức răng không thuyên giảm mà càng nặng hơn, bệnh nhân nên nhanh chóng liên hệ với nha sĩ hoặc đến ngay cơ sở nha khoa để được hỗ trợ. Trong trường hợp bị đau nhức do kỹ thuật trám sai cách hoặc vật liệu trám kém chất lượng, bạn nên đến một địa chỉ nha khoa khác để điều trị. Một số bệnh nhân chủ quan, không có biện pháp khắc phục kịp thời khiến vấn đề ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng gây mất răng. Khi đó, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành phương pháp trồng răng giả để khôi phục chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Tình trạng nhức răng kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ
Tình trạng nhức răng kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ nha tặc cung cấp dịch vụ trám răng giá “siêu rẻ”. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Nếu bạn đang phân vân về chi phí trám răng thì nên tham khảo và so sánh bảng giá giữa các cơ sở nha khoa uy tín, được cấp phép hoạt động từ bộ Y tế. Thông tin và bảng giá tại những cơ sở nha khoa này luôn được công khai minh bạch rõ ràng trên các nền tảng mạng xã hội nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm. 

Trên đây là nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng trám răng xong bị nhức. Nhìn chung, bạn nên ưu tiên sử dụng dịch vụ tại những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng cao để tránh biến chứng xảy ra. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới

Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.624.446

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.624.446

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.624.446