Top 14 Thuốc Chữa Trị Viêm Lợi Hiệu Quả Tốt Nhất

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Viêm lợi là bệnh lý nha khoa gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người mắc, chính vì vậy thuốc viêm lợi thường là giải pháp nhiều người tìm đến khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên với sự đa dạng của các loại thuốc như hiện nay, việc bị viêm lợi uống thuốc gì vẫn khiến nhiều người đau đầu lựa chọn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo 14 loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả được khuyên dùng.

Top 14 thuốc chữa viêm lợi đem lại hiệu quả cao hiện nay

Viêm lợi không chỉ gây đau đớn và phiền toái cho người mắc, mà nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến bệnh lý viêm nha chu. Chính vì vậy, bạn cần phải tham khảo và lựa chọn loại thuốc chữa viêm lợi phù hợp với tình trạng răng của mình. Dưới đây là 14 loại thuốc chữa viêm lợi được sử dụng nhiều hiện nay.

Syndent Plus Dental Gel

Syndent Plus Dental Gel là loại thuốc nằm trong nhóm ETC. Thuốc có dạng gel lỏng, được sử dụng trong trường hợp viêm lợi, sưng lợi, đau buốt răng, nhiễm khuẩn đường miệng. Ngoài ra loại thuốc này còn được bác sĩ kê để loại bỏ cao răng (mảng bám). Syndent Plus Dental Gel  có thể dùng được cho cả bệnh nhân bị viêm lợi và viêm nha chu.

Thành phần chính: Tá dược, Lidocaine Hydrochloride khan USP (0.40g); Chlorhexidine Gluconate BP (0,05 g); Metronidazole (0, 20 g).

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với người lớn, lấy một lượng gel vừa đủ vào đầu ngón tay và thoa nhẹ vào vùng răng bị viêm lợi, sử dụng thuốc từ 3-4 lần/ngày và tối đa 3 giờ thoa thuốc lại một lần.
  • Đối với trẻ em, cách dùng tương tự với người lớn nhưng liều dùng giảm còn 2 – 3 lần/ngày và tối đa 6 tiếng thoa thuốc lại một lần.

Lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi
  • Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào nghiêm trọng cần ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
    Syndent Plus Dental Gel có thể sử dụng để chữa cả bệnh viêm lợi lẫn viêm nha chu
    Syndent Plus Dental Gel có thể sử dụng để chữa cả bệnh viêm lợi lẫn viêm nha chu

Naphacogyl – thuốc chữa viêm lợi tốt nhất

Naphacogyl được sử dụng cho phần lớn các bệnh viêm nhiễm khoang miệng như: viêm lợi, viêm vùng nha chu, chảy máu chân răng, áp xe răng,… Ngoài ra loại thuốc này còn được bác sĩ kê đơn cho trường hợp bệnh nhân hậu phẫu răng miệng để phòng ngừa việc nhiễm khuẩn.

Thành phần chính: Spiramycin (100000 IU); Metronidazole (125mg)

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với người lớn, dùng trong bữa ăn, lượng dùng từ 4-6 viên/ ngày, chia làm 2 lần.
  • Đối với trẻ em, cách dùng tương tự nhưng giảm liều dùng còn 2 viên/ngày.

Lưu ý:

  • Không uống thuốc trong tư thế nằm
  • Với người có bệnh về dạ dày và viêm đường ruột, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Không nên sử dụng cho người cao tuổi

Sưng lợi uống thuốc gì? Emofluor Gel

Emofluor Gel là thuốc bôi dạng gel chuyên trị những bệnh lý về chân răng như mòn hở chân răng, ê buốt, viêm lợi, bên cạnh đó làm giảm những cơn đau do viêm lợi mang lại. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng phòng chống các bệnh về hỏng men răng và sâu vỡ răng.

Thành phần chính: Sodium Saccharin, Aqua, Glycerin, Stannous Fluoride, Propylene Glycol, Aroma, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil, Phosphorcolamine, Cellulose Gum, PEG 8.

Hướng dẫn sử dụng: Lấy một lượng thuốc vừa đủ lên ngón tay hoặc bàn chải bôi đều lên khu vực bị viêm, để yên trong tầm 1 phút sau đó nhổ đi, không cần súc miệng lại với nước.

  • Để phòng: dùng 1 lần/ngày vào buổi tối
  • Đặc trị: dùng 3 – 4 lần/ngày

Lưu ý: Dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Emofluor Gel là thuốc đặc trị những bệnh lý về chân răng, trong đó có viêm lợi
Emofluor Gel là thuốc đặc trị những bệnh lý về chân răng, trong đó có viêm lợi

Thuốc chữa viêm lợi được khuyên dùng Penicillin V

Penicillin V là một loại thuốc kháng sinh đặc trị, được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, nhiễm khuẩn tại khoang miệng hay nhiễm khuẩn tại mô mềm và da.

Thành phần chính: Penicillin V potassium (400.000 IU), tá dược

Hướng dẫn sử dụng: uống thuốc vào 30 phút trước khi ăn hoặc sau 2 giờ khi ăn.

  • Với người lớn: Một ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Với trẻ em: Một ngày uống từ 40.000 – 80.000 IU/ kg/ ngày, chia làm 3-4 lần.

Lưu ý: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú khi sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là thuốc kháng sinh với công dụng kháng khuẩn hiệu quả, loại thuốc này thường được dùng cho các tình trạng như: viêm lợi cấp và mãn tính, nhiệt miệng, nhiễm trùng khoang miệng,…

Thành phần chính: Chlorhexidine Gluconate Solution, Metronidazole Benzoate BP.

Hướng dẫn sử dụng: Lấy một lượng thuốc đủ dùng lên đầu ngón tay sau đó bôi lên vị trí bị viêm. Dùng liên tục trong 7 ngày và một ngày từ 3 – 4 lần, trong trường hợp bị viêm nặng thì thời gian sử dụng sẽ kéo dài hơn.

Metrogyl Denta có tính kháng khuẩn rất cao
Metrogyl Denta có tính kháng khuẩn rất cao

Dentosmin P

Dentosmin P là loại gel hỗ trợ điều trị viêm lợi, với tác dụng kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm lợi, sưng lợi hay nhiễm trùng lợi.

  • Thành phần chính: Chlorhexidin (5.63 mg), Chlorhexidin digluconat (10 mg)
  • Hướng dẫn sử dụng: Vệ sinh răng cẩn thận rồi dùng một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vị trí bị viêm lợi. Mỗi ngày sử dụng thuốc từ 1 – 3 lần.

Thuốc chữa viêm lợi hiệu quả Metronidazol Stada

Metronidazol Santa là thuốc kháng sinh đặc trị với công dụng mạnh dành cho các trường hợp bị viêm lợi vì vi khuẩn kỵ khí. Bên cạnh đó, Metronidazol Stada còn được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh nha chu nghiêm trọng khác.

  • Thành phần chính: Metronidazol, magnesi stearat, Lactose monohydrat , acid stearic
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống sau khi ăn để không hại dạ dày, sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần 200mg.

PerioKin

PerioKin có khả năng sát khuẩn và giảm đau tại vị trí bị viêm, bị sưng đau hay sử dụng làm dịu hậu phẫu. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng với những vùng mô mềm hay vùng da khác ngoài khoang miệng.

  • Thành phần: Chlohexidine 0,2%, tá dược (30ml)
  • Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng 2-3 lần/ ngày, bôi trực tiếp lên vị trí bị viêm, sau khi bôi không nên ăn uống ngay mà phải chờ 30 phút, thời gian sử dụng tối ưu nhất là vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Chữa viêm lợi hiệu quả với bài thuốc thảo dược Nha Chu Tán

Hiện nay, nhiều người bệnh lo ngại thuốc tân dược để lại tác dụng phụ khi dùng lâu dài, nên thường tìm đến các sản phẩm thảo dược chữa viêm lợi. Đặc điểm của các sản phẩm này dựa chủ yếu vào thiên nhiên, nên dù có sử dụng trong một thời gian dài cũng không lo chất độc hại tích tụ trong cơ thể. 

Đối với bệnh răng miệng nói chung và bệnh viêm lợi nói riêng, Nha Chu Tán là một bài thuốc được các thầy thuốc đánh giá cao. Theo thông tin tìm hiểu, bài thuốc này ra đời dựa trên tục lệ nhuộm răng đen của người dân tộc Lự ở Lai Châu. 

VDT-NhakhoaDieutri-220912-06.jpg

Mặc dù tục lệ nhuộm răng đen là một nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về vệ sinh cũng như chức năng bảo vệ lợi. Để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia của Vidental Clinic đã lựa chọn một số loại thảo dược bổ sung để nâng cao công năng vốn có của bài thuốc.

Công thức thảo dược VÀNG kết hợp các nhóm thảo dược giảm đau, kháng viêm và giải nhiệt trong bài thuốc Nha Chu Tán như sau:

  • Nhóm thảo dược giảm đau, kháng viêm: Bạch chỉ, hoàng liên, đinh hương, hoàng đằng,… triệt tiêu tác nhân gây viêm từ gốc.
  • Nhóm thảo dược thanh nhiệt, gây tê: Rễ cây mật gấu, tế tân,… làm sạch khoang miệng, giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ phát triển của các tác nhân gây viêm khác.

VDT-NhakhoaDieutri-220822-01.jpg

Hơn nữa, Nha Chu Tán được nghiên cứu và sản xuất tại đơn vị hàng đầu về YHCT – Thuốc Dân tộc nên nguồn nguyên liệu sử dụng cũng đảm bảo chất lượng. 100% thảo dược sử dụng được thu hái và chế biến từ chuỗi biệt dược GACP – WHO, tuân theo tiêu chuẩn đã được đề ra của Bộ Y tế. Tùy theo nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh viêm lợi mà thầy thuốc sẽ tư vấn cho người bệnh một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:

Bộ phổ thông:

  • Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng lợi bị viêm trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày để sát khuẩn, khử mùi và hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả hơn.

Bộ cao cấp:

  • Cao bôi: Sử dụng dạng cao bôi trực tiếp vào vùng viêm lợi để hạn chế tình trạng đau rát, sưng tấy.
  • Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch tương tự như bộ phổ thông.

Với sự kết hợp của 2 loại chế phẩm bôi và súc miệng, Nha Chu Tán mang lại hiệu quả TOÀN DIỆN, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm lợi và điều trị triệt để các nguyên nhân gây viêm. Đồng thời, sản phẩm giúp ngăn chặn 7 yếu tố gây các bệnh về khoang miệng như vi khuẩn kẽ răng, bỏng nướu do ăn uống, cặn thức ăn, tổn thương do các tác động vật lý,… Trên 95% người bệnh viêm lợi phản hồi hiệu quả mang lại vượt trội chỉ sau 7 NGÀY SỬ DỤNG. 

 

Viêm răng lợi uống thuốc gì? Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh có tác dụng phòng ngừa vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, không chỉ viêm lợi mà các tình trạng viêm nhiễm khác như viêm nha chu, nhiễm khuẩn đường thở,… đều được bác chỉ định sử dụng loại thuốc này.

  • Thành phần chính: Amoxicillin (500mg), Colloidal silicon dioxit A200, Natri Starch Glycolat, Natri lauryl sulfat
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 3 lần một ngày, mỗi lần uống từ 250 – 500mg tùy tình trạng của mỗi người. Sử dụng liên tục trong từ 7 – 10 ngày để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả.
  • Lưu ý: Loại thuốc này chỉ có tác dụng phòng ngừa và ức chế vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt được vi khuẩn.
Loại thuốc này chỉ có thể phòng ngừa chứ không tiêu diệt được vi khuẩn
Loại thuốc này chỉ có thể phòng ngừa chứ không tiêu diệt được vi khuẩn

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn lợi, viêm lợi, viêm nha chu. Loại thuốc này sẽ kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm giữ kho vị trí lợi bị viêm không bị sưng nặng hơn.

  • Thành phần chính: Ciprofloxacin
  • Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng 2 tiếng sau khi ăn, liều lượng từ 500 – 700mg tùy theo tình trạng vị trí viêm.

Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi và viêm nha chu, với công dụng giảm sưng tấy ở những vị trí bị viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

  • Thành phần chính: Azithromycin Dihydrat (500 mg)
  • Hướng dẫn sử dụng: Một ngày uống 1 liều duy nhất là 500mg sau  bữa ăn 2 tiếng, dùng liên tục trong 3 ngày để thuốc phát huy tác dụng.

Xem thêm: Bị viêm lợi nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Bạn cần uống liên tục 3 ngày để Azithromycin phát huy công dụng
Bạn cần uống liên tục 3 ngày để Azithromycin phát huy công dụng

Thuốc chữa viêm lợi an toàn Clindamycin

Clindamycin là thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, viêm lợi cấp. Khi thuốc đi vào cơ thể sẽ ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, khiến chúng dần suy yếu và biến mất.

Thành phần chính: Clindamycin hydrochloride, nước, EDTA, benzyl alcohol, sodium hydrate

Hướng dẫn sử dụng:

  • Với trường hợp viêm lợi nhẹ : Một ngày dùng thuốc 4 lần, mỗi lần từ 150 – 300mg/lần
  • Với trường hợp viêm lợi nặng: Cũng dùng 4 lần thuốc một ngày những tăng liều lượng lên 300 – 450mg/ lần.

Minocycline

Minocycline là thuốc kháng sinh có 2 dạng bôi và uống nhưng có tác dụng tương đương nhau, đều điều trị tình trạng việm lợi hôi miệng, viêm nha chu, nhiễm khuẩn đường miệng.

  • Thành phần chính: Minocycline HCl
  • Hướng dẫn sử dụng: Bôi trực tiếp lên vị trí bị viêm, một ngày bôi từ 3 – 4 lần, tối đa 3 tiếng bôi lại một lần.
  • Lưu ý: Không sử dụng cho bệnh nhân bị đái tháo đường và các bệnh liên quan đến gan, thận,…
Bạn có thể lựa chọn dạng uống hoặc dạng bôi Minocycline
Bạn có thể lựa chọn dạng uống hoặc dạng bôi Minocycline

Tetracyclin

Tetracyclin là thuốc kháng sinh phổ rộng, có công dụng chính là kháng khuẩn, giảm sưng viêm và ngăn chặn vi khuẩn phá hủy cấu trúc mô và xương trong khoang miệng.

  • Thành phần chính: Tetracyclin 500mg
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 ngày 2 lần, mỗi lần 500mg, dùng liên tục từ 7 – 14 ngày để đạt được hiệu quả.

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trị viêm lợi

Để thuốc chữa viêm lợi có thể phát huy được tối đa tác dụng của chúng, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không tự ý sử dụng thuốc: Đa phần các thuốc chữa viêm lợi đều là thuốc kháng sinh, chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Chính vì vậy bạn không nên tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào sử dụng khi chưa có sự thăm khám cẩn thận và tư vấn của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Với các loại thuốc dạng bôi, việc vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ giúp thuốc có thể phát huy được tác dụng tối đa. Ngược lại nếu như bạn bôi thuốc trong khi răng miệng chưa sạch, bạn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm lợi của mình.
  • Cẩn trọng với tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm lợi, tác dụng phụ của thuốc là điều nhiều bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ của thuốc trở nên nghiêm trọng hoặc bạn gặp những tình trạng không được đề cập trong tác dụng phụ của thuốc, bạn cần phải đến bác sĩ để kịp thời theo dõi và điều trị. Ngoài ra bạn nên sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ kê để tránh mức tối đa tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bị viêm lợi uống thuốc gì. Thuốc chữa viêm lợi có đa dạng các loại khác nhau nên ngoài việc tham khảo những loại thuốc trên thị trường, bạn cần đến thăm khám tai bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHI TIẾT

VDT-NhakhoaThammy-220629-27-1.gif

Bình luận (82)

  1. Nguyễn Ngọc Minh says: Trả lời

    Dạo này lợi của mình nó cứ bị sưng lên khó chịu lắm, thỉnh thoảng còn chảy máu với dịch mủ ra nữa cơ, nhất là lúc ăn uống, không thể nào mà ăn được làm cho mình không có cảm giác thèm ăn nên bị sụt mất mấy cân, không biết như vậy có phải bị viêm lợi không nhỉ?

    1. Trần Vũ says: Trả lời

      em nghĩ bác nên đi khám đi ạ. Chứ mà để lâu thì nó ảnh hưởng đến sức khỏe lắm đấy!

    2. Trương Xuân Quỳnh says: Trả lời

      Đúng đấy anh ạ! Gì thì gì chứ răng lợi quan trọng lắm đấy. Đau răng đau lợi mà không ăn được thì lấy đâu ra sức khỏe mà làm việc. Anh nên đi khám để điều trị sớm đi ạ

    3. Loan Trần says: Trả lời

      Trước em cũng bị như anh v đó. Mà đi khám ở nha khoa thì người ta cho cái thuốc gọi là Nha Chu Tán dùng hiệu quả phết. Nó là kiểu thuốc Nam ý chứ không phải thuốc Tây mà dễ dùng lắm ý. Thuốc dạng bôi có 2 loại là dạng bột và dạng cao. Em ngại dùng dạng bột tại nó hơi khó dùng nên dùng dạng cao mà dùng có khoảng 7-10 ngày là hết rồi.

    4. Nguyễn An Bình says: Trả lời

      Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu kĩ đừng nghe lời khuyên linh tinh bạn ạ. Nếu mà bạn ngại đi khám thì tìm hiểu thêm https://viennhakhoathammy.com/viem-nuou-rang-su-6911.html ở đây này. Mà để chắc chắn thì bạn cứ đi ra viện khám cho chắc. Trước mình đi khám ở Trung Tâm ViDental Clinic thấy dịch vụ cũng khá ổn áp, bạn có thể đến phòng khám này khám thử xem.

  2. Phạm Thị Thanh says: Trả lời

    Bé nhà mình được 5 tuổi rồi mà không hiểu sao dạo này bị biếng ăn, cứ kêu đau răng suốt. Lúc đánh răng thì bị chảy máu, thỉnh thoảng ăn cơm cũng bị nữa. Không biết có phải bị viêm lợi không? Nếu mà bị thì điều trị như thế nào ạ?

    1. Trung Tâm ViDental Clinic says: Trả lời

      Chào bạn! Trường hợp của bé nhà bạn là một trong những dấu hiệu bị viêm lợi. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến việc hình thành các mảng bám. Mảng bám răng là một màng sinh học của vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn, nhưng cũng có thể là nấm) phát triển trên các bề mặt trong miệng. Càng để lâu, các mảng bám sẽ tích tụ thành cao răng ở lại trên răng, càng kích thích lợi, một phần của mảng bám xung quanh các cơ sở của răng. Theo thời gian, nướu răng trở nên sưng và chảy máu một cách dễ dàng. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm lợi. Bạn nên chú ý vệ sinh răng lợi cho bé thường xuyên, súc miệng nước muối ngày 2 lần sáng tối và hạn chế ăn đồ cay nóng, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh để đảm bảo lợi của bạn không chịu kích thích thêm nữa. Bạn có thể liên hệ theo số điện thoại 0989 624 446 để được tư vấn online hoặc tới thăm khám trực tiếp để các bác sĩ khám và tư vấn cho mình nhé.

  3. Gia Hân says: Trả lời

    Bé nhà em 7 tuổi r mà thỉnh thoảng cũng bị chảy máu chân răng. Trước cứ nghĩ là do bé đánh răng ko đúng quy trình, đánh mạnh quá nên mới bị mà giờ nghe mn nói em cũng lo ghê. Dạo này cũng hơi bận nên chưa cho bé đi khám được. Ko biết có phòng khám nào ở Hà Nội ko nhỉ? Em đi khám cho tiện chứ dịch dã này đi bệnh viện sợ cũng đông lại phải chờ =))

    1. Tống Thúy Lan says: Trả lời

      ở chỗ Nguyễn Khánh Toàn có Trung Tâm ViDental Clinic đó, nếu mình nhớ ko nhầm. Lần trước mình đi dán sứ ở đó bác sĩ thăm khám nhiệt tình lắm, thiết bị hiện đại mà giá cả phải chăng. Dịch vụ phục vụ cũng khá ổn áp. Đợt đó đi khá thấy ở đó khá cho các bé nhiều lắm. Bạn cho bé qua đó khám thử xem.

    2. Gia Hân says: Trả lời

      Chị có địa chỉ cụ thể hay có số điện thoại ko chị?

    3. Ngọc Ngọc says: Trả lời

      Bạn lên gg gõ Trung Tâm ViDental Clinic là nó ra ý. Hoặc ko thì bạn gọi qua số 0989 624 446 này xem nè. Đợt vừa rồi mình muốn đi bọc răng sứ nhưng ko biết làm loại nào tốt nên gọi qua số này tư vấn onl thôi chứ ko đến khám trực tiếp. Nhưng mà các bác sĩ vẫn tư vấn hết mình luôn mỗi tội chưa có thời gian đi làm răng.

  4. Trần Minh Đức says: Trả lời

    Do tính chất công việc áp lực nên mình hay hút thuốc, lâu dần thành thói quen khó bỏ. Đợt vừa rồi lợi bị sưng đỏ trong thời gian dài nhưng mình chưa đi khám, không biết có sao không?

    1. Linh Vũ says: Trả lời

      hình như đúng là anh bị viêm lợi rồi á. Có mấy thuốc này trị viêm lợi hiệu quả lắm nè, anh xem thử r tham khảo thêm xem. https://viennhakhoathammy.com//thuoc-chua-viem-loi-702.html. Nếu mà để chắc chắn an toàn hơn thì anh cứ đi khám là chắc ăn nhất.

    2. Lê Văn Nghĩa says: Trả lời

      Ông dùng thử Nha Chu tán đi. Tôi bị giống ông mà dùng nha chu tán có mấy ngày là khỏi. Trước vợ tôi chẳng biết nghe bạn bè giới thiệu ở đâu xong mua về cho tôi dùng, mới đầu nhất quyết không dùng nhưng mà bả cứ lèo nhèo mãi nên dùng thử. Ko ngờ hiệu quả thật.

    3. Nguyệt Trần says: Trả lời

      Anh chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng và bớt hút thuốc lại anh ạ. Chịu khó xúc miệng nước muối sáng tối trước khi đi ngủ, đánh răng thường xuyên để đảm bảo làm sạch mảng bám trên răng. Anh tham khảo thêm các cách chữa viêm lợi tại nhà ở đây nè

  5. Lê Bảo Bình says: Trả lời

    Nha Chu tán chắc không phải là thuốc tây đâu đúng ko mn? Mình hơi không thích uống thuốc tây cho lắm vì nó nhiều tác dụng phụ, nhất là kháng sinh, dùng về lâu về dài sợ bệnh nọ dây sang bệnh kia mất.

    1. Trung Tâm ViDental Clinic says: Trả lời

      Chào bạn! Nha Chu tán là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên dù bạn có sử dụng trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Các thành phần trong thuốc đều là các loại thảo dược thiên nhiên, có khả năng điều trị và phòng ngừa hiệu quả các nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng, nắm lưỡi,… an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Nếu bạn cần tư vấn thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0989 624 446 hoặc tới địa chỉ
      Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
      để được thăm khám trực tiếp nhé. Cảm ơn bạn!

  6. Phạm Minh Hiếu says: Trả lời

    Mọi người cứ làm quá lên thế nhỉ? Tôi thấy cái này cứ để vài ngày là khỏi mà. Thỉnh thoảng tôi cũng bị chảy máu chân răng hoặc sưng lợi. Cứ đánh răng đều qua 1 – 2 ngày là nó tự động khỏi luôn, có phải thăm khám thuốc thang gì đâu!

    1. Vũ Thu Hoài says: Trả lời

      Thế là ko được rồi bác ơi. Bác mà chủ quan như vậy rồi có ngày nó biến nặng là đi luôn hàm răng đấy. Rồi lúc về già mới thấy hối hận đấy bác.

    2. Trung Tâm ViDental Clinic says: Trả lời

      Chào bạn! Những trường hợp mới bị triệu chứng nhẹ như bạn nếu không điều trị kịp thời thì sẽ biến năng và gây ra nhiều hậu quả không lường trước được. Trường hợp mới bị các triệu chứng nhẹ như sưng đỏ, chảy máu chân răng nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm lợi nặng hơn nữa thì tiến triển đến bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu).
      Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn nhiều thậm chí còn dẫn đến tình trạng mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể. Một số công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nha chu làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh phổi. Phụ nữ có thai bị viêm lợi có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh thấp hơn là phụ nữ có nướu răng khỏe mạnh.
      Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh nha chu và các nhiễm khuẩn khác, đặc biệt nhiễm khuẩn ở miệng khiến khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn. Nếu bạn bị viêm lợi nặng và phổi có vấn đề, hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi còn có thể dẫn đến viêm phổi. Chúng ta không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào trong cơ thể đâu ạ.

    3. Trần Lê Việt Mỹ says: Trả lời

      Mình thấy bác sĩ nói đúng đấy ạ. Bạn nên đi khám rồi điều trị cẩn thận không đến lúc bệnh trở nặng rồi lại hối không kịp, chữa còn mất nhiều hơn đấy ạ. Với cả giờ đi khám răng ở mấy phòng khám nha khoa đều miễn phí cả, mình cứ đi khám để bốc thuốc đúng bệnh chứ đừng chủ quan bạn ạ.

    4. Tình says: Trả lời

      Trời! Sao lại có người có suy nghĩ coi thường sức khỏe vậy nhỉ? Bây giờ đến trẻ con nó còn biết đau thì phải nói để mà khám chữa bệnh mà sao lại có người có cái tư tưởng hời hợt với bản thân vậy chứ.

  7. Ngọc Hà says: Trả lời

    Có thật là sản phẩm từ thảo dược tự nhiên ko ạ? Nghe cứ như mấy ông bán thuốc đông y đa cấp ý. Khó tin quá

    1. Bùi Việt Hằng says: Trả lời

      Mình có dùng qua sản phẩm này rồi, dùng cả dạng bột và dạng cao. Nói chung là mỗi dạng có một công dụng khác nhau nhưng mình đảm bảo dùng hiệu quả lắm. Các thành phần trong thuốc đúng là thảo dược thiên nhiên thật. Nếu ko thích dùng đông y thì bạn có thể dùng một số loại như Emofluor Gel, Naphacogyl,… Mình là mình ngại dùng thuốc Tây nên cảm thấy Nha Chu tán ok nhất. Còn nếu bạn ko tin thì đi khám trực tiếp ở bệnh viện cho chắc cũng được.

    2. Trung Tâm ViDental Clinic says: Trả lời

      Chào bạn! Nha Chu tán là bài thuốc đông y được xuất xứ từ tục nhuộm răng đen của người dân tộc Lự được các bác sĩ, chuyên gia của Trung tâm NC & UD Thuốc Dân Tộc nghiên cứu và bào chế. Nha Chu tán sử dụng những thành phần hoàn toàn tự nhiên như Bách quán, Hoàng đằng, rễ cây mật gấu, ô long vĩ,… và nhiều thành phần tự nhiên khác làm nguyên liệu chính nên hoàn toàn vô hại với sức khỏe của người sử dụng. Sản phẩm đã được rất nhiều khách hàng sử dụng và đánh giá tốt về hiệu quả cũng như độ an toàn nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.

  8. Văn Lê Ngọc Anh says: Trả lời

    Mình có dùng Nha Chu tán một thời gian và cảm thấy đây là một bài thuốc đáng giá để mọi người thử một lần đấy ạ. Nhất là đối với những ai đang bị viêm lợi. Vì đây là thuốc đông y nên rất lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Thuốc có 2 dạng là dạng bột và dạng cao. Theo cá nhân mình cảm nhận thì mình thích dạng cao bôi hơn vì nó dễ sử dụng mà không bị vung vãi ra ngoài như dạng bột.

    1. Trần Như Phương says: Trả lời

      Như em thì lại thích dùng dạng bột hơn. Chắc do sở thích của mỗi người thôi chứ em là em thấy mỗi loại có một công dụng riêng. Loại nào cũng tốt chị ạ.

    2. Tâm Lê says: Trả lời

      C dùng dạng bột có bị khó chịu không c? Tại em nghĩ dạng bột thì nó sẽ khó sử dụng hơn dạng cao ý. Dạng bột không có độ bám dính lúc mà mình dùng thì có phải chấm nước xong mới bôi ko hay là cứ thế đổ trực tiếp vào chỗ bị sưng?

    3. Trần Như Phương says: Trả lời

      Mình thì thấy dạng bột bình thường. Em chấm đầu tăm bông vào thuốc rồi chấm lên chỗ bị viêm, cẩn thận một chút là được mà, cũng dễ dùng mà không bị rơi vãi gì đâu.

    4. Tâm Lê says: Trả lời

      Cái này thì có mỗi thuốc bôi thôi hả c? Có kèm theo thuốc uống hay gì ko ạ?

    5. Trần Như Phương says: Trả lời

      Thuốc này đi theo bộ em ạ. Một bộ gồm có thuốc bôi (dạng bột hoặc cao bôi) và nước súc miệng. Thuốc dạng bột thì cứ bôi ngày 3 lần, còn nước súc miệng thì ngày 2 lần. Đặc biệt là nước súc miệng này uống được nêu cho trẻ nhỏ sử dụng cũng không sao cả đâu em ạ.

    6. Tâm Lê says: Trả lời

      Nghe có vẻ an toàn ghê á c. Nhưng mà thôi chắc em cứ đi khám cho chắc chứ lỡ mà không phải viêm lợi mà cứ dùng lung tung thì chết.

  9. Thanh Thảo says: Trả lời

    Mọi người cho em hỏi là em cứ bị viêm lợi mặc dù không ăn đồ nóng với đánh răng cũng rất kĩ í. H làm xong trị nó đây mng chứ em khó chịu quá huhu

    1. Sam Sam says: Trả lời

      Vừa r bị viêm lợi mình đi lấy cao răng là hết . Do cao răng nhìu quá nó viêm . Hoặc do thiếu chất uống vitamin C vô

  10. Trần Ngọc Ánh Duyên says: Trả lời

    Có ai biết cách trị viêm răng lợi k ak.con e 7t bị viêm lợi k ăn uống dk j cả

    1. Nguyễn Hồng Hạnh says: Trả lời

      mom đưa con đi nha khoa đi bs kê thuốc cho, về chịu khó dậy con vệ sinh cẩn thận kết hợp ngậm men vi sinh vào ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi,… bảo vệ răng cho con chứ ko đến lúc sâu sún hỏng răng thương lắm mom ạ

    2. Trần Ngọc Ánh Duyên says: Trả lời

      À e có nghe loại thuốc Nha Chu Tán cũng giúp trị viêm lợi. Hồi trước ng nhà e có dùng mà họ là ng lớn, k biết ai rành về sp này thì trẻ con xài đc k ak???

    3. Nguyễn Hồng Hạnh says: Trả lời

      Nhà mình ai cũng xài nc xúc miệng ấy cả. Trẻ con trên 5t là dùng đc r, bé nhà mình xài là do cháu bị sâu răng, cũng xài sp ấy đc lun. Thuốc ấy nhìu công dụng lắm

  11. Ánh Phạm says: Trả lời

    Bé em 19m bị viêm lợi . Dùng kháng sinh không đỡ phải làm sao đây ạ 😤😤😤

    1. Trần Thảo Nhi says: Trả lời

      Bé nhà mới 19m thì Bạn chịu khó rửa nước muối sinh lý vệ sinh cho con nhiều vào con mình cũng bị viêm nướu mà đi khám uống thuốc xót ruột nên mình vệ sinh đều và đã khỏi . Chứ nếu dùng thuốc thì bây giờ toàn là thuốc từ 5-6 t trở lên thôi

  12. Yến Ngọc Lê says: Trả lời

    Mọi người cho em xin tips chữa viêm lợi khi đang lắp răng sứ vs ạ

    1. Nguyễn Nhung says: Trả lời

      nên qua nha khoa để bs điều trị cho, nếu bạn ở HN qua chỗ Trung Tâm ViDental Clinic mà thăm khám bạn à.

    2. Yến Ngọc Lê says: Trả lời

      Mình đang ở HN đấy bạn, mà sao nên ghé qua nha khoa ấy thế, bộ viện đấy làm tốt hay deal rẻ ạ?

      1. Nguyễn Nhung says: Trả lời

        Mình là khách quen của viện ấy luôn đấy. Ở đó tuy k quá rẻ nhưng mình thấy chất lượng và dịch vụ rất oke nên mình khuyên nếu có ở HN thì qua đấy. Còn nếu bạn sợ thì cho bạn coi viện ấy đc lên báo luôn đấy:

  13. Linh Nguyễn says: Trả lời

    Em bi viem loi 2 rang su kha nang loi bi sung do va tut nuou, bac si cat di phan loi viem va khau lai . Gio loi van do khong con sung va nhut nhu luc dau , bac si khong chi dinh thao rang su cu ma chi noi ve boi thuoc va doi lanh. Ma em thay mn hau nhu ai bi viem loi cung phai lam lai rang moi, de im rang cu vay co on khong a

    1. Tấn Đạt says: Trả lời

      Bs tư vấn vậy đúng rồi đấy em. Phải cắt bõ răng cũ. Tháo trống để lợi lành lại rồi phục hình mới lại thôi.

    2. Linh Nguyễn says: Trả lời

      Dạ vâng chắc e phải nghe theo lời bs , cơ mà sau khi tháo răng cũ thì để hết viêm lợi còn phải bôi thuốc j nữa đấy . K biết mn có ai biết thuốc nào đc k???

    3. Tấn Đạt says: Trả lời

      Mới bỏ răng cũ thì nếu đc thì nên xài các thuốc đến từ tự nhiên chứ đừng mua các loại thuốc tây, cũng đc nhưng hơi nguy hiểm. Có loại Nha Chu Tán làm từ dược liệu thiên nhiên lành tính lắm, nhà c hay xài em mua dùng thử xem sao.

  14. Phú Thành says: Trả lời

    Mn ơi tình trạng răng e giờ như thế này, cô chú gần nhà bảo e bị viêm lợi, k biết vậy có đúng k? Giờ e k biết làm sao đau nhức quá:(((:

    1. Nguyễn Ngọc Hải Nam says: Trả lời

      Cái này là viêm lợi trùng răng khôn r, bạn phải ra nha khoa càng sớm càng tốt để họ có biện pháp phuf hợp cho bạn, chứ để riết nguy hiểm lắm

    2. Phú Thành says: Trả lời

      Khổ thật đấy, e thấy xung quanh khu nhà e nhìu nha khoa lắm. E cũng vừa chuyển tới, ai có biết khu Q9, TPHCM có nha khoa nào làm ăn đc k?

      1. Quốc Long says: Trả lời

        Chỗ đó có 2 nha khoa mình hay ghé qua là Ngọc Anh vs Vidental, mình thấy viện nào làm ăn cũng ok lắm

  15. Phạm Duy says: Trả lời

    Em xit tam nuoc ma bi chay mau chan rang voi kho chiu la bi viem loi roi phai khong a? Gio em co nen dung khong a, hay phai chua nuou cho khoe moi dung duoc vay a?

    1. Trương Sơn says: Trả lời

      nếu bạn mới dùng tăm nước mà bị chảy máu thì ko sao đâu ạ, do nướu mình chưa quen với áp lực nước nên mới vạy thôi. khoảng 1 tuần sau quen là hết chảy máu bạn ạ. Còn nếu bạn dùng lâu rồi mà vẫn luôn bị chảy máu thì rất có khả năng bạn bị viêm nướu đấy

    2. Hoàng Nguyên says: Trả lời

      Hay ra nk khám đi bạn, chứ dùng tăm mà chảy máu vậy hoài thấy ghê lắm. k cần lo đâu nếu mình có bị viêm lợi thì chỉ cần làm theo lời bs r ún thuốc thôi là đỡ

  16. Nguyễn Mạnh Cường says: Trả lời

    E làm răng dc hơn 3 năm , năm đầu ok , 2 năm nay nó viêm lợi ntn có khi lợi kẽ răng tách hẳn rA . Ngủ dậy chảy máu chân răng . Ăn uống cũng thế .

    1. Lu Thu Huyền 85 says: Trả lời

      Bạn hỏi nha khoa chỗ bạn làm trường hợp này là sao để họ giải quyết. Còn nếu k đc thì bạn ra nha khoa khác mà làm. Hỏi bs cách chữa trị, đồng thời súc miệng, vệ sinh răng để đỡ nha bạn

  17. Lê Huy says: Trả lời

    Cho mình xin chút review về bộ sp nha chu tán đi ạ? Đang phân vân k biết mua hay k bởi giá cũng hơi chát

    1. Lộc Lê says: Trả lời

      Nhà mình xài bộ ấy đc 3 năm r, con hay chk j đều phái cả nên bạn yên tâm nhá. Cái đó giúp bảo vệ răng miệng dữ lắm, do chiết suất từ thiên nhiên nên ít gây dị ứng hay triệu chứng nào cả:))) À mình có lưu cái link này nói về các khách hàng đã sd sp này review lại ấy, bạn xem thử sao ha:

  18. Mai Linh Chi says: Trả lời

    Có cách nào trị viêm lợi mà k dùng thuốc đc k ? Cách nào mà tự nhiên càng tốt e bị dị ứng mấy loại thuốc tây

    1. Khuyết Hoa says: Trả lời

      Bé nhà mình hồi trước cũng bị viêm lợi nhưng còn nhỏ nên mình chỉ dám cho bé súc miệng nc muối, lâu lâu có dùng dầu dừa trét lên chỗ viêm, r vệ sinh k để thức ăn bám trên răng trẻ là tự động tháng sau bé hết liền đấy

    2. Trương Thịnh says: Trả lời

      Tui có bị như này…đã khỏi…tui ngậm rượu cau mẹ tự ngâm tại nhà (ngậm nửa chén 15p trong miệng hết time nhổ đi xúc miệng, từ tối hôm trước sáng hôm sau khỏi) bạn xem nhà ai có rượu cau ngâm xin một ít ngậm nha

    3. Việt Hoàng says: Trả lời

      b uống nước cam, mua kẹo C ngoài hiệu thuốc ăn. Nói chung chăm bổ sung vitamin C với hạn chế ớt, nước mắm nhé.

    4. Hải Đăng says: Trả lời

      Bị viêm lợi thì mình nên ăn các món có chứa gừng hoặc uống trà vào mỗi buổi sáng hay tối đều hiệu quả lắm đấy. Nhà mình toàn xài vậy thôi chứ có dùng thuốc men j đâu:) À mà còn nhìu tips nữa, bạn nào cần thì mình để ở đây cho nha:

  19. Hoài Đăng says: Trả lời

    Xin lỗi m.n ảnh hơi ghê, nhưng dạo gần đây lợi mình hay bị chảy máu, nó cũng hơi đỏ đỏ lên nữa. Có phải mình bị viêm lợi không ạ? Và có cách nào cho dứt điểm k, mình nghe bảo viêm lợi hay bị dai dẳng. huhu

    1. Phan Linh says: Trả lời

      Thế là đang viêm lợi rồi đó b ạ, b đi lấy cao răng đi, kết hợp dùng nước súc miệng Nha Chu tán từ thiên nhiên cho an toàn với vệ sinh răng miệng kỹ vào

    2. Hoài Đăng says: Trả lời

      Vậy ạ, bạn cho mình xin hình chai súc miệng ấy vs . Vả lại cái đó mua ở đâu vậy bạn 🙁

      1. Phan Linh says: Trả lời

        Đây nè bạn, thuốc đó có 2 loại một cái là phổ thông màu xanh, còn cái còn lại là đặc biệt hiệu quả nhanh hơn nhưng mình xài cái màu xanh cũng ok lắm bạn. Thuốc này mình hay đặt online ở Trung Tâm ViDental Clinic ấy hoặc bạn cũng có thể đến viện mua cũng đc cho đỡ tiền ship h

  20. Lê Lộc says: Trả lời

    Cho em xin tip chữa viêm lợi vs hôi miệng ạ. Em không gặp vấn đề gì về tiêu hóa hay viêm họng hạt gì cả. Em có nên đi lấy cao răng không mọi người?

    1. Nguyễn Minh Đức says: Trả lời

      Nên đi lấy cao răng nha bạn với sử dụng penicillin v nè bạn tốt lắm nha. Nhưng mà cũng tùy ng hợp thuốc thôi thì ra hỏi bs coi thuốc mình chỉ xài đc k nha

    2. Thanh Đoàn says: Trả lời

      Tốt nhất bạn nên ra nha khoa hỏi bs ở đấy cho chắc, chứ đừng mua thuốc linh tinh. mà theo kinh nghiệm của mình thì nên đi lấy cao răng ha. Mấy cái viêm lợi này mệt lắm thôi thì bạn đọc post này để hỉu thêm về bệnh r đi thăm khám sớm nhé: https://viennhakhoathammy.com/viem-nuou-rang-su-6911.html

  21. Minh Lê says: Trả lời

    đợt dịch do bị chảy máu chân răng nên mua viên ngậm biogaia về ngậm. Ngậm đc 2 hộp r mà vẫn ko hết bị viêm nướu ạ. Có phải do e vệ sinh răng sai cách ko ạ? Mong mng giúp đỡ e cảm ơn nhiều ah

    1. Hoài Phương says: Trả lời

      Nếu k hết thì mình chuyển qua thuốc khác đi bạn, coi chừng thuốc ấy k phù hợp vs bạn r. Bạn nên hỏi bs xem nên mua thuốc nào, như mình thì hồi trước có khám tại Trung Tâm ViDental Clinic họ bảo mua bôn nha chu tán về là 1 tuần sao viêm lợi j khoẻ hết r

  22. Quỳnh Quỳnh says: Trả lời

    Các chị làm răng sứ có ai bị đỏ lợi chưa ạ? Bị đỏ lợi xong chảy máu chân răng như thế là bình thường ngậm nước muối là khỏi hay là phải đi khám ạ. E, thấy nhiều vụ nạo lợi quá nên hơi sợ ạ

    1. Thái Phạm says: Trả lời

      Mình làm răng sứ sau 2 năm r mà chưa bao giờ thấy đỏ lợi cả. Nguy hiểm thế thì bạn nên ghé nha khoa khám đi, tình trạng này chắc chỉ viêm lợi thôi chứ k đến nổi nạo lợi đâu nên cứ an tâm đu khám nhé. Để lâu k ăn uống đc j lại khổ

  23. Nguyễn Bảo says: Trả lời

    Hôm qua mình vừa đi lấy cao răng về mà sáng nay dậy cứ thấy răng bị ê buốt, kẽ răng rất khó chịu còn thêm cả hiện tượng chảy máu chân răng nữa là sao nhỉ? Không biết bao lâu thì mấy triệu chứng này hết vậy, nay mình uống miếng nước thôi mà nó cũng ê khủng khiếp.

    1. Danh Đạt says: Trả lời

      Chắc là mất mấy hôm thôi bạn. Bạn ngậm thêm nước muối cho đỡ ê buốt. Nếu đc thì dùng Nha Chu Tán dược liệu cho đỡ viêm và mảng bám mới nhé

    2. Nguyễn Bảo says: Trả lời

      À mình có nghe qua loại nha chu tán này r nè. Nhưng mà k phải cái này trị hôi miệng sao, mình có bị viêm lợi nhưng chưa thấy hôi miệng đâu

    3. Danh Đạt says: Trả lời

      thuốc này bữa mình bị viêm lợi khám tại Trung Tâm ViDental Clinic cái họ khuyên mình nên mua bộ này đấy, k chỉ trị hôi miệng mà còn giúp vệ sinh răng kĩ lắm. Cơ mà viêm lợi dễ dẫn đến hôi miệng lắm nên bạn tốt nhất cứ mua về dùng, nhìu tác dụng lắm, k bỏ phí đâu

  24. Nguyễn Đức Anh says: Trả lời

    Xin tips chữa chảy máu chân răng cho mẹ u50 ạ. Mẹ em hay dùng tăm nên các chân răng nó bị hở lúc ăn thức ăn rất dễ dắt vào với tụt lợi thành ra răng cứ lung lay. Sưng viêm thì cứ 2 tháng lại tái lại một lần. Bà cũng ngậm rượu, ngậm nước muối nhưng không đỡ.

    1. Trần Thế Anh says: Trả lời

      Bác nhà có tuổi r thì mình nên cho bác đi khám đi nhé. Kết hợp vs dùng thuốc trị viêm điều trị, nhưng tốt nhất do có tuổi nên mua mấy loại thuốc dược liệu như Detoxic hay Nha Chu Tán j đấy bạn nha. Vệ sinh răng miệng kĩ hơn nữa. Viêm lợi mà k trị dứt đ là cứ lặp lại hoài à

  25. Thư Nguyễn says: Trả lời

    Mấy tháng trước tớ bị viêm lợi, eo ôi nó đau sưng tấy kinh khủng phải lập tức ra Trung Tâm ViDental Clinic gần nhà khám liền. Khám thì họ kê cho mình bộ nha chu tán ấy, đubgs là tiền nào của nấy,giá hơi chát mà chất lượng, diện mạo đẹp lắm. Mình xài liên tục là hiệu quả sau nửa tháng hết đau lun. Bạn nào còn khổ sở bởi bệnh viêm lợi thì có thể tham khảo bộ này nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ê buốt răng sau khi trám
Thông Tin Chung Về Viêm Lợi Sưng Má Và Các Cách Điều Tri
Áp xe quanh chóp răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
nam-luoi-1 (3)
Áp xe răng số 7 và những điều cần biết
Áp xe nướu răng: nguyên nhân và cách điều trị
rơ lưỡi vcool
Răng mọc ngầm có gây nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị
Viêm nha chu mãn tính
sún răng
Xịt miệng là là phương pháp đắc lực giúp bạn có hơi thở tự tin khi giao tiếp.
Bạn đã biết quá trình sâu răng diễn ra như thế nào chưa?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309