Nguyên Nhân Gây Tụt Lợi Và Các Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tụt lợi là vấn đề về răng miệng khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn cản trở quá trình sinh hoạt của người bệnh bởi các triệu chứng như ê buốt, đau nhức. Hơn nữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tụt lợi là gì và có biểu hiện ra sao?
Tụt lợi là tình trạng phần nướu bị co lại, dần mất liên kết với răng, từ đó khiến chân răng dần bị lộ ra ngoài. Thông thường, bệnh lý này hay xuất hiện tại các răng mặt ngoài như răng cửa hay răng nanh.
Tụt lợi có thể xảy ra tại cả hàm trên và hàm dưới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Thường thì tụt lợi hàm dưới sẽ khó phát hiện hơn do môi dưới che bớt phần chân răng và nướu. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho răng miệng và sức khỏe người bệnh.

Trong trường hợp người bệnh bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện dưới đây, cần tìm ra cách chữa phù hợp sớm nhất để mang lại hiệu quả cao.
- Chân răng bị lộ phần chóp hoặc lộ hoàn toàn.
- Xuất hiện các cơn đau nhẹ, liên tục.
- Chảy máu chân răng thường xuyên, phần nướu nhạy cảm hơn bình thường.
- Quá trình ăn uống cảm thấy khó khăn hơn.
Tụt lợi là do đâu?
Vi khuẩn tấn công, khiến các mô lợi bị phá huỷ là nguyên nhân chính gây tụt lợi. Các vi khuẩn này thường xuất hiện bởi một số vấn đề sau:
- Mảng bám: Mảng bám là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, tụt lợi. Các mảng chứa vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ dần hình thành cao răng, sau đó tiếp tục tấn công men răng và gây viêm nhiễm khoang miệng.
- Bệnh nha chu: Các vi khuẩn từ ổ bệnh viêm nha chu có thể phá huỷ mô nướu, dẫn tới tình trạng tụt lợi.
- Vệ sinh răng miệng: Việc việc sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn tới mòn men răng nhanh chóng. Từ đó, khiến lớp bảo vệ chân răng dần mất đi và gây ra tụt lợi.
- Bệnh lý: Những người bị suy giảm miễn dịch do mắc một số bệnh như HIV, tiểu đường,… thì khả năng bị tụt lợi cao hơn so với người bình thường.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như điều trị tăng huyết áp, tâm thần, chữa cảm lạnh có thể gây khô miệng. Việc giảm tiết nước bọt sẽ trở thành điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Một số tác hại của bệnh lý này
Tụt lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt. Cụ thể:
- Răng nhạy cảm: Hiện tượng tụt lợi làm chân răng mất đi lớp bảo vệ, từ đó khiến khu vực này dễ bị tổn thương, ê buốt.
- Gia tăng vi khuẩn sâu răng: Thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào phần chân răng bị hở ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới sâu răng.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Tụt lợi khiến nướu bị co rút, chân răng trơ ra, tổng quan sẽ thấy răng bị dài một cách bất thường. Từ đó, khiến thể hàm răng không hài hòa gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Chữa Cười Hở Lợi Hiệu Quả
Các cách điều trị tụt lợi
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tụt lợi, mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những hướng chăm sóc điều trị khác nhau.
Điều trị tụt lợi giai đoạn nhẹ
Một số trường hợp tụt lợi ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng các cách đơn giản tại nhà như:
- Mật ong: Chấm mật ong vào vùng lợi bị tụt, sau khoảng 5 phút súc miệng lại với nước. Kiên trì thực hiện hàng ngày, tình trạng tụt lợi sẽ giảm đáng kể.
- Trà xanh: Catechin có trong trà xanh giúp điều trị tụt lợi hiệu quả. Đun nước trà xanh để súc miệng hằng ngày sẽ loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng nhanh chóng.
- Dầu mè: Trong dầu mè có chứa các hoạt chất chống viêm nên thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý răng miệng. Dùng 2 thìa dầu mè trộn với kem đánh răng, sử dụng hàng ngày vào sáng tối giúp bệnh tụt lợi thuyên giảm nhanh chóng.
- Chanh và dầu oliu: Chanh và dầu oliu khi kết hợp với nhau mang lại kết quả sát trùng và chống viêm nhanh chóng. Dùng nước cốt chanh trộn cùng dầu oliu, bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tháng. Khi sử dụng, lấy một lượng nhỏ hỗn hợp massage quanh vùng lợi bị tụt, khoảng 1 tuần sau người dùng sẽ thấy kết quả rõ rệt.
- Tỏi: Người bệnh sử dụng nước cốt tỏi bôi trực tiếp vào vùng lợi bị tụt, sau đó súc miệng lại với nước. Làm cách này hàng ngày sẽ giảm nhanh triệu chứng của các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn.
- Nha đam: Lấy phần gel bên trong ruột nha đam, bôi vào chân răng bị tụt lợi hoặc trộn cùng kem đánh răng để sử dụng. Cách này được nhiều người áp dụng, thực hiện đơn giản những vẫn mang tới kết quả cao.

Chữa tụt lợi ở giai đoạn nặng
Với trường hợp bị tụt lợi nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số nhóm phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng các phương pháp vạt tại chỗ có chân nuôi: Vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng, vạt bán nguyệt.
- Sử dụng các cách ghép mô rời tự thân lấy từ vị trí khác: Ghép lợi tự do tự thân, ghép mô liên kết dưới biểu mô.
- Sử dụng các phương pháp dùng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ: Dùng màng biểu mô đồng loạt không tế bào và tái sinh mô có hướng dẫn.
Việc điều trị tụt lợi chân răng khá đơn giản nhưng không phải ai cũng thu được kết quả như mong muốn. Chính vì thế, để có được hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh nên tìm tới các bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao.
Lưu ý bạn cần ghi nhớ nếu muốn phòng ngừa tụt lợi
Bên cạnh việc điều trị tụt lợi, người bệnh cũng cần chú ý tới các biện pháp ngăn ngừa bệnh như sau:
- Chăm sóc răng miệng: Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp hàm răng chắc khỏe, và ngăn ngừa vi khuẩn tối đa. Mỗi ngày, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần bằng bàn chải lông mềm. Đặc biệt, nên sử dụng chỉ nha khoa cùng với nước súc miệng để hàm răng luôn sạch sẽ, hạn chế các tổn thương.
- Khám răng định kỳ: Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề về răng miệng hiệu quả.
- Thay đổi các thói quen xấu: Hạn chế hút thuốc lá và các món ăn nóng, lạnh, nhiều đường,…. Đồng thời, tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày các sản phẩm giàu canxi, vitamin D. Điều này sẽ giúp xương và răng người dùng chắc khỏe hơn.

Xem thêm: Viêm Lợi Tụt Lợi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Địa chỉ chữa tụt lợi an toàn và hiệu quả
Để khắc phục các bệnh lý răng miệng hiệu quả, tìm kiếm địa chỉ nha khoa đảm bảo là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những đơn vị chăm sóc sức khỏe răng miệng uy tín, với những dịch vụ chất lượng hàng đầu.
- Viện nha khoa thẩm mỹ ViDental: ViDental được xem như “làn gió mới” trong khoa thẩm mỹ, đơn vị mang tới cho khách hàng những nụ cười rạng rỡ và hàm răng khỏe mạnh. Dù thời gian thành lập chưa lâu, nhưng nơi đây đã nhận nhiều đánh giá cao về mặt chuyên môn cũng như dịch vụ. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm địa chỉ điều trị tụt lợi an toàn thì ViDental là một lựa chọn xứng đáng để trải nghiệm.
- Bệnh viện RHM Đà Nẵng: Bệnh viện có dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh lý nha khoa hàng đầu khu vực miền Trung. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, nơi đây ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Hiện nay, đơn vị đã triển khai thành công nhiều ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, giúp nhiều khách hàng lấy lại nụ cười tự tin.
- Bệnh Viện RHM Sài Gòn: Nơi đây luôn đươc đánh giá cao khi quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành dày dặn kinh nghiệm cùng các chuyên viên luôn hết lòng tận tâm trong công việc. Đồng thời, trong quá trình khám và điều trị nha khoa, bệnh viện luôn nâng cấp và sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất. Từ đó giúp nâng cao độ chính xác và giúp người bệnh tối ưu thời gian điều trị.

Trên đây là tất cả các giải đáp về nguyên nhân và các cách điều trị tụt lợi hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo. Có thể thấy, khi tạo cho bản thân thói quen chăm sóc răng miệng tốt, sẽ luôn đảm bảo hàm răng được khỏe mạnh.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!