Mòn Răng: Nguyên Nhân, Nhận Biết Và Giải Pháp Điều Trị

Cố vấn chuyên môn:

Bị mòn răng nguyên nhân do đầu? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng răng bị mài mòn hiệu quả? Đây là những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về các tình trạng bệnh lý răng miệng phố biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng miệng này.

Tổng quan về hiện tượng mòn răng

Hiểu cơ bản về tình trạng mòn răng là hiện tượng lớp men trên bề mặt răng bị mài mỏng theo thời gian. Quá trình bào mòn khiến phần men răng mất đi không thể phục hồi một cách tự nhiên. Có nhiều yếu tố liên quan tới môi trường bên ngoài và xuất phát từ nội sinh khiến răng chịu tác động mài mòn.

Mòn răng là hiện tượng do nhiều yếu tố gây ra
Mòn răng là hiện tượng do nhiều yếu tố gây ra

Trên thực tế, tất cả mọi người đều trải qua quá trình răng bị bào mỏng. Mòn răng theo thời gian là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thông thường, gần như không thể quan sát thấy được sự thay đổi của răng từ hiện tượng này do tốc độ răng bị mòn tự nhiên diễn ra rất chậm. Các nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng, răng cần hoạt động liên tục trong khoảng 35 năm để có thể bị mài đi 1mm với tốc độ bào mòn tự nhiên. Ngoài ra, quá trình mài mòn răng cũng diễn ra nhanh hơn trong độ tuổi trung niên cũng như đối tượng người cao tuổi.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng răng bị mòn xảy ra với tốc độ quá nhanh hoặc xuất hiện những tác động không tốt, đe dọa tới sức khỏe, cấu trúc răng miệng thì bạn nên tiến hành thăm khám trực tiếp tại phòng khám trong thời gian sớm nhất. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bản thân đang gặp rắc rối với bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

4 nguyên nhân khiến răng bị bào mòn phổ biến

Có nhiều yếu tố tác động tới cấu trúc răng và khiến chúng bị bào mòn theo thời gian. Những nhóm nguyên nhân chính được xác định bao gồm:

Mòn răng tự nhiên

Nhiều người lo lắng về vấn đề mòn răng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Điều này không thể phủ nhận nhưng không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, răng bị mòn là hiện tượng sinh học diễn ra trong xuyên suốt cuộc đời mỗi người.

Với nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng miệng cùng với hệ thống dây thần kinh, mạch máu bên dưới răng, lớp men răng luôn phải chịu tác động từ môi trường xung quanh. Chính vì điều này mà trong quá trình sinh hoạt, lớp men răng sẽ tự bị mòn theo thời gian. Tuy nhiên, tốc độ mòn răng tự nhiên rất chậm, gần như không ảnh hưởng bất kỳ điều gì tới cuộc sống cá nhân.

Răng bị mòn tự nhiên với tốc độ rất chậm
Răng bị mòn tự nhiên với tốc độ rất chậm

Mỗi người thường có tốc độ răng bị mòn tự nhiên không giống nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền cũng như môi trường và cách chăm sóc, bảo vệ răng miệng. Cơ bản, những người có lớp men răng dày, chất lượng tốt thì đồng nghĩa rằng quá trình mài mòn răng sẽ diễn ra chậm hơn. Ngược lại, nếu men răng yếu và thường xuyên tiếp xúc với môi trường sinh hoạt tác động mạnh tới răng miệng thì thường bị mài mòn nhanh chóng.

Mòn răng sinh học

Vấn đề sinh học đề cập ở đây liên quan tới những bệnh lý sức khỏe như thiếu sản men, thiếu hụt Canxi hay tình trạng trào ngược dạ dày, giảm tiết nước bọt, khô miệng. Những hiện tượng nêu trên đều khiến acid tiếp xúc trực tiếp với răng. Từ đó, phần men răng bên ngoài bị ảnh hưởng từ từ dẫn tới tình trạng mòn răng.

Mòn răng hóa học

Bên cạnh yếu tố sinh học, nhiều trường hợp răng bị mài mòn được xác định nguyên nhân xuất phát do tác động từ các chất hóa học gây ra.

  • Phản ứng từ lớp men với acid trong khoang miệng

Lớp men răng được cấu thành chủ yếu từ Canxi và Hydroxyapatite. Chính vì điều này mà mỗi khi lượng acid trong khoang miệng tiếp xúc với răng sẽ xảy ra các phản ứng dẫn đến thương tổn lớp men và hình thành xói mòn răng.

Răng bị mài mòn do các phản ứng hóa học trong khoang miệng
Răng bị mài mòn do các phản ứng hóa học trong khoang miệng

Lượng acid gây bào mòn răng có thể đến từ các thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày như cam, chanh, đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ uống có ga,... Bên cạnh đó, một nhóm acid ngoại sinh cũng được cho là có tác động tới quá trình mài mòn răng còn xuất hiện trong các viên uống bổ sung khoáng chất, viên uống Vitamin C, viên nhai Aspirin,...

Không chỉ có acid ngoại sinh thông qua thực phẩm, viên uống bổ sung dinh dưỡng mà ngay từ bên trong cơ thể cũng sản sinh những nhóm acid nội sinh tại dạ dày và đường tiêu hóa gây thương tổn tới men răng. Quá trình răng bị mòn do ảnh hưởng từ phản ứng giữa các chất hóa học trong khoang miệng có tỷ lệ diễn ra cao hơn với các đối tượng dưới 25 tuổi theo một số nghiên cứu và thống kê.

  • Tuyến nước bọt

Một yếu tố quen thuộc nhưng ít ai ngờ có thể ảnh hưởng đến quá trình mài mòn răng chính là tuyến nước bọt. Vậy tuyến nước bọt liên quan thế nào đối với việc răng bị mài mòn? Bên cạnh việc tiết dịch làm ướt và làm mềm thức ăn trong quá trình ăn uống thì hệ thống này còn có một cơ chế phản ứng đối với các chất acid tiếp xúc với khoang miệng.

Hiểu đơn giản, mỗi khi có chất acid được đưa vào miệng, tuyến nước bọt sẽ tiết dịch có chứa Bicarbonat nhằm trung hòa môi trường khoang miệng về trạng thái độ pH trung bình. Chính vì vậy, mỗi khi tuyến nước bọt gặp vấn đề ảnh hưởng tới khả năng hoạt động sẽ khiến cho lượng acid không được kiểm soát và tích tụ lại. Với sự lưu trữ này, acid sẽ bào mòn cấu tạo lớp men răng theo thời gian nếu không được xử lý triệt để.

  • Kem đánh răng

Các loại kem đánh răng sử dụng hàng ngày đều được đánh giá mức độ mài mòn nhất định theo chỉ số RDA (Relative Dentin Abrasivity). Tuy nhiên, thực tế nhiều người lại không quan tâm tới chỉ số mà mặc nhiên sử dụng bất kỳ một loại kem đánh răng có mặt trên thị trường. Điều này vô tình khiến cho một số trường hợp phải đối mặt với hiện tượng mòn răng do tác động mài mòn mạnh từ kem đánh răng. Thông thường, chỉ số RDA sẽ được chia thành 4 loại, bao gồm:

  • RDA từ 0 - 75: Phù hợp với răng nhạy cảm.
  • RDA từ 76 - 100: Sử dụng với các trường hợp răng miệng bình thường, mức độ mài mòn không đáng kể.
  • RDA từ 101 - 150: Mức độ mài mòn cao, sử dụng với các trường hợp răng khỏe mạnh.
  • RDA từ 151 - 250: Cần tham khảo ý kiến và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ do mức độ bào mòn quá cao, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu sử dụng bừa bãi.

Kem đánh răng có chỉ số RDA cao cũng gây mòn răng
Kem đánh răng có chỉ số RDA cao cũng gây mòn răng

Mòn răng vật lý

Nguyên nhân cuối cùng có ảnh hưởng tới sự mài mòn răng là do các tác động vật lý mà chủ yếu xuất phát từ những thói quen không tốt trong quá trình chăm sóc răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.

  • Chăm sóc răng miệng

Về vấn đề chăm sóc răng miệng, bác sĩ nha khoa luôn khuyên mọi người thực hiện chải răng tối thiểu 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng việc vệ sinh răng càng nhiều, càng lâu thì càng có lợi cho sức khỏe răng miệng. Vệ sinh sạch sẽ là tốt nhưng việc thực hiện quá nhiều lần lại không mang tới kết quả như mong đợi mà ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Quả thực, vệ sinh nhiều lần hay chải răng quá lâu sẽ tạo áp lực, ma sát mạnh lên răng trong thời gian dài làm cho lớp men bị bào mòn đi nhanh chóng. Không chỉ vậy, điều này còn tiềm ẩn nguy cơ khiến răng bị ngộ độc Fluor do phải tiếp xúc quá nhiều chất vệ sinh, làm trắng răng.

Bên cạnh đó, tránh chải răng theo chiều ngang từ trái qua phải. Theo các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, cách vệ sinh răng tốt nhất là chải theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới. Việc này vừa giúp loại bỏ được các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở các kẽ mà vừa hạn chế tác động mạnh lên bề mặt men phía ngoài cũng như các hiện tượng tụt chân răng, tụt nướu làm suy giảm khả năng bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng.

  • Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là một thói quen hình thành vô thức khi cơ thể trong trạng thái ngủ, nghỉ ngơi. Khi này, răng bị siết chặt hoặc cọ xát mạnh vào nhau mà không nhằm mục đích nhai, cắn thức ăn nên tạo ra lực ma sát lớn, tác động đến răng. Dưới áp lực lớn trong thời gian dài như vậy sẽ kích thích quá trình mòn răng. Đồng nghĩa các răng nhanh chóng bị mài mòn đến mức báo động. Tình trạng xấu nhất nếu không may có thể khiến răng bị nứt gãy và rụng mất.

Ngủ nghiến răng sẽ khiến răng bị mài mòn
Ngủ nghiến răng sẽ khiến răng bị mài mòn

  • Dùng răng xỉa răng

Sử dụng tăm để loại bỏ thức ăn ở các kẽ răng hay những vị trí hai bên má là hình ảnh quá đỗi quen thuộc với những bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam từ trước đến nay. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, thói quen sử dụng tăm này mặc dù bản chất giúp ngăn chặn mảng bám cũng như cao răng hình thành nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cấu trúc răng.

Việc sử dụng tăm sẽ tạo ra khoảng hở giữa các chân răng, từ đó thức ăn càng dễ dàng kẹt lại hơn. Đồng thời chúng cũng gây ra các tổn thương lên phần nướu, lợi mà ít ai chú ý tới để rồi vi khuẩn trú ngụ, tấn công vào sâu hệ thống răng miệng. Do đó, người thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng luôn trong trạng thái phải đối mặt nguy cơ men răng thương tổn.

  • Một số tác động vậy lý khác

Quá trình mòn răng cũng diễn ra nhanh hơn nếu răng chịu tác động từ những thói quen sinh hoạt xấu khác như: Nhai cắn đồ vật cứng, cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai, nhai đá lạnh,...

Dấu hiệu nhận biết răng bị mài mòn

Nếu quá trình mòn răng diễn ra tự nhiên thì sẽ không cần quá lo lắng vì chúng là hiện tượng sinh học bình thường, không khiến răng miệng chịu bất kỳ thương tổn nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong các trường hợp bào mòn răng, nguyên nhân đến từ những yếu tố bên ngoài hoặc nội sinh thì có thể gây ra những biểu hiện như:

  • Răng suy giảm nhanh chóng về cả kích thước cũng như diện tích so với độ tuổi.
  • Thường xuyên cảm nhận cơn đau nhức, ê buốt răng nhưng không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, răng trở lên cực kỳ nhạy cảm hơn với nhiệt độ và đồ ăn, đồ uống ngọt.
  • Xuất hiện những đốm nhỏ li ti hoặc các vết sứt, mẻ trên bề mặt răng.
  • Lớp men răng ngoài cùng bị bào mòn để lộ phần ngà bên trong khiến cho răng dần bị ố, có màu ngả vàng kém thẩm mỹ.

Các giải pháp điều trị mòn răng hiệu quả

Theo thời gian, quá trình mòn răng sẽ không chỉ ảnh hưởng tới lớp men mà có thể tác động sâu đến phần tủy răng. Khi này, cấu trúc răng sẽ bị phá hủy hoàn toàn và không thể tự khôi phục tự nhiên. Do đó, bạn không nên chủ quan trước những dấu hiệu cũng như tình trạng răng bị mài mòn. Tùy thuộc vào mức độ răng bị bào mòn, bạn có thể cân nhắc một số giải pháp điều trị như sau:

Mòn răng nhẹ

Đối với những trường hợp lớp men răng chỉ thương tổn nhẹ, mức độ bào mòn chưa quá nghiêm trọng có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản, cụ thể bao gồm:

  • Bổ sung Fluoride: Đây là một loại khoáng chất có tác dụng giúp răng trắng sáng, tăng cường sức đề kháng cho răng. Bạn có thể bổ sung Fluor thông qua nước súc miệng, gel bôi hoặc viên uống. Ngoài ra, loại khoáng chất này cũng được sử dụng làm thành phần sản xuất ra các loại kem đánh răng trên thị trường nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng Fluoride phù hợp cũng là cách bổ nên cân nhắc. Tuy nhiên, vì sử dụng các sản phẩm bổ sung nên hãy hỏi ý kiến nha sĩ thật kỹ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
  • Trám răng (hàn răng): Đối với tình trạng mòn răng nhẹ, hàn răng hay trám răng cũng là một lựa chọn được nhiều bác sĩ khuyến khích áp dụng. Phương pháp này vừa giúp khôi phục lại lớp men răng đã mất mà còn hình thành thêm lớp màng bảo vệ chắc chắn cấu trúc răng khỏi những tác nhân gây sâu răng.

Răng mài mòn nhẹ điều trị không quá phức tạp
Răng mài mòn nhẹ điều trị không quá phức tạp

Răng bị bào mòn nghiêm trọng

Nếu tình trạng răng bị mòn chuyển biến nghiêm trọng và xuất hiện những dấu hiệu gãy rụng răng thì việc bổ sung Fluoride và hàn răng sẽ không mang lại bất kỳ hiệu quả điều trị nào cho người bệnh. Khi này, để xử lý triệt để vấn đề, bắt buộc cần áp dụng những biện pháp nha khoa phức tạp hơn như:

  • Bọc răng sứ: Phương pháp bọc răng sứ thực hiện nhằm bảo toàn trọn vẹn cấu trúc răng bên trong nếu lớp men bị thương tổn quá nhiều. Tuy nhiên, để có thể tiến hành bọc sứ, răng vẫn cần đảm bảo đủ khỏe mạnh bởi quá trình này bắt buộc phải mài nhỏ răng làm trụ mới gắn mão sứ được.
  • Dán sứ Veneer: Đối với dán sứ Veneer, răng cũng cần đảm bảo đủ những yêu cầu về mặt sức khỏe trước khi thực hiện. Ở phương pháp này, có xác suất cần chỉ định mài mỏng bề mặt răng khoảng 0,3 - 0,5mm nên phù hợp với những đối tượng không muốn răng bị xâm lấn sâu như kỹ thuật bọc sứ.

Một số cách phòng ngừa mòn răng hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp bạn làm chậm tốc độ mòn răng cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới răng miệng:

  • Dùng kem đánh răng có chỉ số RDA phù hợp với tình trạng răng miệng để không gây tổn thương cho lớp men răng.
  • Sử dụng vừa đủ những thực phẩm có chứa acid trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm tránh dư thừa ảnh hưởng không tốt tới hệ thống răng miệng.
  • Thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp đảm bảo loại bỏ toàn bộ các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở kẽ hoặc vị trí răng hai bên má mà không gây thương tổn cho răng.

Vệ sinh khoa học giúp làm chậm quá trình mòn răng
Vệ sinh khoa học giúp làm chậm quá trình mòn răng

  • Kích thích tuyến nước bọt hoạt động trung hòa acid trong khoang miệng bằng cách uống tối thiểu 2 lít nước/ngày.
  • Với những trường hợp ngủ nghiến răng nên cân nhắc sử dụng nẹp răng để khắc phục thói quen xấu này.
  • Hình thành thói quen thăm khám răng miệng định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần. Điều này giúp bạn có thể theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên và xử lý kịp thời những vấn đề gây mòn răng nếu phát hiện sớm.

Mòn răng về bản chất là một hiện tượng sinh học thông thường nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được quan tâm đúng cách. Do đó, hãy chú ý chăm sóc và bảo vệ răng miệng khỏe mạnh để chất lượng cuộc sống luôn ở trạng thái tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309