Viêm Tủy Răng
Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay và cần được khắc phục sớm để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả tình trạng viêm nhiễm này? Tất cả những thông tin liên quan đến bệnh lý nha khoa này sẽ được trình bày chi tiết ở nội dung dưới đây.
Viêm tủy răng là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
Tủy răng – phần trung tâm của một chiếc răng, là mô sống chứa thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng giúp răng trắng khỏe, bền chắc. Bao bọc bên ngoài và bảo vệ tủy răng là 2 mô cứng: Ngà răng và men răng.
Viêm tủy răng là tình trạng tủy và các mô xung quanh chân răng bị viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý nha khoa rất phổ biến, xảy ra do vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Viêm tủy răng khá nguy hiểm và có thể làm mất răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chiếc răng kế cận hoặc gây ra một vài biến chứng.

Phần lớn bệnh nhân không thể phát hiện viêm tủy răng cấp khi bệnh ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân là viêm tủy răng triệu chứng thường phát triển thầm lặng, nhẹ nhàng, vì thế tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Nhưng nếu để bệnh diễn tiến nặng sẽ gây ra những hậu quả khó lường, việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Thực tế có rất nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh, răng đã ở giai đoạn chết tủy và không thể cứu vãn.
Vậy nguyên nhân nào khiến tủy răng bị viêm nhiễm? Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này gồm:
- Chấn thương răng: Một số sự cố chấn thương ngoài ý muốn có thể làm tổn thương, gãy, mẻ, sứt răng, từ đó khiến tủy răng lộ ra ngoài. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm ở phần tủy răng.
- Viêm quanh răng gây viêm tủy ngược dòng: Các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng gây viêm nhiễm ở những tổ chức xung quanh răng như viêm nha chu, viêm lợi,… cũng có thể là nguyên nhân hình thành nên viêm tủy răng ở trẻ em.
- Bệnh lý sâu răng: Răng bị sâu nếu không được điều trị triệt để, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn vào tủy và gây viêm nhiễm ở bộ phận này.
- Răng bị tổn thương: Một số hành động vệ sinh răng miệng không đúng cách như dùng bàn chải quá cứng, lực đánh răng mạnh khiến cổ răng bị khuyết dần, lâu dần làm lộ tủy răng và gây nên viêm nhiễm.
- Răng bị mài mòn: Ở những người lớn tuổi răng có hiện tượng mài mòn dần do nhiều năm thực hiện chức năng ăn nhai. Đây cũng là nguyên nhân khiến phần tủy răng lộ ra ngoài, kết hợp vệ sinh kém, sức đề kháng giảm đi gây viêm tủy răng cấp.
- Thường xuyên ăn những thực phẩm có hại cho răng: Việc bạn thường xuyên ăn kẹo, uống soda, thực phẩm có vị chua,… sẽ khiến men răng bị xói mòn. Phần bảo vệ tủy răng này bị phá hủy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, những chất độc hại trong thực phẩm gây viêm nhiễm tủy răng.
- Thói quen nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng mỗi khi ngủ hoặc căng thẳng. Đây là một hành động gây hại cho sức khỏe răng miệng, khiến răng bị suy yếu. Lúc này nếu bạn thường xuyên ăn những thực phẩm có hại sẽ đẩy nhanh nguy cơ viêm tủy răng cấp.
- Ảnh hưởng của thủ thuật nha khoa: Ở một số người bị viêm tủy răng do ảnh hưởng của những thủ thuật nha khoa từng thực hiện trước đó. Các lỗ sâu trám chưa kín hay mùi cùi chụp răng sứ,… đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm tủy.
- Thay đổi nhiệt độ: Nghe có vẻ vô lý nhưng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến răng bị sung huyết và dẫn đến viêm ở phần tủy.

Viêm tủy răng triệu chứng qua từng giai đoạn
Các bác sĩ cho biết, bệnh lý viêm tủy răng trải qua 3 giai đoạn với những triệu chứng, mức độ không giống nhau, có xu hướng nặng dần lên. Càng ở những giai đoạn sau bệnh càng khó điều trị, thậm chí mất khả năng phục hồi, buộc phải loại bỏ tủy, hoặc mất răng. Vậy viêm tủy răng triệu chứng trong từng giai đoạn như thế nào?
Giai đoạn 1: Bệnh lý viêm nhiễm tủy răng có phục hồi
Đây là giai đoạn của bệnh với những triệu chứng không rõ ràng vì thế người mắc thường khá chủ quan. Mặc dù vậy người bệnh vẫn có thể xác định viêm tủy răng với những triệu chứng điển hình như: Đột nhiên xuất hiện những cơn đau và ê buốt nhẹ, tình trạng này diễn ra trong vài giây vào ban đêm hoặc khi ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
Giai đoạn này thường diễn ra rất ngắn và phát hiện nên chúng thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Rất ít người bệnh có thể nhận ra mình đang bị viêm tủy răng có hồi phục, vì thế không chủ động với bệnh viện để thăm khám, điều trị.
Nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn này bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn và răng sẽ hoạt động tốt như ban đầu.
Giai đoạn 2: Viêm tủy răng cấp
Giai đoạn tiếp theo của bệnh là viêm tủy răng cấp. Ở giai đoạn này các triệu chứng đã biểu hiện khá rõ ràng, bạn có thể cảm nhận được tần suất và mức độ tác động khi cơn đau nhức xuất hiện. Cụ thể như sau:
- Bệnh nhân bị viêm tủy răng triệu chứng rõ nhất là xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng răng bị tổn thương. Cơn đau này có thể lan ra xung quanh.
- Người bệnh cảm thấy nướu bị sưng tấy, đau nhức, thậm chí một số trường hợp đau nửa đầu kèm theo mờ mắt.
- Viêm tủy răng có mủ và miệng xuất hiện mùi hôi khó ngửi.
- Mỗi khi bị vật nào đó tác động người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt răng.
Viêm tủy răng cấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và khiến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trở nên rắc rối hơn.

Giai đoạn 3: Tủy răng viêm nhiễm, hoại tử
Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển nặng nhưng các cơn đau sẽ giảm đi. Nguyên nhân là tủy đã chết nên sẽ cảm nhận rõ ràng những cơn đau. Bên cạnh đó, khi dịch tủy bị hoại tử sẽ theo các lỗ ở chóp răng tràn ra ngoài khiến khoang miệng luôn có mùi hôi khó chịu. Không những vậy, dịch tủy này có thể đem theo vi khuẩn ra ngoài và làm lây lan viêm nhiễm ở những răng, mô kế cận.
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Như đã nói, viêm tủy răng là bệnh lý nha khoa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Theo đó bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp xe quanh chóp răng, viêm quanh chóp răng, hoặc phát sinh những biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm xương, viêm hạch, mất răng, viêm cuống răng,…
Cụ thể những tác hại do viêm tủy răng gây ra là:
- Dễ kích ứng: Phần tủy bị viêm nhiễm sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi từ thời tiết đến nhiệt độ thức ăn. Cụ thể người bệnh sẽ thấy đau nhức, ê buốt nếu gặp các yếu tố kích thích. Tình trạng dễ kích ứng này khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc và học tập.
- Viêm nhiễm xương hàm: Vi khuẩn trong tủy răng có thể lây lan ra bên ngoài và gây viêm nhiễm ở vùng chân răng. Điều này có thể làm hư hỏng cấu trúc nâng đỡ răng, cuối cùng là viêm nhiễm xương hàm nghiêm trọng.
- Nguy cơ mất răng: Khi tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ làm cho mạch máu, các dây thần kinh liên kết chết dần, không đủ dưỡng chất để duy trì răng khỏe mạnh. Phần cuống và chóp răng vì vậy mà hư hỏng dần và người bệnh sẽ đối diện nguy cơ mất răng.
- Ảnh hưởng sức khỏe: Vi khuẩn viêm nhiễm trong tủy răng di chuyển theo đường máu đi tới các cơ quan khác trong cơ thể gây nên những bệnh lý ở tim mạch và hô hấp.
- Suy nhược cơ thể: Người bệnh khi bị viêm tủy răng sẽ thường xuyên cảm thấy ê buốt, khó chịu. Tình trạng này khiến người bệnh bị mất ngủ, chán ăn, giảm khả năng nhai nghiền thức ăn,… Lâu dần nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, gây suy nhược cơ thể.

Viêm tủy răng và cách điều trị dứt điểm, an toàn
Viêm tủy răng triệu chứng qua từng giai đoạn sẽ có những khác biệt. Nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, khôi phục khả năng hoạt động của răng. Vậy có những cách điều trị bệnh nào hiệu quả, an toàn?
Kháng sinh điều trị viêm tủy răng
Sử dụng thuốc tân dược là phương pháp điều trị viêm tủy răng cấp, viêm tủy răng có mủ cho hiệu quả nhanh chóng. Đây cũng là cách chữa được nhiều người bệnh lựa chọn bởi sự tiện lợi. Vậy viêm tủy răng uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh cho hiệu quả cao trong điều trị viêm nhiễm ở phần tủy răng như:
- Azithromycin: Đây là loại thuốc dùng để đặc trị đau răng. Thuốc có công dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn, đồng thời làm ức chế sự lây lan và phát triển của chúng. Với những người bị viêm tủy răng do thường xuyên hút thuốc lá, uống thuốc Azithromycin sẽ giúp giảm sưng viêm nướu. Loại thuốc kháng sinh này còn được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với nhóm Clindamycin hoặc Penicillin. Thuốc Azithromycin thường được chỉ định sử dụng mỗi lần 500mg, uống cách nhau 1 ngày và sử dụng trong 3 ngày liên tục.
- Clindamycin: Thuốc Clindamycin được chỉ định phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng. Chúng có khả năng ức chế, ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nhờ đó sẽ giúp người bệnh thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng do viêm tủy răng gây ra. Với những người bị dị ứng với Penicillin hoặc kháng thuốc đều có thể được chỉ định Clindamycin. Thuốc dùng với liều lượng từ 300-600mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 8 tiếng hoặc sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.
- Penicillin/Amoxicillin: Thuốc này dùng để đặc trị đau nhức răng miệng, rất phổ biến hiện nay. Thuốc được bác sĩ kê đơn kết hợp với nhóm Axit Clavulanic nhằm loại bỏ triệt để vi khuẩn gây viêm nhiễm tủy răng. Mặc dù vậy thuốc có thể gây dị ứng vì thế người bệnh nên lưu ý khi dùng. Liều dùng khuyến cáo của nhóm thuốc Penicillin/Amoxicillin là 500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 8 tiếng đồng hồ. Hoặc bạn có thể uống với liều dùng là 1000mg/lần, mỗi lần uống cách nhau từ 8-12 tiếng. Trường hợp sử dụng kết hợp với nhóm thuốc Axit Clavulanic, liều dùng sẽ là 500-2000mg/lần, uống cách nhau từ 8-12 tiếng.
- Metronidazole: Thuốc kháng sinh Metronidazole này được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt những vi khuẩn kỵ khí. Mặc dù vậy thuốc có thể mang đến một số tác dụng phụ như tiêu diệt vi khuẩn có lợi, suy thận, suy gan,… Liều dùng khuyến cáo với thuốc Metronidazole là 7,5mg/lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 6 tiếng.
- Thuốc giảm đau: Viêm tủy răng thường gây ra những cơn đau nhức, ê buốt vô cùng khó chịu. Vì thế trong quá trình điều trị bằng Tây y, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thêm thuốc giảm đau. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến nhất hiện nay như:
- Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt quen thuộc với nhiều người. Khi bị viêm tủy răng bạn có thể sử dụng Paracetamol để làm giảm đau nhanh chóng. Liều dùng khuyến cáo là 325 – 650mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 2-4 tiếng. Hoặc bạn có thể dùng 500mg/lần, mỗi lần uống cách từ 6-8 tiếng.
- Efferalgan: Thuốc được bào chế ở dạng viên sủi và dùng trong những trường hợp bị đau nhức, sốt do viêm nhiễm. Công dụng của thuốc là giảm đau nhờ ngăn chặn đường truyền ngoại biên của xung lực đến não bộ. Tuy nhiên cơn đau nhức này có thể quay trở lại sau khi thuốc Efferalgan hết tác dụng.

Trị viêm tủy răng tại nhà đơn giản và hiệu quả
Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, người bệnh có thể tham khảo những mẹo dân gian cải thiện bệnh tại nhà. Dưới đây là 3 cách chữa bệnh tại nhà đơn giản và cho hiệu quả cao:
Sử dụng trà xanh:
Trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Vì thế nó thường được sử dụng trong việc điều trị viêm tủy răng tại nhà.
- Đầu tiên bạn chuẩn bị một nắm nhỏ lá trà xanh tươi, dùng nước rửa sạch và để ráo.
- Bạn vò nhàu lá trà xanh rồi đem pha cùng 500ml nước sôi.
- Sau khi trà xanh đã ngấm và nguội bớt bạn sử dụng để súc miệng ngày 3 lần. Bạn nên dùng nước trà xanh súc miệng sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng gừng tươi trị bệnh:
Gừng là gia vị quen thuộc trong nhiều gian bếp mỗi gia đình, nó không chỉ giúp món ăn thêm tròn vị mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Theo đó gừng sẽ hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ lây lan viêm nhiễm.
- Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi đã cạo vỏ sau đó đem rửa sạch.
- Thái gừng thành nhiều lát mỏng và đắp lên vùng bị viêm tủy.
- Giữ nguyên như vậy trong khoảng 3-5 phút để tinh chất từ gừng tiết ra tiêu diệt vi khuẩn.
- Vì gừng có tính nóng nên bạn không sử dụng quá 3 lần/ngày.
Viêm tủy răng và cách điều trị từ hạt cau:
Theo nghiên cứu, trong hạt cau có chứa những thành phần giúp thanh trùng, diệt khuẩn hiệu quả. Vì thế ông cha ta ngày xưa thường sử dụng hạt cau để điều trị những bệnh lý liên quan đến răng miệng.
- Bạn chuẩn bị hạt cau và rượu trắng 45 độ.
- Hạt cau bạn đem tách ra và phơi khô trong khoảng 4-5 tiếng.
- Tiếp theo sao khô hạt cau với lửa nhỏ.
- Cho hạt cau đã sao khô vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập mặt và ngâm trong 40 ngày.
- Sau thời gian ngâm bạn thấy rượu chuyển màu vàng óng là có thể dùng được.
- Bạn lấy rượu trắng ra súc miệng mỗi ngày để giảm đau do viêm tủy răng.

Quy trình điều trị viêm tủy răng tại trung tâm
Viêm tủy răng có tự khỏi không? KHÔNG là đáp án cho câu hỏi này. Theo đó tùy theo mức độ bệnh bác sĩ có thể chỉ định bạn phương pháp chữa hiệu quả nhất. Điều trị viêm tủy răng tại trung tâm được cho là biện pháp mang lại hiệu quả an toàn và tối ưu nhất.
Tuy nhiên người bệnh thường chỉ đến nha khoa điều trị khi việc dùng thuốc và mẹo dân gian không mang lại hiệu quả. Mỗi nha khoa sẽ có quy trình điều trị khác nhau thế nhưng cơ bản đều trải qua những bước sau:
- Bước 1 – Thăm khám tổng quát và chụp X-quang: Người bệnh thực hiện điều trị viêm tủy răng tại trung tâm đầu tiên cần gặp bác sĩ để thăm khám tổng quát. Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ răng miệng của bạn sau đó chỉ định chụp X-quang để kiểm tra cụ thể tình trạng viêm nhiễm. Khi có kết quả bác sĩ sẽ dựa vào đó để đánh giá sơ bộ và đưa ra phác đồ điều trị chi tiết.
- Bước 2 – Gây tê trước khi điều trị tủy: Trước khi lấy tủy bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí tổn thương để giúp người bệnh giảm cảm giác ê buốt, khó chịu. Tiếp theo bác sĩ thực hiện lấy tủy. Khi thuốc hết tác dụng là lúc công đoạn điều trị đã hoàn thành nên sẽ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
- Bước 3 – Đặt đế cao su: Để bảo vệ an toàn cho sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng trước khi mở nắp tủy. Việc làm này cũng giúp ngăn chặn các hóa chất rơi vào đường tiêu hóa khi điều trị tủy, răng sẽ luôn ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ.
- Bước 4 – Điều trị tủy: Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ bắt đầu tiến hành điều trị tủy răng. Theo đó bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy. Lúc này vùng tủy răng bị viêm nhiễm sẽ được bác sĩ hút sạch ra ngoài. Khi phần tủy viêm đã được loại bỏ nha sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu chuyên dụng có tên Gutta Percha.
- Bước 5 – Trám bít ống tủy: Sau khi loại bỏ tủy viêm, lấp đầy bằng vật liệu chuyên dụng bác sĩ sẽ phục hình lại răng như ban đầu. Phương pháp phục hình là trám răng hoặc bọc sứ thẩm mỹ. Tùy theo thỏa thuận của bệnh nhân ban đầu mà bác sĩ sẽ thực hiện như yêu cầu.
- Bước 6 – Đặt lịch tái khám và hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Sau khi hoàn thành quá trình điều trị viêm tủy răng, nha sĩ sẽ đặt lịch tái khám cho bệnh nhân. Việc này nhằm theo dõi quá trình phục hồi của răng, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị tủy, đảm bảo bệnh không tái phát.
Giá điều trị viêm tủy răng tại trung tâm là bao nhiêu?
Một trong những vấn đề cũng rất được người bệnh quan tâm đó là giá điều trị viêm tủy răng tại trung tâm. Theo đó, mỗi nha khoa sẽ có một mức giá điều trị khác nhau, điều này phụ thuộc vào cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ, quy mô phòng khám, tình trạng bệnh….

Để giúp bạn đọc có sự chuẩn bị tốt nhất khi điều trị viêm tủy, dưới đây chúng tôi xin đưa ra bảng giá tham khảo:
- Điều trị tủy răng sữa có giá khoảng 250.000 đồng/răng.
- Điều trị tủy răng vĩnh viễn 1 chân có giá khoảng 400.000 – 500.000 đồng/răng.
- Điều trị viêm tủy răng vĩnh viễn nhiều chân có giá khoảng 700.000 – 800.000 đồng/răng.
- Điều trị tủy lại có giá khoảng 1.000.000 đồng/răng.
Cần lưu ý vấn đề gì sau khi điều trị viêm tủy răng?
Như đã nói, tủy răng được coi là nguồn sống của một chiếc răng, giúp duy trì sự dẻo dai, bền chắc, cung cấp dưỡng chất để răng phát triển tốt. Những chiếc răng bị viêm tủy và đã điều trị được coi như mất đi sự sống, không được nuôi dưỡng. Vì thế việc cảm nhận mùi vị món ăn, nhiệt độ hay phản ứng lại với những kích thích từ bên ngoài ở chiếc răng này là không thể.
Sau khi điều trị viêm tủy răng, răng của người bệnh sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn nếu ăn những thực phẩm cứng hoặc gặp chấn thương, tác động mạnh. Vì thế sau khi điều trị tủy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng. Cụ thể người bệnh cần nắm rõ và thực hiện những việc sau:
- Sau khi chữa tủy răng nếu cấu trúc răng bị mất đi quá nhiều bạn nên thực hiện phục hình bằng phương pháp bọc sứ để bảo vệ tốt nhất cho răng. Điều này cũng đảm bảo chức năng ăn nhai diễn ra tốt hơn, tránh những tác động từ bên ngoài. Ngoài bọc sứ, bạn có thể trám răng, tuy nhiên hiệu quả bảo vệ không cao, dễ bung sứt, đặc biệt có thể làm gãy nhiều mô răng hơn lúc ban đầu.
- Trong chế độ ăn uống người bệnh cần lưu ý hạn chế nhai những thực phẩm quá cứng, quá dai, quá ngọt, chế biến nhiều đường,… Những thực phẩm này chính là tác nhân gây hại cho răng. Ngoài ra bạn cần hạn chế uống cà phê, bia, rượu, hút thuốc lá,… để bảo vệ răng tốt hơn.
- Trong quá trình vệ sinh răng miệng nên sử dụng bàn chải lông mềm, có đầu nhỏ gọn để len lỏi sâu vào răng, làm sạch tốt hơn. Lưu ý dùng lực vừa phải để chải răng, chải theo chiều dọc hoặc xoắn ốc để bảo vệ răng tốt nhất.
- Người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay vì dùng tăm xỉa. Hoặc bạn có thể sử dụng kết hợp máy tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám tốt nhất.
- Bạn nên thực hiện tái khám định kỳ theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, chủ động điều trị bệnh lý răng miệng nếu có.
Những địa chỉ điều trị viêm tủy răng uy tín và hiệu quả
Hiện nay việc tìm một nha khoa điều trị viêm tủy răng không hề khó. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng đảm bảo an toàn và chất lượng điều trị tốt. Vì thế nội dung dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn đọc một số cơ sở nha khoa chữa viêm tủy uy tín, chất lượng.
- ViDental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
Đây là hệ thống nha khoa với nhiều trung tâm ứng dụng thực hiện những dịch vụ chuyên biệt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa của khách hàng.

Ưu điểm nổi bật của hệ thống nha khoa ViDental chính là cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, tận tâm với nghề. Không những vậy nha khoa luôn cố gắng ứng dụng những kỹ thuật mới nhất vào quá trình khám chữa để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại đây có thể liên hệ với nha khoa thông qua website: https://nhakhoavidental.com/; Fanpage: https://www.facebook.com/videntalclinic.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội
Đây là địa chỉ không còn xa lạ với người dân thủ đô và một số tỉnh thành lân cận khi có nhu cầu khám chữa bệnh lý răng miệng. Bệnh viện là nơi chuyên điều trị những ca bệnh từ dễ đến phức tạp với mức giá phù hợp.
Bên cạnh đó bệnh viện cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị nha khoa hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Vì thế người bệnh khi bị viêm tủy răng có mủ có thể yên tâm điều trị tại đây.
Bệnh viện có địa chỉ tại số 40B Tràng Thi, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại liên hệ với bệnh viện là 0867.732939.
- Nha khoa Ocare
Là một trong những nha khoa nổi tiếng khu vực TPHCM, Ocare Dentist luôn ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại vào quá trình khám chữa bệnh của mình. Hơn nữa bác sĩ giỏi cùng thái độ tận tâm với người bệnh cũng giúp nha khoa ghi điểm trong lòng khách hàng.
Các dịch vụ tại trung tâm Ocare luôn đạt chuẩn quốc tế chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối. Nha khoa hiện nằm ở số 346 Võ Văn Tần, P.5, thuộc địa phận Q.3. Hotline liên hệ nha khoa Ocare là 1900 4775.

- Nha khoa Đăng Lưu
Viêm tủy răng có tự khỏi không? Đáp án cho câu hỏi này chắc chắn là KHÔNG, thay vào đó bạn cần đến nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm nếu không muốn mất răng vĩnh viễn. Nha khoa Đăng Lưu chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở uy tín điều trị viêm tủy răng.
tại trung tâm Đăng Lưu người bệnh sẽ được thăm khám và tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh. Dựa trên tình hình kinh tế và thực trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Hiện nha khoa Đăng Lưu nằm tại số 34 Phan Đăng Lưu, Phường 6, thuộc địa phận quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại liên hệ nha khoa là 028 7301 7103.
- Nha khoa Việt Pháp
Sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua nha khoa Việt Pháp – địa chỉ tin cậy trong điều trị các bệnh lý về răng miệng, bao gồm viêm nhiễm tủy răng. Mục tiêu của phòng khám từ khi ra đời là mang đến cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất, sự hài lòng của người bệnh là động lực để Việt Pháp không ngừng phát triển.

Vì thế người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị viêm tủy tại đây. Các bác sĩ sẽ cố gắng để mang lại cho bạn một hàm răng khỏe và sáng bóng, tự tin trong giao tiếp.
Nha khoa Việt Pháp có địa chỉ tại số 459 Lê Duẩn thuộc địa phận của thành phố Đà Nẵng. Số điện thoại nha khoa là 0236.6288811 hoặc bạn có thể liên hệ qua hotline 0961954666.
- Nha khoa Hoàn Mỹ
Nha khoa Hoàn Mỹ là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng hàng đầu tại Đà Nẵng trong việc thăm khám, điều trị bệnh lý răng miệng. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và hoạt động, nha khoa đã đạt được những thành tựu nổi bật, là điểm đến tin cậy của rất nhiều người bệnh.
Để có được vị thế như bây giờ, nha khoa đã và đang không ngừng nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Đồng thời nha khoa cũng xây dựng cho mình những thế mạnh riêng trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ răng miệng, điển hình là chữa viêm tủy răng.
Khi đến đây bạn sẽ được thăm khám và tư vấn miễn phí, tùy thuộc theo tình trạng bệnh bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp và an toàn nhất. Ngoài ra, giá điều trị viêm tủy răng sẽ được giải đáp ngay từ ban đầu để khách hàng có thể yên tâm trong suốt quá trình khám chữa.
Nha khoa Hoàn Mỹ nằm tại số 72 Pasteur, Hải Châu 1, Hải Châu, thuộc địa phận Đà Nẵng. Bạn có thể liên hệ nha khoa qua số điện thoại là 0236 3566 868.
Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì thế bạn nên điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu quả bệnh, hạn chế tối đa viêm nhiễm lây lan, bảo vệ răng luôn khỏe mạnh, ăn nhai tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!