Quy Trình Trám Răng Như Thế Nào? Một Số Thông Tin Liên Quan

Quy Trình Trám Răng

Thăm khám tổng quát, tư vấn phương pháp niềng phù hợp
Bước 1
Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ vệ sinh khoang miệng và gây tê tại chỗ
Bước 2
Vệ sinh và gây tê
Lấy dấu răng và thiết kế mắc cài đúng tỷ lệ hàm răng
Bước 3
Lấy dấu hàm
Chi phí trám răng sứ dao động từ 70 – 500 nghìn đồng
Bước 4
Tiến hành trám răng
Các nha khoa có giá trám răng không giống nhau
Bước 5
Chỉnh sửa chỗ trám
Cách vệ sinh răng miệng đúng cách
Bước 6
Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Quy trình trám răng được thực hiện đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo các bước diễn ra đúng chuẩn, cẩn thận, tỉ mỉ. Ở bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu quy trình trám răng chuẩn Y khoa cùng lưu ý và một số thông tin liên quan. 

Quy trình trám răng cần được thực hiện đúng chuẩn Y khoa
Quy trình trám răng cần được thực hiện đúng chuẩn Y khoa

Quy trình trám răng theo chuẩn Y khoa diễn ra như thế nào?

Tùy từng tình trạng răng cũng như nhu cầu của mỗi người, bác sĩ có thể gợi ý một số vật liệu trám như Amalgam, Composite, sứ, vàng, GIC. Tuy nhiên dù trám răng cho mục đích gì và sử dụng chất liệu nào, bác sĩ cũng cần đảm bảo các bước thực hiện đúng chuẩn, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng thao tác, đảm bảo yếu tố vô trùng, vô khuẩn.

Vậy quy trình trám răng theo Y khoa được diễn ra như thế nào?

1. Thăm khám và tư vấn

Đây là bước được thực hiện đầu tiên và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ dịch vụ nha khoa nào. Bạn sẽ được thăm khám khoang miệng bằng mắt thường, đồng thời được yêu cầu chụp X-quang và thực hiện một số xét nghiệm nếu cần thiết. Kết quả nhận được sẽ cho biết tình trạng răng miệng của bạn như thế nào, có răng sâu hay tủy răng bị tổn thương hay không. Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý, phương pháp và vật liệu trám phù hợp. 

Thăm khám và tư vấn là bước đầu tiên trong quy trình trám răng
Thăm khám và tư vấn là bước đầu tiên trong quy trình trám răng

XEM CHI TIẾT: Quy Trình Trám Răng Sâu Gồm Mấy Bước? Có Đau Không?

2. Vệ sinh và gây tê

Sau khi đã có sự thống nhất giữa bạn và bác sĩ về phương pháp, quá trình thực hiện, kỹ thuật viên sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng với thiết bị chuyên dụng. Trong trường hợp răng bị sâu, viêm tủy sẽ được cạo sạch toàn bộ dịch tủy, phần mô hư hại, ngoài ra nếu bạn mắc một số bệnh lý răng miệng khác cũng được xử lý triệt để giúp quá trình trám răng thuận lợi, tránh rủi ro, biến chứng về sau.

Khi khoang miệng đã đảm bảo sạch sẽ, vô khuẩn, bác sĩ gây tê đối với đối tượng sâu răng quá nặng hoặc những trường hợp cần thiết để bạn không còn cảm giác đau nhức, khó chịu. Kết hợp với đó, bác sĩ dùng mũi khoan tạo hình xoang trám thích hợp cho từng vật liệu cũng như kỹ thuật trám khác nhau.

3. Lấy dấu hàm

Với quy trình trám răng gián tiếp, tức là nếu bạn lựa chọn trám Inlay – Onlay, bác sĩ cần thêm bước lấy dấu hàm để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng, kích thước của lỗ hổng, vết sứt trên răng. Thông thường cần thời gian một vài ngày để hoàn thành miếng trám nên bạn sẽ được hẹn lại ngày trám răng. 

Lấy dấu hàm cho trường hợp trám răng Inlay - Onlay
Lấy dấu hàm cho trường hợp trám răng Inlay – Onlay

4. Tiến hành trám răng

Nếu bác sĩ đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên, đảm bảo yếu tố vô khuẩn, khoang miệng được làm sạch hoàn toàn sẽ tiến hành trám răng, cụ thể:

  • Bôi hàm lượng vừa đủ dung dịch axit nhẹ lên vị trí răng cần phục hình.
  • Phủ lớp keo chống dính lên răng để tạo độ dính.
  • Dùng đèn quang trùng hợp chiếu vào giúp lớp keo nhanh khô hơn.
  • Gắn miếng trám đã được chuẩn bị từ trước, phù hợp về kích thước, hình dáng, màu sắc lên vị trí đã xác định, tiếp tục chiếu đèn quang trùng hợp để miếng trám và răng tạo thành khối đồng nhất.

XEM THÊM: Trám Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2023

5. Chỉnh sửa chỗ trám

Sau khi hoàn tất những bước trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để chỉnh sửa những điểm vướng, cộm cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái, không bị khó chịu. Điều này đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, đồng thời giúp miếng trám duy trì được tuổi thọ lâu bền hơn. 

6. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Bước cuối cùng trong quy trình trám răng đó chính là hẹn lịch tái khám và chăm sóc tại nhà. Bạn nên đến khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và xử lý những bất thường nếu có. Đồng thời chú ý đến cách chăm sóc, vệ sinh, thói quen ăn uống tại nhà để tránh những rủi ro.

ĐỪNG BỎ QUA: Nguyên Nhân Trám Răng Xong Bị Nhức Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Lưu ý quan trọng khi trám răng bạn cần biết

Sau khi trám răng, nếu muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối, đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không nên ăn uống trong vòng 2 tiếng sau khi trám răng vì đây là thời điểm để vật liệu trám đông đặc, khô hoàn toàn.
  • Tránh ăn thức ăn quá dai, cứng vì răng cần dùng nhiều lực nhai, nghiền nhỏ thức ăn, khi đó miếng trám dễ bong tróc hoặc sứt mẻ hơn.
  • Người bệnh không nên ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì vật liệu trám nhạy cảm với đồ nóng, lạnh, tăng khả năng ê buốt, khó chịu.
Không nên ăn thực phẩm quá lạnh gây ê buốt răng
Không nên ăn thực phẩm quá lạnh gây ê buốt răng

  • Tránh xa thức ăn hoặc đồ uống có màu đậm nếu không muốn răng bị ố vàng, xỉn màu làm mất đi tính thẩm mỹ.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, canh, rau củ luộc mềm, cắt nhỏ.
  • Bệnh nhân cần chải răng đều đặn ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, dùng lực vừa đủ và không tác động đến vị trí trám trong 2 ngày đầu.
  • Kết hợp dùng nước súc miệng, máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám gây hại.
  • Nếu có những bất thường xảy ra sau quá trình trám răng, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, xử lý, ngăn ngừa biến chứng. 

ĐỌC NGAY: Những Lưu Ý Trước Và Sau Khi Trám Răng Cần Biết Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÊN TRÁM RĂNG INLAY ONLAY

Chất liệu phổ biến

BẢNG GIÁ TRÁM RĂNG INLAY ONLAY CẬP NHẬT MỚI NHẤT

Chi phí trám răng Inlay Onlay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, giá dao động từ 2 triệu đồng đến 7 triệu đồng.

Bảng giá dưới đây là trọn gói cho 1 quá trình trám răng inlay onlay trên mỗi răng. Cam kết không phát sinh thêm chi phí trong quá trình điều trị. Ngoài ra, tại trung tâm nha khoa ViDental Clinic, khách hàng còn được nhận ưu đãi đặc biệt hàng tháng và các chính sách quà tặng đi kèm hấp dẫn:

DỊCH VỤ

GIÁ KHUYẾN MÃI

GIÁ NIÊM YẾT

Inlay Onlay Composite 3M

2.700.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

Inlay Onlay kim loại

2.700.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

Inlay Onlay sứ

4.500.000 - 6.300.000 VNĐ

5.000.000 - 7.000.000 VNĐ

Inlay Onlay vàng

9.000.000 - 13.500.000 VNĐ

10.000.000 - 15.000.000 VNĐ

Liên hệ hotline 0987.933.309 để nhận ưu đãi đặc biệt hàng tháng giảm thêm đến 25% & nhiều chính sách quà tặng đi kèm hấp dẫn

XEM CHI TIẾT: Trám Răng Sứ Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Cập Nhật Mới Nhất

Một số thắc mắc liên quan

Trám răng có đau không?

Trám răng là dịch vụ có kỹ thuật đơn giản, quy trình diễn ra nhanh chóng, một số trường hợp cần thiết được tiêm thuốc gây tê nên gần như không đau nhức. Tuy nhiên nếu răng bị tổn thương mức độ nặng, đi cùng với đó là bác sĩ tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ tăng khả năng người bệnh bị đau, ê buốt, khó chịu rất cao. Ngoài ra, những trường hợp bị sâu răng, chết tủy cần lấy tủy trước khi trám cũng cảm thấy đau nhức. Thông thường các cơn đau sẽ diễn ra khá nhanh chóng, khoảng một vài ngày đầu nên bạn không cần quá lo lắng. 

ĐỌC THÊM: Trám Răng Cửa Bị Sâu Có Đau Không?

Tuổi thọ miếng trám duy trì được bao lâu?

Tuổi thọ một miếng trám răng thông thường đạt từ 3 – 5 năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên tác động nhiều nhất đến tuổi thọ vật liệu trám là tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ. Nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình chuẩn Y khoa, có sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác thì miếng trám sẽ bền bỉ hơn. Ngoài ra, chất lượng vật liệu trám và cách chăm sóc tại nhà cũng quyết định đến độ bền của vết trám, do vậy bạn nên chú trọng đến các yếu tố này nếu muốn hàm răng chắc khỏe nhất.

Tuổi thọ miếng trám có thể duy trì 3 - 5 năm
Tuổi thọ miếng trám có thể duy trì 3 - 5 năm

Trám răng có gặp rủi ro gì không?

Trám răng mặc dù khá đơn giản và được áp dụng phổ biến tại các cơ sở nha khoa nhưng bạn vẫn có khả năng gặp một số rủi ro, biến chứng nếu bác sĩ không đảm bảo tay nghề, không tuân thủ đúng quy trình hoặc cách chăm sóc tại nhà chưa tốt, cụ thể:

  • Răng bị đau nhức: Sau khi hoàn thành quá trình trám răng, răng của bạn có thể nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ, thức ăn. Sau khoảng 4 – 7 ngày, tình trạng này dần mất đi và răng trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài dai dẳng không dứt cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để chỉnh sửa lại.
  • Kích ứng với vật liệu trám: Đây là tình trạng không hiếm gặp nếu nha khoa sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc cơ địa phản ứng quá mẫn với chất liệu kim loại, từ đó gây ngứa rát da, nổi mẩn đỏ cùng nhiều biến chứng khác.
  • Vết trám bị bong ra: Nếu sau trám răng bạn không chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cách vệ sinh, chăm sóc tại nhà hoặc kỹ thuật bác sĩ không tốt cũng khiến miếng trám dễ dàng bị bong tróc, sứt mẻ. Khi đó bạn cần đến nha khoa để được chỉnh sửa hoặc trám lại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309